Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hóa 11 Anken và Ankadien, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

62b9c18495f64ebecb60544c7738abc9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:22:59 | Được cập nhật: hôm qua lúc 12:26:30 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 394 | Lượt Download: 10 | File size: 0.033607 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ANKEN VÀ ANKAĐIEN

A. CÁC KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA BÀI ANKEN VÀ ANKAĐIEN

1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp - Phân biệt đặc điểm cấu tạo của Anken và Ankađien, CTTQ của chúng? - Đồng phân của ANKEN: có loại đồng phân nào? ( nói kĩ hơn về điều kiện để có đồng phân hình học. Phân biệt đồng phân cis với đồng phân trans). Áp dụng viết các đồng phân anken ứng với CTPT là C4H8 - Đồng phân ANKAĐIEN: có những loại đồng phân nào? Áp dụng viết đồng phân ankađien ứng với CTPT là C4H6 ? Cách phân loại Ankađien? - Danh pháp của ANKEN và ANKAĐIEN?( chú ý nắm chắc tên thay thế và tên thông thường)

2. Tính chất vật lý:

- Ở điều kiện thường: Trạng thái, màu sắc, tính tan của ANKEN và ANKAĐIEN?

3. Tính chất hóa học:

a. ANKEN: Trung tâm phản ứng là ở liên kết đôi( do liên kết pi kém bền gây ra)

Hs cần nắm và viết được: - Phản ứng cộng(cộng H2, Halogen, HX) - Phản ứng trùng hợp - Phản ứng oxihóa: phản ứng đốt cháy và phản ứng với dd KMnO4

b/ ANKAĐIEN(đề cập đến tính chất của ANKAĐIEN liên hợp)

Hs cần nắm và viết được: - Phản ứng cộng của buta-1,3- đien(cộng H2, Halogen, HX) (chú ý tỷ lệ chất đem lấy 1:1 hay 1:2; cộng kiểu 1,2 và cộng kiểu 1,4 => điều kiện xảy ra)

- Phản ứng trùng hợp: chủ yếu trùng hợp theo kiểu cộng 1,4 - Phản ứng oxihóa: phản ứng đốt cháy và phản ứng với dd KMnO4

4. Điều chế ANKEN và ANKAĐIEN: Cần phân biệt và viết được điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP PHẦN ANKEN & ANKAĐIEN: 40 câu

Phần biết

Câu 1: Hãy ghi chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: A. Anken là hiđrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C [ ] B. Anken là những hiđrocacbon có công thức phân tử là CnH2n [ ] C. Anken là những hiđrocacbon không no có công thức phân tử là CnH2n [ ] D. Anken là hiđrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C [ ]

E. Mọi anken đều có đồng phân hình học và đồng phân mạch cacbon [ ]

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Ankađien là hợp chất có 2 liên kết đôi trong phân tử

B. Ankađien là hiđrocacbon không no, mạch hở, phân tử chỉ có 2 liên kết pi

C. Ankađien là hiđrocacbon không no, mạch hở, phân tử chỉ có 2 liên kết đôi

D. Ankađien liên hợp là những ankađien có 2 liên kết đôi liền nhau trong phân tử

Câu 3: Buta-1,3-đien và isopren đều có tính chất hóa học giống nhau là do đều có:

A. Một liên kết đôi trong phân tử

B. Hai liên kết đôi liên tiếp trong phân tử

C. Hai liên kết đôi liên hợp trong phân tử

D. Cấu tạo mạch nhánh trong phân tử

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của anken giống ankan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử

B. Liên kết pi ở nối đôi của anken kém bền vững nên trong phản ứng dễ dàng bị đứt ra để tạo thành liên kết xích ma với các nguyên tử khác

C. Anken có khả năng làm mất màu dung dịch brom nên có thể dùng phản ứng để phân biệt ankan và anken

D. Anken có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

Câu 5: Cho isopren tác dụng với H2 có xúc tác Ni ở nhiệt độ cao tạo thành sản phẩm là:

A. isopentan B. isobutan C. pentan D. butan

Câu 6: Trưc nhng năm 50 ca thế k XX, công nghip tng hp hu cơ da trên nguyên liu chính là axetilen. Ngày nay, nh s phát trin vưt bc ca công ngh khai thác và chế biến du m, etilen tr thành nguyên liu r tin, tin li hơn nhiu so vi axetilen. Công thc phân t ca etilen là

A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.

