Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Bình Định, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 22:16:59 | Được cập nhật: 21 tháng 3 lúc 13:56:00 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 744 | Lượt Download: 13 | File size: 0.041614 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN

KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG VÀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Sinh học 11
Thời gian làm bài: 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu

Ý

Nội dung

1

a

- Những nguyên tố liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá: N, Mg, Fe,
Mo.
- Cây đang thiếu nguyên tố K, K có vai trò chủ yếu là giữ cân bằng nước
và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim và mở khí khổng.
- Hai nguyên tố khoáng nào thiết yếu nhất cho sinh trưởng cây họ đậu là:
N và Mo:
Vì: + Nitơ là nguyên tố đa lượng, là thành phần chủ yếu cấu tạo tế bào, cơ
thể và tham gia điều hòa hoạt động trao đổi chất của cây.
+ Mo là khoáng vi lượng có trong phức hệ enzim nitrôgenaza và tham gia
hoạt hóa enzim này để xúc tác quá trình cố định nitơ khí quyển.

b

- Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở: Ánh sáng kích thích các thụ
thể ánh sáng trên màng tế bào khí khổng làm hoạt hoá bơm prôton, bơm
H+ ra khỏi tế bào và kích thích tế bào hấp thu K+ vào trong tế bào khiến
cho tế bào hút nước trương lên làm khí khổng mở.
- Khi trong lá thiếu CO2 cũng kích thích tế bào khí khổng mở để lấy
CO2. Cây mở khí khổng theo nhịp ngày đêm.
- Khí khổng của thực vật CAM: Có thể đóng vào ban ngày và mở vào
ban đêm vì khí khổng mở vào ban ngày trong điều kiện khô nóng cây sẽ
bị mất nhiều nước. Khi cây bị mất nước nhiều lượng axit abscisic (AAB)
trong lá tăng lên kích thích kênh K+ mở cho ion này ra khỏi tế bào bảo

Điểm
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

vệ làm chúng mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng.
2

a

Đặc điểm khác
Cấu tạo lá
Cấu trúc mô

Cấu trúc lục
lạp
Hệ sắc tố
quang hợp.

Cây ưa sáng
Phiến dày
Nhiều lớp tế bào
mô giậu, mô xốp
dày.

Cây ưa bóng
Phiến mỏng
Thường chỉ có 1 lớp tế bào
mô giậu, ngoài ra phần mô
xốp cũng mỏng hơn.

Hạt lục lạp có
kích thước lớn.
Chứa ít diệp lục
hơn cây ưa bóng.
Diệp lục: a, b. tỉ
lệ diệp lục a/b
cao (nhiều diệp
lục a)

Hạt lục lạp có kích thước
nhỏ
Gia tăng hàm lượng diệp lục
tổng số và thay đổi tỉ lệ sắc
tố lục lạp: tỉ lệ diệp lục a/b
thấp (nhiều diệp lục b) để
thích nghi với ánh sáng yếu.

1

0,25
0,25
0,25

0,25

b

- Vì dựa vào khái niệm điểm bù ánh sáng: là một giá trị về cường độ ánh
sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
- Nếu chiếu 1 cường độ ánh sáng nào đó, một cây thải CO2 và cây kia
nhận CO2 thì cây nhận là cây ưa bóng còn cây thải CO2 là cây ưa sáng.

0,25

0,25
c

3

4

a

b

c

- Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây A. Vì trong khoảng bước
sóng 400 – 500nm có các điểm cực đại hấp thu của cả diệp lục a, b và
0,25
một số carrotenoit. Đây cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức
năng lượng cao.
- Cây B chỉ nhận ánh sáng có bước sóng 500 – 600nm, đây là miền ánh
0,25
sáng lục và vàng, diệp lục hoàn toàn không hấp thu ánh sáng ở các miền
này. Kết quả cây B sinh trưởng kém.
- Hạt lúa đang nảy mầm: có RQ= 1, nguyên liệu là nhóm cacbohidrat.
- Hạt hướng dương: + Ở giai đoạn đầu nảy mầm: có RQ xấp xỉ bằng 1 do
hạt sử dụng lượng nhỏ đường làm nguyên liệu hô hấp. + Giai đoạn giữa
nảy mầm: RQ giảm xuống 0,3 – 0,4 do O2 hấp thụ vào được dùng để biến
đổi chất béo (lipit) thành đường.
+ Giai đoạn gần cuối nảy
mầm: RQ lại tăng lên 0,8 – 1,0 là do đường bắt đầu được tích lũy trong
mô và giai đoạn này phôi sử dụng đường.
- Hạt cây gai nảy mầm: có RQ = 0,65, có thể đang sử dụng chất béo để hô
hấp (không thể là protein vì RQ của protein gần bằng 0,8 và trong hạt hàm
lượng protein rất ít)

