Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:41:18 | Được cập nhật: 11 phút trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1516 | Lượt Download: 37 | File size: 0.185856 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN
HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
TỈNH HẢI DƯƠNG

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
MÔN SINH HỌC KHỐI 11
NĂM 2018
Thời gian làm bài 180 phút
(HDC này có 11 trang, gồm 12 câu)

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1 (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a) Giải thích tại sao nếu đất trồng cây có độ pH < 5 thì thường nghèo hay giàu các nguyên tố
khoáng cung cấp cho cây? Nêu các biện pháp làm giàu lại khoáng chất cho đất.
b) Một nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác động của dịch chiết tảo Sargassum
cinereum lên sự sinh trưởng của cây cà chua mầm hai ngày tuổi trong ống nghiệm. Các môi
trường nuôi cấy có thành phần khác nhau như sau:
- Môi trường 1: Các chất khoáng.
- Môi trường 2: Các chất khoáng + saccharose.
- Môi trường 3: Các chất khoáng + dịch chiết từ Sargassum cinereum (5 mg/L).
- Môi trường 4: Các chất khoáng + saccharose + dịch chiết từ Sargassum cinereum (5 mg/L).
Các chỉ tiêu về sinh khối khô và số lượng rễ trung bình (bảng 1) của các cây cà chua mầm trong
mỗi loại môi trường được đánh giá ở ngày thứ 15. Biết rằng trong giai đoạn phát triển sớm này,
chức năng quang hợp của cây mầm gần như bằng 0.
Môi trường
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
Môi trường 4
Chỉ tiêu
Khối lượng khô (g)
0,040
0,090
0,070
0,092
Số lượng rễ
5
5
15
12
Bảng 1. Các chỉ tiêu về sinh khối khô và số lượng rễ trung bình của các cây cà chua mầm
Nêu giả thuyết về hai yếu tố trong dịch chiết tảo Sargassum cinereum tác động đến sự tích
lũy sinh khối khô và hình thành rễ của cây cà chua mầm ở thí nghiệm trên. Giải thích.

Ý
a)

Hướng dẫn trả lời:
Nội dung

Điểm

- Đất chua (pH < 5) sẽ có nhiều ion H +, dẫn đến giải phóng nhiều cation khoáng.
Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào
tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua sẽ là đất nghèo cation khoáng.

0,25

-Để làm giàu lại khoáng cho đất, trước tiên cần loại bỏ các ion H + trên bề mặt
hạt keo đất bằng cách dùng các hợp chất kiềm tính (bón vôi cho đất)
0,25
-Tiếp theo bón loại phân phù hợp để qua đó cung cấp lại các cation khoáng cho
hạt keo đất lưu giữ trên bề mặt của chúng.
0,25
Giả thuyết: hai yếu tố đó là đường và chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm

-1-

b)

auxin.
- Trong môi trường chỉ có chất khoáng mà không có đường saccharose, khả
năng tích lũy chất khô của cây mầm cà chua rất thấp, chỉ bằng 50% so với cây
mầm sống trong môi trường có cả chất khoáng và đường. Chứng tỏ, đường
saccharose rất cần thiết cho sự sinh trưởng của các cây mầm sống trong ống
nghiệm.
- Khi bổ sung thêm dịch chiết từ Sargassum cinereum, sinh khối khô của cây
mầm tăng lên rõ rệt, chứng tỏ dịch chiết đã cung cấp đường bổ sung cho cây cà
chua mầm sinh trưởng.
- Các cây cà chua mầm đối chứng sống trong môi trường có saccharose và
không có saccharose đều cho kết quả như nhau về số lượng rễ, chứng tỏ đường
và các chất dinh dưỡng không ảnh hưởng đến sự hình thành rễ mới.
- Khi bổ sung dịch chiết này vào môi trường nuôi cấy không có đường cũng làm
cho số lượng rễ tăng lên so với các mẫu đối chứng, chứng tỏ trong dịch chiết
này có chất kích thích cây hình thành rễ mới. Đây là tác động đặc trưng của các
chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin.
(Lưu ý: Nếu thí sinh nêu giả thuyết và giải thích hai yếu tố đó là đường và các
chất thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp auxin nội sinh trong cây cà chua mầm, thì
có thể cho điểm như đáp án)

