Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Lào Cai, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 22:11:31 | Được cập nhật: 12 giờ trước (15:14:13) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1540 | Lượt Download: 48 | File size: 0.302592 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ ĐỀ NGHỊ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ X - NĂM 2018
MÔN THI: SINH HỌC
KHỐI: 11
(Hướng dẫn chấm gồm 12 câu in trong 08 trang)

Câu 1. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
1. Thành tế bào giúp tế bào thực vật duy trì sự ổn định tương đối về thể tích trước những thay đổi lớn về thế
năng nước do quá trình thoát hơi nước tạo ra. Thế năng nước (ᴪw) của tế bào thực vật gồm thế năng chất tan
(ᴪs) và thế năng áp suất trương (ᴪp). Thể tích tương đối của tế bào tương quan với thế năng nước và các
thành phần của nó như mô tả trong hình 1.

Hình 1. Thể tích tương đối của tế bào
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai, giải thích?
A. Thay đổi về thế năng nước của tế bào thực vật thường đi kèm với sự thay đổi lớn của cả áp suất trương và
thể tích tế bào.
B. Sự mất áp suất trương cho biết điểm kết thúc co nguyên sinh, với sự giảm khoảng 15% thể tích tế bào.
C. Khi thể tích tế bào giảm 10%, hầu như sự thay đổi của thế năng nước của tế bào là do giảm thế năng chất
tan cùng với thay đổi nhỏ của áp suất trương.
D. Trong quá trình lấy lại nước (rehydration), sự tăng thể tích tế bào dừng lại khi thành tế bào tạo áp suất
tương đương với áp suất trương và thế năng nước của tế bào đạt giá trị bằng 0.
2. Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát các điều kiện trồng
trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất.
a. Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất 2 biện pháp để
khắc phục
b. Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng
nào? Hãy đề xuất giải pháp để khắc phục hiện tượng vàng lá trong trường hợp này.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
A. SAI. Vì sự thay đổi về thế năng nước của tế bào thực vật thường đi kèm với sự thay đổi lớn
của cả áp suất trương trong khi đó thể tích tương đối của tế bào tăng rất ít như thấy trong hình
0,25
vẽ.
B. SAI vì: Sự co nguyên sinh bắt đầu khi mà áp suất trương của tế bào biến mất, do vậy sự
mất áp suất trương cho biết thời điểm bắt đầu co nguyên sinh. Kết thúc co nguyên sinh thể tích
0,25
của tế bào giảm 15%; thế nước và thế chất tan đều có giá trị dưới âm 3
C. Đúng. Khi thể tích tế bào giảm 10%, hầu như sự thay đổi của thế năng nước của tế bào là
do giảm thế năng chất tan cùng với thay đổi nhỏ của áp suất trương.
0,25

D. Đúng. Quá trình phản co nguyên sinh của tế bào, tế bào lấy lại nước làm tăng thể tích tế
bào dừng lại khi cân bằng khi thành tế bào tạo áp suất tương đương với áp suất trương và thế
năng nước của tế bào đạt giá trị bằng 0.
2. Hiện tượng cây ngô bị vàng lá là dấu hiệu thiếu hụt một hoặc nhiềuhơn các nguyên tố
khoáng sau: Fe, N, K, Mg, S, Mo (liệt kê đúng 5 trong 6 nguyên tố trên là được đủ điểm)
-Hai phương pháp khắc phục: cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu cho đất
và phun phân bón chứa các nguyên tố khoáng đó lên lá cây.
b) – Khi đất trồng bị kiềm tính với pH ≈ 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên tố N, S, Mo
nhưng không hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg.
- Giải pháp để khắc phục sự vàng lá khi đất có pH ≈ 8,0:
+ Trước tiên cần giảm pH củađất về trị số axit nhẹ (từ 5,0đến 6,5) bằng cách cung cấp thêm
cho đất sunfat hoặc S (vi sinh vật sẽ sử dụng S và giải phóng ra gốc sunfat làm giảm pH của
đất)
+ Sau đó cung cấp các loại phân bón có chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu(Fe, K và Mg) cho
đất

0,25

0,25
0.25
0,25
0,25

Câu 2. Quang hợp (2,0 điểm)
Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài thực vật C4) để so
sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây thí nghiệm giống
nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau
cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được
thống kê sau ba lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây.

