Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hệ thống câu hỏi ôn tập giữa kì II môn Vật lí 10 chương trình cơ bản, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021.

ca6bb17c433c5b48c0d0018adc1e1509
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 5:53:39 | Được cập nhật: 2 giờ trước (15:20:57) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 553 | Lượt Download: 10 | File size: 0.3278 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ – LỚP 10- 2021 I. MƯC ĐỘ BIẾT Câu 1. Điều nào sau đây là SAI khi nói về động lượng ? A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng có đơn vị là kg.m/s2. C. Động lượng xác định bằng tích của khối lượng của vật và vectơ vận tốc của vật ấy. D. Trong hệ kín, động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn. Câu 2. Đơn vị của động lượng là A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s. Câu 2. Xét hệ gồm hai vật va chạm trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Biểu thức nào sau đây thể hiện sự bảo toàn động lượng của hệ :     A. m1v1  m2v2  m1.v1' + m2v2' . B. m1 (v1'  v1 )  m2 (v2  v2' ) .     C. m2 (v2'  v2 )  m1 (v1'  v1 ) .     D. m1v1  m2 v2'  m1v1'  m2 v2 . Câu 3. Véc tơ động lượng là véc tơ A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ. C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn. B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực. C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...). D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi. Câu 5. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu Câu 6. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập. Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng? A. Vận động viên dậm đà để nhảy. B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại C. Súng giật lùi sau khi bắn. D. Chuyển động của tên lửa. Câu 8. Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây? A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. B. Vật đang chuyển động tròn đều. C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Câu 9. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc ⃗ va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc ⃗ . Ta có hệ thức A. m1 ⃗ = (m1 + m2) ⃗ . B. m1 ⃗ = - m2 ⃗ C. m1 ⃗ = m2 ⃗ . D. m1 ⃗ = (m1 + m2) ⃗ . Câu 10. Sở dĩ khi bắn súng trường (quan sát hình ảnh) các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va chạm. C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng phản lực. Câu 11. Đơn vị của công trong hệ SI là A.W. B. mkg. C. J. D. N. Câu 12. Trong các yếu tố sau đây, Công của lực phụ thuộc vào các yếu tố nào ? I. Huớng và độ lớn của lực tác dụng.II. Quãng đường đi được.III. Hệ quy chiếu. A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. I, II, III. Câu 13. Đơn vị nào sau đây KHÔNG phải là đơn vị của công ? A. Jun (J). B. kilooátgiờ.(kWh). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn.mét (N.m). Câu 14. Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. D. giá trị công thực hiện được. Câu 15. Một vật thực hiện công khi A.giá của lực vuông góc với phương chuyển động. C.lực đó làm vật biến dạng. B.giá của lực song song với phương chuyển động. D. lực đó tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển dời. Câu 16. Lực F tác dụng vào một vật không sinh công khi A.cùng hướng chuyển động của vật. C. hợp với hướng chuyển động của vật góc lớn hơn 900. B. có tác dụng cản chuyển động của vật. D.vuông góc với chuyển động của vật. Câu 17. Công suất là đại lượng đo bằng A.lực tác dụng trong một đơn vị thời gian. C. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. B. công sinh ra trong thời gian vật chuyển động. D. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động. Câu 18. Chọn phát biểu sai?. Công suất của một lực A.là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. C. đo bằng N.m/s . B. đo tốc độ sinh công của lực đó. D. là công lực đó thực hiện trên quãng đường 1m. Câu 19. Kilô óat giờ là đơn vị của A. hiệu suất. B. công suất. C. động lượng. Câu 20. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. Oát (W). B. Kilôoat (KW). C. Kilôoat giờ (KWh). Câu 21. Động năng là đại lượng A. vô hướng, luôn dương. C. véc tơ, luôn dương. D. công. D. Mã lực (HP). B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? A. J. B. kg. m2/s2. C. N. m. Câu 23. Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng véctơ vận tốc của vật A. gia tốc B. xung lượng C. động năng. D. động lượng D. N. s. Câu 24. Điều nào sau đây đúng khi nói về động năng? A. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động năng của một vật là một đại lượng vô hướng. C. Trong hệ kín, động năng của hệ được bảo toàn. D. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. Câu 25. Câu nào sau đây là sai?. Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D.chuyển động cong đều. Câu 26. Thế năng hấp dẫn là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Câu 27. Phát biểu nào sau đây sai? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi A. cùng là một dạng năng lượng. B. có dạng biểu thức khác nhau. C. đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. D. đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. Câu 28. Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi? A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật. C. Trong giới hạn đàn hồi, khi lò xo bị biến dạng càng nhiều thì hệ (vật +lò xo) có khả năng sinh công càng lớn. D. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng. Câu 29. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia một lò xo cố định. Khi lò xo nén lại một đoạn l  l  0  thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu? 1 1 1 1 2 2 B. k l . C.  k l . D.  k  l  . A. k  l  . 2 2 2 2 Câu 30. Động năng là đại lượng được xác định bằng : A. nửa tích khối lượng và vận tốc. B. tích khối lượng và bình phương một nửa vận tốc. C. tich khối lượng và bình phương vận tốc. D. tích khối lượng và một nửa bình phương vận tốc. Câu 31. Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào A. khối lượng của vật. B. vị trí đặt vật. C. vận tốc của vật. D. gia tốc trọng trường. Câu 32. Ở độ cao z, một viên bi được ném lên thẳng đứng với vận tốc vo. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào sau đây là SAI ? A. Cơ năng của vật tại vị trí bất kì bằng cơ năng của vật ở độ cao z. B. Tại vị trí cao nhất cơ năng của viên bi bằng thế năng của nó. C. Trong quá trình chuyển động của viên bi, động năng của nó luôn tăng, thế năng luôn giảm, nhưng tổng động năng và thế năng là một đại lượng bảo toàn. D. Khi viên bi chạm đất, toàn bộ thế năng của viên bi đã chuyển thành động năng. Câu 33. Một lò xo nhẹ đặt nằm ngang, một đầu cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Người ta kích thích để hệ chuyển động, khi lò xo dãn một đoạn x so với vị trí cân bằng thì vật có vận tốc v. Cơ năng của hệ tính bởi: A. m.v2 + x2 B. m.v2 + x2 C. m.v2 + x2 D. m.v2 + x2 Câu 34. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG với định luật bảo toàn cơ năng ? A. Trong một hệ kín thí cơ nằng của mối vật trong hệ được bảo toàn. B. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn. Câu 35. Từ độ cao h người ta ném thẳng đứng hướng xuống một vật với vận tốc đầu v . bỏ qua tác dụng cản trở của môi trường. Định luật bảo toàn cơ năng được áp dụng cho vị trí ném và vị trí chạm đất. ( chọn gốc thế năng tại mặt đất) A. mgh + m.v2= m.v2đất B. mgh = m.v2đất C. D. m.v2= m.v2đất mgh + m.v2=m.v2đất Câu 36. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A.chuyển động không ngừng. B. giữa các phân tử có khoảng cách. C. có lúc đứng yên có lúc chuyển động. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 37. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích ? A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối. Câu 38. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí? A.chuyển động hỗn loạn. B. chuyển động không ngừng. C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. chuyển độn g hỗn loạn xung quanh vị trí cân bằng cố định. Câu 39. Hệ thức nào sau đây phù hợp với phương trình trạng thái khí lý tưởng ? A. P1.T1 V1T2  P2 V2 B. P1.T2 V2T1  P2 V1 C. P1.T2 V1T1  P2 V2 D. P1.V2 P2T1  T2 V1 Câu 40. Các tính chất nào sau đây là của phân tử chất khí? A. Dao động quanh vị trí cân bằng. B. Luôn luôn tương tác với các phân tử khác. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. D. Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động. Câu 41. Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Là khí mà thể tích của các phân tử khí có thể bỏ qua. B. Khi va chạm vào thành bình gây nên áp suất. C. Là khí mà các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua. Câu 42. Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 43. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình ? A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng. C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động. D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình. Câu 44. Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, khi nhiệt độ không đổi thì áp suất A. tỉ lệ nghịch với thể tích. B. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích. C. tỉ lệ thuận với thể tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích. Câu 45. Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng kéo dài qua O. C. đường thẳng song song trục OT. B. đường cong hyperbol. D. đường thẳng song song trục Op. Câu 46. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Đun nóng không khí trong một bình kín. B. Đun nóng không khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pit tông chuyển động. C. Cả ba quá trình trên đều không phải đẳng quá trình. D. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng nở ra làm căng bóng. Câu 47. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt ? A. p1V2 = p2V1. B. p/V = hằng số. C. pV = hằng số. D. V/p = hằng số. Câu 48. Hệ thức nào dưới đây không phù hợp với nội dung định luật Sác-lơ? A. p/T = hằng số. B. p ∼ 1/T. C. p ∼ T. D. p1/T1 = p2/T2 Câu 49. Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác-lơ ? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một xilanh kín. D. Đun nóng khí trong một xilanh hở. Câu 50. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? A. pV/T = hằng số. B. p1V1  p2V2 . C. pV ∼ T. D. pT/V = hằng số. Câu 51. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp? A. V/T = hằng số. B. V ∼ 1/T. C. V ∼ T. D. V1/T1 = V2/T2. Câu 52. Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. nhiệt độ tăng, thể tích tăng. B. nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. C. nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. nhiệt độ không đổi, thể tích giảm. Câu 53. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí ? A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ. B. Do chất khí thường có thể tích lớn. C. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình. D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín. Câu 54. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG với nội dung định luật Bôilơ - Mariốt ? A. Trong quá trình đẳng áp, ở nhiệt độ không đổi, tích áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. B. Trong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V cả một lượng khí xác định là một hằng số. C. Trong quá trính đẳng nhiệt, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V cả một lượng khí xác định là một hằng số. D. Trong mọi quá trình, , tích của áp suất p và thể tích V cả một lượng khí xác định là một hằng số. Câu 55. For Boyle's law to hold the gas should be A. Perfect and of constant mass and temperature B. Real and of constant mass and temperature C. Perfect and at constant temperature but variable mass D. Real and at constant temperature but variable mass 2 Câu 56: A body of mass m is moving in a circle of radius r with a constant speed v. The force on the body is mv r and is directed towards the centre. What is the work done by this force in moving the body over half the circumference of the circle mv 2 A.  .r 2 B.Zero mv 2 C. 2 r D.  .r 2 mv 2 Câu 57: A man pushes a wall and fails to displace it. He does A.Negative work B.Positive but not maximum work C.No work at all D.Maximum work Câu 58: In which thermodynamic process, volume remains same A.Isobaric B. Isothermal C.Isochoric D.none of these. Câu 59.Which of the following is a unit of energy A. J B.W C.Hp D. N/m Câu 60. If the stone is thrown up vertically and return to ground, its potential energy is maximum A. During the upward journey B. At the maximum height C. During the return journey D. At the bottom 1 2 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 B B B D D B D A A A D C A C B D D C D 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 C B D C B B B C A A D C C A B A C B D 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 C D B A A D A C B C D B C C C A B C C 60 B II. 19 D 39 D 59 A MỨC ĐỘ HIỂU  Câu 1. Khi lực F (không đổi) tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn t thì biểu thức nào sau đây là xung  của lực F trong khoảng thời gian t ?  