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

Câu 2 (2,0 điểm) Quang hợp:
a) So sánh quá trình photphoryl hóa vòng và không vòng? Nếu một loài thực vật chỉ có
vòng hở mà không có vòng kín thì quang hợp ảnh hưởng như thế nào?
b) Tại sao vào ban ngày trong lục lạp của thực vật CAM lại dự trữ nhiều tinh bột?
Hướng dẫn trả lời:
Ý
Nội dung
Điểm
a)
Đặc điểm
Photphoryl hóa không
Photphoryl hóa vòng
vòng
0,25
Hệ sắc tố
PSII (P680) và PSI (P700)
PSI có trung tâm là P700
Cơ chế

P700 → Ao/A1→ chuỗi FeSx- P700 →Ao/A1 → chuỗi
→ FNR ( NADP+→
FeSx→ Fd →b6f (ADP
NADPH)
→ ATP) →Pc → P700
P680→ Pheo → QA → QB→
b6f (ADP → ATP) →Pc
→ Chl-→ Chl bình thường

Sản phẩm
ATP, NADPH, O2
ATP
Hiệu quả chuyển hóa 36%
11 -22%
năng lượng
*Nếu một loài thực vật chỉ có vòng hở mà không có vòng kín thì quá trình quang

-2-

0,25

0,25
0,25

hợp bị ảnh hưởng:
- Vòng kín tạo ra ATP → nếu không có vòng kín sẽ làm giảm lượng ATP.
→ làm giảm hiệu suất pha tối (do thiếu ATP)→ giảm hiệu quả quang hợp.
0,25
b)

- Tinh bột được dự trữ trong lục lạp vì: Tinh bột trong lục lạp là sản phẩm của quá
trình cố định CO2 sơ cấp của thực vật CAM:
0,25
+ Ban đêm: PEP + CO2 → malat.
+ Ban ngày: malat → piruvat → tinh bột.
0,25
Có sự chuyển hóa này là do piruvat tạo ra áp suất thẩm thấu nên piruvat được
chuyển thành tinh bột để dự trữ mà không tạo ra áp suất thẩm thấu quá cao cho tế 0,25
bào. Ban đêm, tinh bột sẽ được tái sử dụng tạo PEP.

Câu 3 (1,0 điểm) Hô hấp:
Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm như sau: lấy 3 bình thủy tinh (A, B, C) dung tích
như nhau, phù hợp với mục đích thí nghiệm, mở lắp các bình và lắc đều. Cho vào mỗi bình cùng
1 lượng Ca(OH)2 có thể tích và nồng độ xác định. Đậy nắp bình A, để nguyên ở điều kiện phòng.
Đưa vào bình B và bình C mỗi bình 1 cây X (thuộc cùng 1 loài), có cùng diện tích lá, cùng độ
tuổi, được cung cấp đủ nước, rồi đậy nắp.
Đem bình B đặt trong điều kiện chiếu sáng thích hợp, bình C che tối. Sau 30 phút, bỏ mẫu
cây ở bình B và C đi, xác định ngay lượng CO 2 trong cả 3 bình bằng phương pháp chuẩn độ với
dụng dịch HCl. Kết quả lượng HCl đã sử dụng cho chuẩn độ ở các bình thí nghiệm là 26,25ml,
20ml và 19,25ml.
a) Mục đích của thí nghiệm trên là gì?
b) Hàm lượng HCl dung để chuẩn độ ở mỗi bình A, B, C tương ứng là bao nhiêu? Giải thích.
c) Đưa cây X vào 1 bình thí nghiệm khác có điều kiện chiếu sáng và CO2 như bình B nhưng
hàm lượng O2 cao hơn 6%. Hãy cho biết cường độ quang hợp của cây X sẽ thay đổi như thế nào
so với khi ở bình B? Giải thích.