Câu 7: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH3-CH=C(CH3)2

C. CH3-CH=CH-CH=CH2 D. CH2=CH-CH2-CH3 Câu 8: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A. (-CH2=CH2-)n . B. (-CH2-CH2-)n . C. (-CH=CH-)n . D. (-CH3-CH3-)n .

Câu 9: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây

là sản phẩm chính

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br C. CH3-CH2-CHBr-CH3

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CH2-CH2Br

Câu 10: Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 11: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của p/ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 12: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của p.ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 13: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là

A. (-CH2-C(CH3)-CH-CH2-)n . C. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n

B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n .

Câu 14: Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH­2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.

Câu 15: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là

A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10.

Câu 16: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?

A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 0,5 mol.

Phần hiểu

Câu 17: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.

Câu 18: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5

Câu 19: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là

A. 8. B. 7. C. 9. D. 5.

Câu 20. Trong các chất: propen (I); 2-metylbut-2-en (II); 3,4-đimetylhex-3-en (III); 3-cloprop-1-en (IV); 1,2-đicloeten (V), chất có đồng phân hình học là

A. I, V B. II, IV C. III, V D. I, II, III, IV

Câu 21: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 22: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm ?

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 23: Dẫn 0,224 lít khí etilen(đktc) sục vào 50 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Hiện tượng quan sát được sau thí nghiệm là:

A. Dung dịch thuốc tím nhạt màu, có khí thoát ra, có kết tủa màu nâu đen

B. Dung dịch thuốc tím nhạt màu, không có khí thoát ra, có kết tủa màu nâu đen

C. Dung dịch thuốc tím chuyển thành không màu, có khí thoát ra, có kết tủa nâu đen

D. Dung dịch thuốc tím không đổi màu, có khí thoát ra, có kết tủa nâu đen

Câu 24: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 25: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?

A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2. B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.

C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br. D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.

Câu 26: Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là

A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. 2-metylpenta-2,4-đien.

C. 4-metylpenta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.

Câu 27: Cho các chất: xiclobutan, metylxiclopropan, 1,2-đimetylxiclopropan, but-1-in, trans but-2-en, butađien, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi tác dụng với hiđro có thể tạo ra butan.

A. 4 B. 5 C. 7 D. 6

Câu 28. Cho các chất: isobutan, isobutilen, isopren, buta-1,3-đien, xiclopropan, xiclohexan. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Phần vận dụng

Câu 29: Cho anken X tác dụng với HCl thu được dẫn xuất Y duy nhất trong đó clo chiếm 38,38% về khối lượng. Vậy X là:

A. 2,3-đimetylbut-2-en B. isobutilen C. etilen D. but-2-en

Câu 30 : Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dd) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X pứ với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam ankađien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức nào sau đây là CTCT của X?

A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH2=CH-CH=CH-CH2

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 D. CH2=C=CH-CH3

Câu 32: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28g và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là

A. C4H8 B. C5H10 C. C3H6 D. C2H4

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dd HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là

A. CH2=CH2. B. (CH3)2C=C(CH3)2. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=CHCH3.

Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

A. 5,23. B. 3,25. C. 5,35. D. 10,46.

Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6 B. C3H6. C. C3H8. D. C3H4.

Câu 36: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho 11,2 lít hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 500 ml dung dịch Br2 0,4M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp X thu được 13,44 lít CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X, Y là

A. C2H6 và C3H6. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C4H8. D. C3H8 và C3H6.

Câu 38: Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (đktc) vào 250 ml dung dịch Br2 1M, ở đk thích hợp đến khi Br2 mất màu hoàn toàn thu hỗn hợp lỏng  X, trong đó khối lượng sản phẩm công 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng  1,2. Khối lượng sản phẩm cộng 1,2 trong X là:

A. 12,84 gam B. 16,05 gam C. 1,61 gam D. 6.42 gam

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm 10 ml hiđrocacbon X và 90 ml khí O2 trong khí nhiên kế rồi làm lạnh sản phẩm thấy còn lại 75 ml khí Y, dẫn khí Y qua dung dịch NaOH thấy còn 35 ml khí bị hấp thụ bởi photpho trắng( thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). CTPT của X là: A. C4H8 B. C4H6 C. C4H10 D. C5H8

Câu 40: Cho 8,96 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm 2 anken lội qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 16,8 gam. Công thức phân tử 2 anken là: A. C2H4 và C4H8 B. C3H6 và C4H8 C. C4H8 và C5H10 D. A và B đều đúng