A. F .t .  F B. . t t F C.  D. F.t. Câu 2. Cho hệ 2 vật có động lượng lần lượt là 1 kgm/s và 2 kgm/s.Khi vectơ vận tốc của hai vật cùng hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn : A. p = 1kg.m.s-1. B. p = 3kg.m.s-1. C. p = 2kg.m.s-1. D. 5kgm/s. Câu 3. Xét một hệ gồm súng và viên đạn nằm trong nòng súng. Khi viên đạn bắn đi với vận tốc v thì súng giất lùi với vận tốc V . Giả sử động lượng của hệ được bảo toàn thì nhận xét nào sau đây là đúng ? A. V có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. B. V cùng phương và ngược chiều với v . C. V cùng phương và cùng chiều với v . D. V cùng phương cùng chiều với v , có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. Câu 4. Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 10m trong thời gian 0,5 phút là : A. 220W. B. 33,3W. C. 3,33W. D. 0,5kW. Câu 5. Một học sinh đẩy một hòn đá với một lực 100N trong 20 giây. Nếu hòn đá không chuyển động thì công của học sinh thực hiện là : A. 250J. B. 215J. C. 35J. D. 0J. Câu 6. Động năng của vật tăng khi : A. Vận tốc của vật v > 0 B. Gia tốc của vật a > 0 C. Gia tốc của vật tăng D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương Câu 7.Khi khối lượng của một vật giảm một nửa và vận tốc của nó tăng lên gấp đôi thì động năng của vật sẽ A. tăng gấp 8. B. tăng gấp 4. C. tăng gấp 2. D. không đổi. Câu 8. Một thùng hàng có khối lượng 400kg được nâng từ mặt đất lên độ cao 2,2m. Thế năng của thùng hàng tại độ cao 2,2 lần lượt là : A. 8800J . B. 5600J . C. 560J . D. 880J . Câu 9. Tác dụng một lực F vào lò xo có độ cứng k= 200N/m theo phương trục của lò xo thì lò xo dãn 2,8cm. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng, thế năng đàn hồi có giá trị là : A. 0,1568J. B. 0,0784J. C. 2,8J. D. 5,6J. Câu 10. Ở độ cao ho = 20m một vật khối lượng 1kg được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu vo = 10m/s. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí, chon gốc thế năng ở mặt đất. Cơ năng của vật bằng A. 250J. B. 125J. C. 25J. D. 35J. Câu 11.. Trong quá trình đẳng nhiệt thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất P của khí: A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Không đổi Câu 12. Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 320C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng: A. 970C B. 6520C C. 15520C D. 1320C T Câu 13. Cùng một khối lượng khí đựng trong 3 bình kín có thể tích khác V2 nhau, đồ thị thay đổi áp suất theo nhiệt độ của 3 khối khí ở 3 bình được mô tả như hình vẽ. Quan hệ về thể tích của 3 bình đó là: A. V3 > V2 > V1 B. V3 = V2 = V1 V1 V3 0 C. V3 < V2 < V1 p D. V3 ≥ V2 ≥ V1 Câu 14. Hai vật chuyển động cùng phương, ngược chiều với động lương P1 và P2. Động lượng P của hệ xác định bởi biểu thức A. p  p12  p22 B. p  p1  p2 C. p  p1  p2 D. p  p1 .p2 Câu 15. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào bức tường và bật trở lại với cùng một vận tốc. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng ban đầu đến đập vào tường. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là A. m.v. B. –m.v. C. 2mv. D. - 2m.v. Câu 16. Biểu thức p  p12  p22 là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp A. hai véctơ vận tốc cùng hướng. B. hai véctơ vận tốc cùng phương ngược chiều. C. hai véctơ vận tốc vuông góc với nhau. D. hai véctơ vận tốc hợp với nhau một góc 600. Câu 17. Một chiếc xe khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì tài xế hãm phanh làm xe chuyển động chậm lại với vận tốc v’. Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì độ biến thiên động lượng của xe là A. m(v+v’) B. m(v-v’) C. m(v’-v) D. (v-v’) Câu 18. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? A. Wd  p2 . 2m B. Wd  p . 2m C. Wd  2m . p2 2 D. Wd  2mp . Câu 19. Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D. 10 km/h. Câu 20. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 21. Một viên đạn có khối lượng 20 g bay theo phương ngang với vận tốc 200 m/s xuyên qua tấm gỗ dày. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 50 m/s. Độ biến thiên động năng của viên đạn bằng A.375 J. B. 375000 J. C. 750 J. D. 750000 J. Câu 22.Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần Câu 23. Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá trình A. Đẳng tích B. đẳng áp C. đẳng nhiệt D. bất kì không phải đẳng quá trình Câu 24. Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào sau đây ? A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt Câu 25. Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C thì áp suất trong bình sẽ A. Có thể tăng hoặc giảm B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ. D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ. Câu 26. Đốt nóng một lượng khí chứa trong một bình kín gần như không nở vì nhiệt sao cho nhiệt độ tuyệt đối của khí tăng lên 1,5 lần. Khi đó áp suất của khí trong bình A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 1,5 lần. D. giảm đi 1,5 lần. Câu 27. Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào? V A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt. p (2) 0 2p 0 B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt. (1) C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt. p0 (3) D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt. 0 T T Câu 28. Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ bên. Mô tả nào sau đây về hai quá trình0 đó là đúng? A. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp p 3 2 B. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp p2 C. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt p1 D. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt. 1 T V O (3) (2) T1 T2 Câu 29. Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Gọi (1-2) là quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2; (2-3) là quá trình biến đổi từ trạng thái 2 (1) T O sang trạng thái 3; (3-1) là quá trình biến đổi từ trạng thái 3 sang trạng thái 1. Chọn phương án đúng? A. (1-2) nén đẳng áp; (2-3) làm nóng đẳng tích; (3-1) dãn đẳng nhiệt. B. (1-2) dãn đẳng áp; (2-3) làm nóng đẳng tích; (3-1) nén đẳng nhiệt. C. (1-2) nén đẳng áp; (2-3) làm lạnh đẳng tích; (3-1) dãn đẳng nhiệt. D.(1-2) dãn đẳng áp; (2-3) làm lạnh đẳng tích; (3-1) nén đẳng nhiệt. Câu 30. Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Gọi (1-2) là quá trình biến p đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2; (2-3) là quá trình biến đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái (1) 3; (3-1) là quá trình biến đổi từ trạng thái 3 sang trạng thái 1. Chọn phương án đúng? A. (1-2) dãn đẳng áp; (2-3) làm nóng đẳng tích; (3-1) dãn đẳng nhiệt. B. (1-2) nén đẳng áp; (2-3) làm lạnh đẳng tích; (3-1) nén đẳng nhiệt. C. (1-2) dãn đẳng áp; (2-3) làm lạnh đẳng tích; (3-1) nén đẳng nhiệt. O D.(1-2) nén đẳng áp; (2-3) làm nóng đẳng tích; (3-1) dãn đẳng nhiệt. Câu 31. If the unit of force and length each be increased by four times, then the unit of energy is increased by A. 16 times B. 8 times C. 2 times D. 4 times Câu 32. A body of mass 10 kg is dropped to the ground from a height of 10 metres. The work done by the gravitational force is (g  9.8 m / sec 2 ) (2) (3) V A. – 490 Joules B.+ 490 Joules C. – 980 Joules D. + 980 Joules Câu 33. A body moves a distance of 10 m along a straight line under the action of a force of 5 N. If the work done is 25 joules, the angle which the force makes with the direction of motion of the body is A.0 B.30 C.60 D.90 Câu 34. A particle is acted upon by a force of constant magnitude which is always perpendicular to the velocity of the particle, the motion of the particle takes place in a plane. It follows that A. Its velocity is constant B. Its acceleration is constant C. Its kinetic energy is constant D. It moves in a straight line Câu 35. Two bodies of masses 1 kg and 5 kg are dropped gently from the top of a tower. At a point 20 cm from the ground, both the bodies will have the same A.Momentum B.Kinetic energy C.Velocity D.Total energy Câu 36. Two bodies of masses m1 and m 2 have equal kinetic energies. If p1 and p 2 are their respective momentum, then ratio p1 : p 2 is equal to 2 2 B. m2 : m1 C. m1 : m 2 D. m1 : m2 A. m1 : m2 Câu 37. Two bodies A and B having masses in the ratio of 3 : 1 possess the same kinetic energy. The ratio of their linear momenta is then A.3 : 1 B.9 : 1 C.1 : 1 D. 3 : 1 Câu 38. A 0.5 kg ball is thrown up with an initial speed 14 m/s and reaches a maximum height of 8.0m. How much energy is dissipated by air drag acting on the ball during the ascent.g=9,8m/s2 A.19,6 Joule. B. 4,9 Joule. C. 10 Joule. D. 9,8 Joule. o Câu 39. An ideal gas has volume V0 at 27 C. It is heated at constant pressure so that its volume becomes 2 V0 . The