Ý
a)

b)

Hướng dẫn trả lời:
Nội dung
Mục đích thí nghiệm trên là để xác định cường độ hô hấp cũng như
cường độ quang hợp của cây thí nghiêm dựa vào hàm lượng CO2mà cây giải
phóng ra hoặc hấp thụ vào trên 1 đơn vị diện tích lá trong môt đơn vị thời
gian(CO2/dm2/h) .
– Hàm lượng HCl dùng để chuẩn độ ở mỗi bình là: bình A-20ml, bình B26,25ml, bình C-19,25ml.
- Giải thích:
+ Bình A là bình đối chứng (không có cây thí nghiệm) nên chỉ có CO2
của không khí ở trong bình. Ở bình B, cây được chiếu sáng nên có quá trình
quang hợp, do đó lượng CO2 sẽ thấp hơn so với bình A. Ở bình C, cây thực hiện
quá trình hô hấp tạo CO2, vì vậy, lượng CO2 trong bình C sẽ cao hơn bình A.

-3-

Điểm

0,25

0,25

c)

+ Khi lượng CO2 trong bình càng nhiều, lượng HCl dùng chuẩn độ Ca(OH) 2 dư
sẽ càng ít. Do đó, lượng HCl ở bình A, B, C lần lượt là 20ml, 26,25ml, 19,25ml. 0,25
Nếu cây X là cây C3 thì việc tăng hàm lượng O2 sẽ làm giảm cường độ quang
hợp vì cây C3 có hô hấp sáng, khi tăng hàm lượng O2 sẽ làm tăng hô hấp dẫn đến
giảm hiệu quả quang hợp. Nếu cây X là cây C4 hay CAM việc tăng hàm lượng
O2 không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
0,25

Câu 4 (2,0 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
a) Tại thời điểm thụ phấn, hạt phấn điển hình chỉ có tế bào ống phấn và tế bào sinh sản.
Trong quá trình nảy mầm của hạt phấn, một ống phấn được tạo ra và nhân của tế bào sinh sản
phân chia tạo ra hai tinh trùng. Yếu tố nào đã định hướng cho sự hình thành và phát triển ống
phấn? Giải thích?
b) Sự ngủ của hạt có ý nghĩa thích nghi với môi trường như thế nào?
c) Tại sao acid abxixic (ABA) được coi là phân tử truyền tín hiệu bên trong chủ yếu cho
phép cây chịu khô hạn. Một kiểu hình đột biến không mẫn cảm với ABA, phản ứng của hạt và
cây sẽ như thế nào nếu bổ sung ABA?
Hướng dẫn trả lời:

Ý
a)

b)
c)

Nội dung
Điểm
Với sự định hướng của chất dẫn dụ hóa học (GABA) được tạo ra bởi các tế bào
0,25
phụ trợ nằm bên cạnh trứng trong túi phôi, đầu ống phấn phát triển đi vào bầu
nhụy thông qua lỗ vòi nhụy.
- Trong quá trình thụ phấn, sự chênh lệch về hàm lượng GABA được tạo ra từ đầu 0,25
nhụy (thấp) tới bầu nhụy (cao).
-Sự ngủ của hạt ngăn cản sự nảy mầm sớm. Hạt chỉ nảy mầm khi điều kiện môi
trường là tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mầm.
0,25
ABA là phân tử truyền tín hiệu chủ yếu bên trong cây cho phép cây chịu khô hạn:
+ Khi cây bắt đầu héo, ABA tích lũy trong lá và làm cho lỗ khí đóng lại nhanh,
giảm sự thoát hơi nước và ngăn chặn sự mất thêm nước.
0,25
+ Nhờ tác động lên các chất truyền tin thứ hai như calcium, ABA mở các kênh
Kali trong màng sinh chất của TB bảo vệ, dẫn đến nhiều ion kali ra khỏi tế bào
0,25
làm tế bào bảo vệ mất nước, lỗ khí đóng lại.
+ Trong một số trường hợp, sự mất nước hây stress cho hệ rễ trước hệ chồi, ABA
0,25
được truyền từ rễ lên lá để báo sớm tình trạng mất nước.
- Một kiểu hình đột biến không mẫn cảm với ABA, nếu bổ sung thêm ABA thì
hạt sẽ nảy mầm và khí khổng không bị đóng khi hạn hán.
0,25