0,25

- Nguồn gốc của quả và hạt: Noãn đã được thụ tinh phát triển thành hạt.
Qủa là do bầu nhụy phát triển thành. Bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như
một cái túi chứa hạt.
- Nguyên tắc tạo quả không hạt: Dựa vào quá trình hình thành quả trong
tự nhiên, bầu nhụy phát triển thành thành quả là nhờ hàm lượng auxin từ
phôi trong hạt sản sinh ra tiết vào bầu, kích thích các tế bào trong bầu
phân chia.
- Nếu hoa không được thụ phấn thì không hình thành hạt, người ta dùng
auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm vào bầu thì bầu sẽ thành quả
không hạt.

0,25

- TN 1: chứng tỏ cây A là cây ngày ngắn, TN 2: chứng tỏ cây B là cây
ngày dài.
- TN 3 và TN 4: chứng tỏ độ dài đêm có ý nghĩa qua trọng hơn đến sự ra
hoa của cây A và cây.

0,25

Giai đoạn
Trong hạt khô
Trong hạt đang
nảy mầm
Trong nuôi cấy

Nhóm chất
Mối tương quan
AAB/Giberelin(GA) GA rất thấp, AAB đạt trị
số cực đại
AAB/Giberelin
GA tăng nhanh và đạt cực
đại còn AAB giảm xuống
rất mạnh.
AIA/Xitokinin.
Khi hàm lượng AIA tăng

2

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25



kích thích ra rễ, còn
Xitokinin tăng kích thích
ra chồi
Giống ở sự sinh trưởng không đều của 2 nhóm tế bào ở cơ quan kích
thích.

5

Khác: - Cơ chế:
+ Hướng sáng: Khi ánh sáng chiếu vào 1 phía, auxin từ phía chiếu sáng di
chuyển sang phía không được chiếu sáng, nồng độ auxin cao ở phía này
đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào, tạo 2 lớp tế bào ở hai phía của
ngọn khác nhau,đã làm cho ngọn cây cong về phía có chiếu sáng.
+ Nở hoa: Khi có ánh sáng hay nhiệt độ kích thích thì các tế bào ở 2 phía
đối diện nhau của cánh hoa có tốc độ sinh trưởng khác nhau, các tế bào
phía trong sinh trưởng nhanh, hoạt động của các bơm ion và sự thay đổi
sức trương nước của tế bào, làm cánh hoa nở.
- Thời gian phản ứng: + Hướng sáng: chậm do: liên quan đến sự phân bố
lại hàm lượng auxin ở hai phía của cơ quan, cơ thể. Liên quan đến sự sinh
trưởng tế bào hai phía bị tác động và không bị tác động của ánh sáng.
+ Nở hoa: Nhanh do liên quan đến đồng hồ sinh học, đến sức căng trương
nước. Vận động này xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các
bơm ion.
6

a

b

- Ở dạ dày:
+ Protein được biến đổi cơ học nhờ các cơ ở thành dạ dày.
+ HCl gây biến tính protein về mặt cấu trúc.
+ Pepsin xúc tác thủy phân các protein thành các polypeptit mạch ngắn.
- Ở ruột non:
+ Enzim dịch tụy: tripxin, chimotripxin, phân giải protein thành peptit,
cacboxipeptidazaphân giải peptit thành các a.a.
+ Enzim trong dịch ruột: Peptiđaza, tripeptiđaza và đipeptiđaza phân giải
peptit thành các a.a.
- Điều trị loét dạ dày do thừa axit: việc các ion H+ tăng lên quá mức sẽ
khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng
thuốc ức chế các bơm prôtôn trên màng sinh chất để giảm bớt axit của dạ
dày.
Đặc điểm của bề mặt hô hấp:
+ Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng
khuếch tán.
+ Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược
chiều với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai
phía của bề mặt hô hấp.
- Đặc điểm cơ quan hô hấp của cá xương: ngoài các đặc điểm vừa nêu trên
còn có thêm 2 đặc điểm:
+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy
một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch máu trong mang giúp cho dòng máu chảy