final temperature is A.540C B.32,6OC C. 327OC D.150 K Câu 40. If 300 ml of a gas at 27 o C is cooled to 7 o C at constant pressure, then its final volume will be A.540 ml B.350 ml C.280 ml D.135 ml 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B B B D D C A B A A B C C D C C A B C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A A B B C C B B D C A D C B C C D D C C III. MƯC ĐỘ VÂN DỤNG Câu 1. Một hòn bi khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm vào hòn bi có khối lượng 4kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyến động cùng vần tốc. Xác định vận tốc của hai viên bi sau va chạm? ĐS: 1m/s Câu 2. Một người công nhân có khối lượng 60kg nhảy ra từ một chiếc xe gòng có khối lượng 100kg đang chạy theo phưong ngang với vận tốc 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là 4m/s. Tính vận tốc của xe sau khi người công nhân nhảy cùng chiều với xe. ĐS: 0,6m/s Câu 3. Một người công nhân có khối lượng 60kg nhảy ra từ một chiếc xe gòng có khối lượng 100kg đang chạy theo phưong ngang với vận tốc 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là 4m/s. Tính vận tốc của xe sau khi người công nhân nhảy ngược chiều với xe. ĐS: 5,4 m/s Câu 4. Cho một vật khối lượng m1 đang chuyển động với với vận tốc 5m/s đến va chạm với vật hai có khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc lm/s, hai vật chuyển động cùng chiều. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc 2,5m/s. Xác định khối lượng m1. ĐS: 0,6Kg Câu 5. Một khẩu súng có khối lượng 4kg bắn ra viên đạn có khối lượng 20g. Khi viên đạn ra khỏi nòng súng thì có vận tốc là 600m/s. Khi đó súng bị giật lùi với vận tốc v có độ lớn là bao nhiêu? ĐS: 3m/s Câu 6. Một búa máy có khối lượng m1 = 1000kg rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc có khối lượng m2 = 100kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của búa và cọc sau va chạm. ĐS: 7,27m/s Câu 7. Một búa máy có khối lượng m1 = 1000kg rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc có khối lượng m2 = 100kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10m/s2. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa. ĐS: 8,4% Câu 8. Hai hòn bi có khối lượng lần lượt lkg và 2kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang ngược chiều nhau với các vận tốc 2 m/s và 2,5 m/s. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này, bỏ qua mọi lực cản. ĐS: 1 m/s cùng chiều với m2 (2kg) Câu 9. Một búa máy có khối lượng 300kg rơi tự do từ độ cao 31,25m vào một cái cọc có khối lượng 100kg, va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Bỏ qua sức cản của không khí lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc búa và cọc sau va chạm. ĐS: 18,75 m/s Câu 10: Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Thời gian máy kéo thực hiện là ĐS: 0,8s Câu 11: Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Bỏ qua hao phí công suất của cầu thang cuốn này là ĐS: 1000W Câu 12. Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v = 72km/h. Dưới tác dụng của lực F = 40N, có hướng hợp với phương chuyển động góc 60o. Công mà vật thực hiện được trong thời gian 1phút là bao nhiêu? ĐS: 24 KJ Câu 13. Tính công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 10m trong thời gian 0,5phút. ĐS: 33,33 W Câu 14. Một vật khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m nghiêng một góc 30o so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,1. Lấy g = 10m/s2.Tính công của lực ma sát trong quá trình chuyển động từ đỉnh mp nghiêng đến chân mặt phẳng. ĐS: - 0,43J Câu 15. Một vật có khối lượng 2kg chịu tác dụng của một lực: F = 10(N) có phương hợp với độ dời trên mặt phẳng nằm ngang một góc: α = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ = 0,2 . Lấy g = 10m/s2. Tính công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m. Công nào là công dưong, công âm? ĐS: AF = 14,14J >0 , AFms = 5,17J<0 Câu 16. Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. ĐS: 8000J Câu 17. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg/ sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều ĐS: 72.106J Câu 18. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg/ sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều ĐS: 73,44.106J Câu 19. Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30°. So với phương ngang, vận tốc đều 10,8km/h. Công suất của động cơ lúc là 60kW . Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường. ĐS: 0,577 Câu 20. Một ô tô, khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10m/s, với công suất của động cơ ô tô là 20kW.Tính hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường. ĐS: 0,05 Câu 21. Một ô tô, khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10m/s, với công suất của động cơ ô tô là 20kW. Sau đó ô tộ tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi thêm được quãng đường 250m vận tốc ô tô tăng lên đến 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ Ô tô ở cuối quãng đường. Lấy g = 10m/s2. ĐS: 16770W; 45000W Câu 22. Cho một vật có khối lượng 8kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10m/s2. ĐS: 2800J Câu 23. Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10m/s từ mặt đất. Bỏ qua ma sát. Lấy g =10 m/s2. Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng. ĐS: 2,5m Câu 24. Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, tính vận tốc ném . ĐS: 20m/s Câu 25. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 . Tính vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi. ĐS: 20m/s Câu 26. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 . Xác định vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng. ĐS: 10m Câu 27. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 .Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là bao nhiêu? ĐS: 10m, 14,14m/s Câu 28. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới? ĐS: h=1,6m (α = 600) Câu 29. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2.Xác định vị trí để vật có vận tốc 2 2 (m/s) ĐS: 51,320 Câu 30. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật khi chạm đất? ĐS: 14,97m/s Câu 31. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng? ĐS: 5,6m Câu 32. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wd = 2Wt ? ĐS: 12,22m/s Câu 33. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m? ĐS: 10,2m/s Câu 34. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s? ĐS: 10,75m Câu 35. Một lò xo nhẹ có độ cứng K=100N/m đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát, một đầu cố định, một đầu gắn vật m= 200g. a.Nếu tại vtcb cung câp vật vận tốc 8m/s dọc theo trục lò xo, tính độ biến dạng cực đại lò xo và vận tốc vật khi động năng bằng thế năng. b.Nếu đem vật đến vị trí lò xo dãn 12cm rồi thả nhẹ, tính vận tốc ở vtcb và xác định độ biến dạng lò xo khi động năng băng thế năng. ĐS: a, 5,7m/s, 0,253m; b, 2,68m/s, 0,085m Bài 36: Một lượng không khí bị giam trong quả cầu đàn hồi có thể tích 2,5 lít ở nhiệt độ 20 0C và áp suất 99,75 kPa. Khi nhúng quả cầu vào trong nước có nhiệt độ 50C thì áp suất của không khí trong đó là 2.105 Pa. Hỏi thể tích của quả cầu giảm đi bao nhiêu? *ĐS: ∆V = 1,3 lít. Bài 37: Một bình đựng chất khí có thể tích 2 lít, áp suất 15 atm và nhiệt độ 27 0C. a) Tính áp suất của khối khí khi hơ nóng đẵng tích khối khí đó đến nhiệt độ 127 0C? b) Tính nhiệt độ khối khí khi nén khối khí đến thể tích 200 cm3 và áp suất 18 atm? *ĐS: P = 20 atm. b) t = –2370C (T =36K) Bài 38: Một bình chứa không khí được đậy kín bằng một nút có trọng lượng không đáng kể, tiết diện 2,5cm2. Lúc đầu khí có áp suất P0 = Pkq = 9,8.104 Pa & nhiệt độ –30C, cho lực ma sát có độ lớn Fms = 12N. Để nút bật ra thì phải đun nóng không khí trong bình tới nhiệt độ nhỏ nhất là bao nhiêu? *ĐS: tmin = 1290C Bài 39: Một bình chứa khí , lúc đầu áp suất trong bình là 6 MPa, nhiệt độ 2270C, xả bớt 25% lượng khí trong bình thì nhiệt độ giảm còn 270C . Tính áp suất của khí còn lại trong bình? *ĐS: P = 2,7 MPa. Bài 40: Một bình bằng thép dung tich 50 lít chứa khí H2 ở áp suất 5MPa và nhiệt độ 37oC. Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, dung tích mỗi quả là 10 lít, áp suất mỗi quả là 1,05,105Pa, nhiệt độ khí trong bóng bay là 12oC? *ĐS: N  214 quả. Bài 41: Cho biết các quá trình biến đổi trong các đồ thị sau và chuyển đồ thị sang các trục toạ độ ứng với thông số trạng thái khí còn lại? *ĐS: Hình 1: 1 → 2 nung nóng đẳng áp; 3 → 1 nén đẳng nhiệt; 3 → 2 nung nóng đẳng tích. Hình 2: 1 → 2 dãn đẳng áp; 2 → 3 làm lạnh đẳng tích; 1 → 3 dãn đẳng nhiệt. Hình 3: 1 → 2 nung nóng đẳng tích; 2 → 3 làm lạnh đẳng áp; 3 → 4 làm lạnh đẳng tích; 4 → 1 nung nóng đẳng áp Hình 4: 1 → 2 nung nóng đẳng tích; 2 → 3 dãn đẳng nhiệt; 1 → 3 làm lạnh đẳng áp.