Câu 5 (1,0 điểm) Cảm ứng ở thực vật:

-4-

Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật?
Đặc điểm phân
Hướng động
Ứng động
biệt
Định nghĩa
Là một hình thức phản Là hình thức thức phản ứng của cây
ứng của một bộ phận của trước một tác nhân kích thích không
cây trước một tác nhân định hướng
kích thích theo một
hướng xác đinh
Đặc điểm
Phản ứng chậm hơn
Phản ứng nhanh hơn
Hình thức biểu Hướng sáng, hướng nước, Ứng động sinh trưởng (vận động
hiện
hướng hoá,hướng trọng theo sức trương nước), ứng động
lực, hướng tiếp xúc
không sinh trưởng (vận động theo
nhịp điệu đồng hồ sinh học)
Cơ chế chung
Do tốc độ sinh trưởng -Ứng động sinh trưởng xuất hiện do
không đồng đều của các tốc độ sinh trưởng không đồng đều
TB tại 2 phía đối diện của các tế bào tại 2 phía đối diện
nhau của cơ quan( thân , nhau của cơ quan (lá, cánh hoa)
cành, rễ)
-Ứng động không sinh trưởng do
biến đổi sức trương nước trong các tế
bào hoặc do lan truyền kích thích cơ
học hay hoá chất gây ra
Vai trò chung
Giúp thực vật thích ứng Là phản ứng thích nghi đa dạng của
với sự biến đổi của môi cơ thể thực vật đối với sự biến đổi
trường để tồn tại và phát của môi trường đảm bảo tồn tại &
triển
phát triển

Điểm
0,25

0,125
0,25

0,25

0,125

Câu 6 (2,0 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật:
a) Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hóa và chuyển đến dịch ngoại bào và
nội bào trong cơ thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận.
Ở người khỏe mạnh bình thường nặng 70 kg, mỗi giờ thải được 7 g ethanol. Theo luật giao thông,
giới hạn nồng độ cồn (ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới
là 0,5mg/mL máu. Giả sử một người khỏe mạnh bình thường nặng 70 kg có lượng nước chiếm
70% khối lượng cơ thể. Người này uống hai lon bia Hà Nội (330 mL/chai) có nồng độ ethanol là
4,6%. Sau một giờ, người này có được phép điều khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông
không ? Tại sao ?
b) Giải thích tại sao động vật nhai lại chỉ ăn cỏ (cỏ chứa rất ít prôtêin) nhưng cơ thể chúng
vẫn tổng hợp được đủ lượng prôtêin đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển.
c) Ở người, khi độ pH trong máu giảm thì huyết áp, nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế
nào? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời:

-5-

Ý
a)

Nội dung

Điểm

Sau một giờ uống hai chai bia, theo luật giao thông, người này được phép điều 0,25
khiển phương tiện cơ giới.
- Giải thích:
+ Lượng nước trong cơ thể người này là: 70*70% = 49 kg = 49000 mL.
+ Lượng ethanol mà người này uống là: 2*330*4,6% = 30,36 g.
+ Lượng ethanol còn lại trong cơ thể người này sau một giờ là: 30,36 – 7 = 23,36 0,25
g.
+ Nồng độ ethanol trong máu của người này sau một giờ là:
= 0,00047673469 g/mL = 0,47673469 mg/mL
Như vậy, nồng độ nàythấp hơn mức cho phép và người này có được phép điều
khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông.