3

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

trong các mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên
ngoài mao mạch mang.
0,25
7

a

b

8

a

- Nồng độ CO2 máu tăng, pH máu giảm.
- Vì: Tập thể dục cường độ cao sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm
tăng nồng độ CO2 trong máu. CO2 tăng làm H+ trong máu tăng, dẫn đến
pH máu giảm.
- Tại thời điểm t0 bắt đầu của một chu kì tim mới, ở cuối pha giãn chung
và đầu pha 2 tâm nhĩ co nên van nhĩ thất đang mở và van động mạch chủ
đóng, áp lực tâm nhĩ và tâm thất đang giảm xuống thấp.
- Tại thời điểm t2 = 0,2(s) van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm nhĩ giảm, áp lực tâm thất đang tăng nhưng
chưa đạt mức cao nhất, chứng tỏ lúc này tâm nhĩ giãn, tâm thất đang co.
Tâm thất co làm tăng áp lực máu trong tâm thất, làm đóng van nhĩ thất,
tuy nhiên áp lực này chưa đủ để làm mở van động mạch chủ
- Tại thời điểm t3 = 0,3(s) van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ mở. Vì
tại thời điểm này áp lực tâm thất và áp lực cung động mạch chủ đạt cao
nhất và có giá trị bằng nhau, chứng tỏ lúc này áp lực máu ở tâm thất cao
đủ để làm mở van động mạch chủ, máu từ tâm thất được đẩy lên động
mạch. Do tâm thất co nên làm đóng van nhĩ thất.
- Tại thời điểm t4 = 0,4(s) van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm nhĩ đang tăng, áp lực tâm thất đang giảm
chứng tỏ lúc này tâm nhĩ đang giãn và máu đang từ tĩnh mạch đổ vào tâm
nhĩ, van nhĩ thất đóng. Áp lực cung động mạch chủ giảm tức tâm thất đã
dừng cung cấp máu lên cung động mạch chủ, chứng tỏ van động mạch
chủ cũng đang đóng.

0,25

- Cá thể bị hẹp van động mạch chủ có thời gian trung bình của một chu kì
tim ngắn hơn so với bình thường. Vì ở cá thể này, van động mạch chủ
không mở ra hết mức khi tâm thất co làm cho máu không được đẩy hết
vào động mạch mà bị ứ lại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ
quan trong cơ thể.
- Giảm lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan làm giảm lượng cung cấp
O2 cho tế bào, do đó cơ thể điều hòa bằng cách tăng nhịp tim, giảm thời
gian một chu kì tim.

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

- Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước
đi vào cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương di trì áp 0,25
suất thẩm thấu bằng cách thải nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực
muối qua mang.
- Cá xương ở biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước 0,25
đi ra khỏi cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy
trì áp suất thẩm thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã
mất đồng thới vận chuyển tích cực lượng muối thừa qua mang ra bên
ngoài.
- Cá sụn tái hấp thu urê qua thận và duy trì nồng độ urê trong dịch cơ thể 0,25
cao giúp tăng áp suất thẩm thấu, chống mất nước.

4

b

c
d

- Mất nhiều mồ hôi làm tăng áp suất thẩm thấu, kích thích lên vùng dưới
đồi làm sản xuất ADH tiết vào thùy sau tuyến yên và kích thích tuyến yên
giải phóng ADH.
- Mất nhiều mồ hôi làm thể tích máu giảm kích thích bộ máy cận quản cầu
thận tiết renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II, angiotensin
II gây co mạch máu đến thận và kích thích vỏ tuyến yên trên thận tiết
andosteron.
Lượng protein trong huyết tương giảm sẽ làm giảm áp suất keo, làm tăng
áp suất lọc ở càu thận, từ đó làm tăng lượng nước tiểu ban đầu.
- Do rượu là chất gây ức chế tuyến yên giải phóng hoocmon ADH, nên
lượng ADH giảm làm giảm tái hấp thu nước trong ống thận, vì vậy sự bài
tiết nước tiểu tăng lên.
- Do cafein là chất làm tăng tốc độ quá trình lọc máu ở thận và làm giảm
tái hấp thu Na+ kéo theo giảm tái hấp thu nước nên nước tiểu tăng lên.