0,25

b)

- Tuy thức ăn ít prôtêin nhưng chúng lại ăn lượng cỏ nhiều nên cũng đủ bù
nhu cầu prôtêin cần thiết.
0,25
- Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn, trong đó dạ cỏ có hệ vi sinh vật cộng
sinh, chúng sử dụng Protein từ cỏ để tạo sinh khối hoặc khử Amin để giải phóng
ra amoniac, amoniac vào máu, qua gan trở lại ống tiêu hoá dưới dạng Urê trong
nước bọt, Urê lại được hệ vi sinh vật khác tạo ra Protein mới,
0,25
- Cuối cùng phần lớn sinh khối vi sinh vật được tiêu hoá ở dạ múi khế nhờ
Pepsin và HCl và hấp thu vào máu, như vậy chúng tiêu sử dụng triệt để nguồn ni
tơ trong thức ăn. Đây là nhóm động vật sự bài tiết các chất có nguồn gốc nitơ thấp
hơn rất nhiều so ới các loài động vật khác.
0,25

c)

- Độ pH giảm trong máu thì tăng huyết áp, tăng nhịp và tăng độ sâu hô hấp.
0,25
+
+
- Vì: Độ pH giảm (tức tăng lượng H trong máu), các iôn H sẽ tác động lên các
thụ quan hoá học ở động mạch làm phát xung thần kinh truyền về trung ương giao
cảm, trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang nhĩ tăng tần số phát nhịp làm
tăng nhịp tim. Mặt khác trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô hấp 0,25
làm tăng nhịp thở, gây có thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu.

Câu 7 (2,0 điểm) Tuần hoàn:
a) Một loại thuốc ức chế hoạt động của kênh Ca 2+ trên màng sinh chất của tế bào cơ trơn.
Thuốc này có thể sử dụng điều trị bệnh huyết áp được không? Giải thích.
b) Thuốc Y có tác dụng làm suy yếu hoạt động của bơm Na-Ca ở màng sinh chất của cơ
tim. Một bệnh nhân bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc này được
không? Giải thích.
c) Cục máu đông ở động mạch có thể gây nhồi máu cơ tim. Vì sao với người bị máu khó
đông lại được dùng thuốc là nhân tố gây đông máu
Hướng dẫn trả lời:

-6-

Ý
a)

b)

c)

Nội dung
- Thuốc này có thể sử dụng điều trị bệnh huyết áp. Bởi vì:
Ca2+ đi vào tế bào cơ trơn trong mạch máu gây co cơ trơn, co mạch máu. Thuốc
X ức chế kênh Ca2+ trên màng cơ trơn gây dãn cơ trơn trên thnàh mạch máu làm
mạch máu dãn. Mạch máu dãn dẫn đến huyết áp giảm.
- Thuốc gây suy yếu bơm Na-K làm giảm đưa Na + ra ngoài tế bào cơ, do vậy
hàm lượng Na+ trong bào tương tăng.
- Tăng Na+ trong bào tương dẫn đến giảm chênh lệch nồng độ Ca 2+ hai bên
màng. Vì vậy, bơm Na-K giảm chuyển Na+ và giảm đưa Ca2+ ra khỏi tế bào cơ.
-Giảm đưa Ca2+ ra ngoài gây tăng Ca2+ trong bào tương và trong lưới nội chất
(nhờ bơm Ca2+).
-Khi xung thần kinh từ hạch tự động đến gây giải phóng nhiều Ca 2+ ra khỏi lưới
nội chất làm cơ tim co mạnh hơn.

Điểm
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

- Để đông máu cần có quá trình khởi động các phản ứng đông máu, và đầy
đủ các nhân tố đông máu.
- Máu trong mạch không đông mặc dù có đủ các nhân tố đông máu là do
thiếu yếu tố khởi động các phản ứng đông máu.
0,25
- Người bị bệnh máu khó đông vì họ thiếu một trong các nhân tố đông
máu, nên cho dù quá trình đông máu được khởi động nhưng phản ứng bị dừng
giữa chừng, và kết quả đông máu không xảy ra, vì vậy cần bổ sung nhân tố
đông máu.
0,25

Câu 8 (2,0 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi:
a) Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm thấu của
cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt, nước biển).
b) Một người bị tai nạn giao thông dẫn đến thể tích máu trong cơ thể người này giảm,
những cơ chế nội tại nào giúp duy trì và tăng thể tích máu?
Hướng dẫn trả lời:

Ý
a)

b

Nội dung
- Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi
vào cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất
thẩm thấu bằng cách thảỉ nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực muối qua
mang.
- Cá xương ở biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước đi
ra khỏi cơ thể qua mang và một phần bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất
thẩm thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận
chuyển tích cực lượng muối thừa qua mang ra bên ngoài.

Điểm
0,5

0,5

Khi thể tích máu trong cơ thể giảm, các hoocmon aldosteron và ADH được 0.25
tiết ra làm tăng thể tích máu.

-7-

- Thể tích máu giảm làm bộ máy cận quản cầu tăng tiết renin, từ đó hình thành
angiotensin II. Angiotensin II làm co mạch (tiểu động mạnh đến cầu thận), giảm 0.25
lọc máu ở cầu thận đồng thời làm tăng tiết aldosteron.
- --+
- Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na ở ống lượn xa, kéo theo nước vào máu,
làm tăng thể tích máu và làm giảm lượng nước tiểu.
0.25
- Thể tích máu giảm làm tuyến yên tăng tiết ADH.Hoocmon này làm tăng tái
hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, góp phần duy trì và tăng thể tích máu.
Ngoài ra dịch ngoại bào đi vào máu giúp làm tăng thể tích máu.
0,25
Câu 9 (2,0 điểm) Cảm ứng ở động vật:
a) Ouabain là một chất làm suy yếu hoạt động của bơm Na-K tác động lên nơron A nhưng
không cho chất này tác động lên nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền
trên mỗi sợi trục có thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giảỉ
thích.
b) Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc X và Y đến quá trình truyền tin
qua xináp thần kinh - cơ xương ở mèo. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc Xthì gây tăng
giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học) và sử dụng thuốc Y thì gây ức chế
hoạt động của enzim .
Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích.

Ý
a)

b)

Hướng dẫn trả lời:
Nội dung
-Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên
độ điện thế hoạt dộng của nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì:
Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động
không thay đổi. Do các yếu tố quyết định biên độ như điện thế nghỉ, chênh lệch
nồng độ Na+ hai bên màng và tính thấm của màng đối với Na+ không thay đôi.
- Biên độ điện thế hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron. Chất
làm suy yếu hoạt động của bơm Na - K làm Na + đưa ra ngoài và K+ đưa vào
trong nơron A ít đi, kết quả là giảm chênh mức độ phân cực ở noron A. Do đó,
biến độ điện thế hoạt động của nơron A nhỏ hơn nơron B.
Thuốc X làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở
màng sau xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều
năng lượng.
Thuốc Y gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến
axetincolin không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục
gây mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn đến tử
vong.

Câu 10 (1,0 điểm): Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật:

-8-

Điểm
0,25

0,5

0,5
0,25

0,5

a) Một phụ nữ 30 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với
bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường
nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu một phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng
hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động
buồng trứng. Giải thích.
b) Một người phụ nữ (30 tuổi) có các hoạt động sinh lí bình thường. Nếu người ta tiêm
testosteron vào người cô ta trong một thời gian thì người này có kinh nguyệt bình thường không?
Giải thích.

Ý
a)

b)

Hướng dẫn trả lời:
Nội dung
Điểm
- Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay
đổi nồng độ estradiol và progesterone máu.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này
bị rối loạn hoạt động tuyến yên.
0,5
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người
này bị rối loạn hoạt động buồng trứng.
- Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh
+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị
rối loạn hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối
loạn hoạt động buồng trứng.
(học sinh nêu một trong 2 phương án trên thì cho 0,5 điểm)
-Không có kinh nguyệt.
- Vì testosteron ức chế ngược điều hòa vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm
tiết LH và FSH → nang trứng phát triển thành tế bào đa nang nhưng không
chín → không có kinh nguyệt.

0,25
0,25

Câu 11 (2,0 điểm) Nội tiết:
a) Ba bệnh nhân I, II, III có triệu chứng của thyroxin thấp. Khiếm khuyết được tìm thấy ở
vùng dưới đồi ở bệnh nhân I, ở thùy trước tuyến yên bệnh nhân II, và ở tuyến giáp bệnh nhân III.
Sau khi hormone giải phóng hướng tuyến giáp TRH được điều trị cho các bệnh nhân, nồng độ
hormone kích thích tuyến giáp TSH trước và sau 30 phút của thời điểm điều trị được đo đạc ở
mỗi bệnh nhân.
Trước khi tiêm TRH
Sau khi tiêm TRH
Người khỏe mạnh
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
A
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
B
Từ 10 đến 40
Cao hơn 40
C
Thấp hơn 10
Thấp hơn 10
Hãy cho biết bệnh nhân I, II, II là phù hợp với trường hợp nào trong A, B, C ở trên? Giải
thích?