9

a

b

c

10

Điểm A: kênh Na bắt đầu mở (điểm bắt đầu khử cực)
Điểm B: kênh Na mở, Na vào trong tế bào. Kênh K bắt đầu mở chậm
(ngưỡng tạo điện thế tạo điện thế hoạt động)
Giai đoạn C: là lúc Na đang vào nhanh tạo giai đoạn khử cực
Điểm D: Kênh Na đóng. Kênh K mở chậm
Giai đoạn E: K ra ngoài tạo giai đoạn tái phân cực
Điểm F: kênh K vẫn mở, K tiếp tục ra ngoài gây ưu phân cực
Giai đoạn G: kênh K đóng
Điểm H: tái lập điện thế nghỉ
- Loại sợi thần kinh : sợi có bao mielin truyền nhanh hơn sợi không có bao
mielin.
- Đường kính sợi trục: sợi trục có đường kính lớn truyền nhanh sợi trục có
đường kính bé.
- Cường độ kích thích.
- Hoạt động của các kênh ion trên màng.
- Đột biến làm cho các cổng Na + trên sợi trục nơron trở nên bất hoạt lâu
hơn sau khi các cổng này mở trong quá trình hình thành điện thế hoạt
động sẽ làm kéo dài giai đoạn trơ của điện thế hoạt động. Kéo dài giai
đoạn trơ của điện thế hoạt động làm giảm tần số xung thần kinh tối đa lan
truyền trên sợi trục nhưng không ảnh hưởng đến biên độ điện thế hoạt
động.
- Do tần số xung thần kinh tối đa lan truyền trên sợi trục nơron giảm nên
có thể làm giảm lực co cơ.
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết estrôgen.
- Nồng độ estêrôgen trong máu tăng lên kích thích niêm mạc tử cung phát
triển, dày lên để chuẩn bị đón trứng.
- Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng tiêu biến, nồng độ của 2
hoocmon estrôgen và prôgestêron trong máu giảm nhanh, dẫn đến các
mạch máu ở niêm mạc tử cung bị đứt và lớp niêm mạc tử cung không
được nuôi dưỡng bong ra, gây hiện tượng chảy máu.
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng được duy trì, nồng độ của 2
hoocmon estrôgen và prôgestêron trong máu vẫn cao để duy trì sự phát

5

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
đúng
2 ý/
0,25

đúng
2 ý/
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

triển của niêm mạc tử cung, qua đó duy rì sự phát triển của nhau thai.
0,25
11

a

- Vì: một lượng nhỏ urê không gây độc đối với cơ thể, tái hấp thu lại một
phần ở ống góp vào dịch gian bào để góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu
của dịch gian bào trong phần tủy thận.
- Kết quả là làm tăng cao tính thấm của phần tủy, tạo điều kiện rút nước từ
ống góp, làm cô đặc nước tiểu và trở thành nước tiểu chính thức.

b

- Insulin làm vận chuyển glucôzơ vào hầu hết các loại tế bào cơ thể, ngoại
trừ tế bào não. Tế bào não không phụ thuộc vào insulin trong tiếp nhận
glucôzơ.
- Khi tiêm insulin vào cơ thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu và giảm
lượng đường cung cấp cho tế bào não.

c

d

12

0,25

0,25
0,25

0,25

- Nhiễm khuẩn gây ra các đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và
adrenalin vào máu.
- Hai hoomon này làm tăng nồng độ glucôzơ trong máu.

0,25

- Khi bị bệnh đái tháo đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ chât
cung cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng đủ, nên các tế bào
cơ thể chuyển sang sử dụng lipit làm cơ chất.
- Tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH trong máu giảm.

0,25

- Số 1: mô giậu; Số 2: biểu bì trên;
Số 3: Lông che chở, Số 4: Phòng ẩn khí,
Số 5: Khí khổng.
- Đây là loại cây thích nghi với đời sống khô hạn.
- Vì biểu bì dưới có những chỗ lõm sâu vào, trong đó mang các lỗ khí và
lông che chở gọi là phòng ẩn lỗ khí. Nhờ đó mà cây này giảm bớt sự thoát
hơi nước.

đúng

…..Hết…..

6

0,25

0,25

2 ý/
0,25
0,25
0,25