-9-

b) Tiêm hormone H1 và H2 cho chuột thí nghiệm 3 tuần liên tục và xác đinh sự thay đổi khối lượng
của một số tuyến nội tiết. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới:

Khối lượng (mg)
Tuyến yên
Tuyến giáp
Tuyến trên thận

Đối chứng
13,1
250
40

H1
8,1
120
38

H2
7,9
249
20

Xác định H1, H2 là hormone gì? Giải thích
Hướng dẫn trả lời:
Ý
a)

b)

Nội dung
-A: vùng dưới đồi bất thường: bình thường vùng dưới đồi giảm tiết TRH, khi
tiêm vào tín hiệu bình thường và tiết chất bình thường trở lại. => phù hợp bệnh
nhân I
-B: bình thường TSH cao hơn người khỏe mạnh nhưng TRH luôn thấp -> chứng
tỏ tuyến giáp không đủ với TSH -> giảm điều hòa âm tính -> tăng tiết TSH ở
tuyến yên. => phù hợp bệnh nhân III
-C: tiêm TSH nhưng nồng độ TSH không đổi -> tuyến yên không đủ với TSH ->
hỏng thụ thể TRH ở tuyến yên (nhược năng tuyến yên) (hỏng tuyến yên làm
giảm tieeys TSH -> TSH luôn thấp -> giảm kích thích tuyến giáp -> TRH
giảm).=> phù hợp bệnh nhân II
H1 là thyroxin và H2 là cortisol vì:
- Khi tiêm H1 vào thì ta thấy khối lượng 2 tuyến yên và tuyến giáp đều giảm do
thyroxin điều hòa ngược âm tính làm ức chế tuyến yên tiết TSH và tuyến giáp
tiết thêm thyroxin.
- Khi tiêm H2, ta thấy khối lượng 2 tuyến yên và tuyến trên thận đều giảm do
coritsol cũng điều hòa ngược âm tính làm ức chế tuyến yên tiết ACTH và tuyến
trên thận tiết thêm cortisol.

Điểm
0,25
0,5
0,5

0.25
0.25

0.25

Câu 12 (1,0 điểm) Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật):
Bằng phương cắt và pháp nhuộm các các cấu trúc rễ, thân, lá thực vật người ta có thể xác
định mẫu nào thuộc loại thực vật một lá mầm hay hai lá mầm, thực vật C 3 hay C4 và môi trường
sống của nó. Quy trình này có thể viết vắn tắt như sau: cắt vi phẫu, tẩy javen, rửa nước, nhuộm
xanh metylen, rửa nước, nhuộm đỏ cácmin, rửa nước, làm tiêu bản, lên kính và quan sát.
a) Tại sao phải tẩy bằng javen trước khi nhuộm nhưng sau đó phải rửa kĩ chất này bằng
nước?
b) Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen? Tại sao chỉ có cấu trúc đó mà không có cấu
trúc khác bắt màu chất này?

Hướng dẫn trả lời:

- 10 -

Ý
a)

b)

Nội dung
-Dùng Javen để tẩy bớt lớp nội sinh chất tạo điều kiện cho tế bào bắt màu được
phẩm nhuộm. Đồng thời Javen còn tẩy màu của vi phẫu tạo điều kiện cho việc
quan sát tốt hơn.
-Phải rửa sạch javen vì lượng dư javen sẽ tẩy màu thuốc nhuộm và làm cho
thuốc nhuộm không xâm nhập vào mô.
Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem) vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm
chọn lọc.

-------------------------------Hết-----------------------------

Tổ Sinh học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Người ra đề: Lê Huy Chiến (0979.599.575)

- 11 -

Điểm

0,25
0,25
0.5