Loài cây
Loài A
Loài B
Chỉ tiêu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lượng nước hấp thụ (L)
2,57
2,54
2,60
3,70
3,82
Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)
10,09
10,52
11,30
7,54
7,63
a. Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
b. Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
a. Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3.
- Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây loài A xấp xỉ
250/1, còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu nước thấp hơn là
thực vật C4; loài B có nhu cầu nước cao hơn là thực vật C3.
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây trong nhóm A cao
hơn nhóm B.
b. Theo phương trình quang hợp, để loài A và B tổng hợp được 170g đường (tương đương 1
phân tử C6H12O6) chỉ cần 216g nước (tương đương 12 phân tử H2O), tỷ lệ H2O hấp thụ/
C6H12O6 tổng hợp xấp xỉ 1 : 1. Trong khi, loài A và B có tỷ lệ H 2O hấp thụ/C6H12O6 tổng hợp
là 250-500/1. Chứng tỏ, phần lớn nước hấp thụ vào cây bị thoát ra ngoài khí quyển.
- Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ CO 2 trong lá
của các cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO 2. Do điểm bù CO2 của cây loài B (thực
vật C3) cao hơn nhiều so với điểm bù CO 2 của cây loài A (thực vật C4) nên khí khổng ở cây
loài B phải mở nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO2.
- Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO 2 kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều khiến
cho cây loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn (500g) so với loài A (250g) để tổng hợp 1g được
chất khô.
Câu 3. Hô hấp (1,0 điểm)
Thực vật có đáp ứng như thế nào về hô hấp như thế nào trong các trường hợp sau:
(1) Khi bón nhiều đạm.
(2) Cây bị sâu bệnh.
(3) Cây bị ngập úng.

Lần 3
3,80
7,51

Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5

Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
(1)- Bón thừa đạm  tăng hàm lượng NH3  NH3 tích lũy sẽ gây độc  Hô hấp tạo các ceto
axit (R-COOH kết hợp với NH3 aminno acid giải độc
(2) Khi bị nhiễm sâu bệnh  hô hấp tăng và giải phóng nhiệt.
+ Trong trường hợp này, quá trình hô hấp và photphoryl hóa là tách biệt và ATP được tạo ra ít
hơn, gốc phốt phát vô cơ nhiều hơn  tăng khả năng chống chịu.
+ Hô hấp tăng tạo ra nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình bảo vệ khác.
+ Mặt khác hô hấp tạo ra các sản phẩm khác như phenol, tanin, axit  sát trùng, giảm các độc
tố của tác nhân gây bệnh  oxi hóa chúng.
(3) Khi cây ngập úng, đất thiếu oxi, thiếu oxi cung cấp cho sự hô hấp của hệ rễ do vậy để đảm
bảo nhu cầu oxi cho hô hấp thì cây chuyên hóa có hệ rễ khí sinh để lấy oxi; ở các cây không
chuyên hóa sản sinh ethylen làm các tế bào vỏ rễ chết theo chương trình để tạo ra các ống
thông khí.

Điểm
0,25

0,5

0,25

Câu 4. Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (2,0 điểm)
1. Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa
vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng
đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa. Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng
không ra hoa ở loài thực vật B.
2. Xét ở góc độ sinh sản hữu tính, một số loài thực vật hoàn toàn tự thụ tinh, những loài khác lại hoàn toàn
không tự thụ tinh, một số loài thể hiện “chiến lược hỗn hợp”. Những chiến lược sinh sản này khác biệt nhau
về tiềm năng tiến hóa. Ở những loài tự không tương thích có ưu thế tiến hóa gì so với loài tự thụ tinh?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1. Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa
- Giả thuyết 1: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự ra hoa của cây không
phụ thuộc vào độ dài ngày, đêm. Có thể dự đoán cây ra hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều
kiện về nhiệt độ, lượng mưa….
0,5
- Giả thuyết 2: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây không ra hoa vào mùa
đông dù được kích thích bằng chớp sáng đỏ. Điều này có thể do liều lượng ánh sáng ngắt đêm
chưa đủ lớn, vì vậy cây không tích lũy đủ lượng P730. Để cây ngày dài ra hoa được trong điều
kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm bằng ánh sáng đỏ với liều lượng đủ
0,5
lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây.
2. Xét ở góc độ sinh sản hữu tính, một số loài thực vật hoàn toàn tự thụ tinh, những loài khác
lại hoàn toàn không tự thụ tinh, một số loài thể hiện “chiến lược hỗn hợp”. Những chiến lược
sinh sản này khác biệt nhau về tiềm năng tiến hóa. Ở những loài tự không tương thích có ưu
thế tiến hóa gì so với loài tự thụ tinh?
- Đảm bảo sự đa dạng di truyền vì giao tử chỉ có thể đến từ những cá thể khác nhau.
0,5
- Những loài tự không tương thích có thể sống được khi sáng lập quần thể nhỏ hoặc hình thành
quần thể mới sau hiệu ứng thắt cổ chai sẽ dần có vốn gen khác biệt với quần thể gốc, góp phần
tạo sự đa dạng di truyền.
0,5
Câu 5. Cảm ứng ở thực vật (1,0 điểm)
Vận động khép lá vào ban đêm của thực vật là tính ứng động ban đêm của lá. Hình 2 mô tả mô hình
tương tác của phytochrome, đồng hồ sinh học và IP 3 đến vận động khép lá. Thành phần A tượng trưng cho
đồng hồ sinh học. Hãy cho biết:
a. Proton được tăng cường giải phóng vào ban ngày hay ban đêm? Giải thích.
b. Tại sao khi có ánh sáng các lá cây lại có thể thoát khỏi trạng thái khép lá?
c. Tế bào có cơ chế điều chỉnh trạng thái nội cân bằng Ca2+ như thế nào?

Hình 2: Mô hình tương tác của phytochrome, đồng hồ sinh học và IP3 đến tính khép lá ở thực vật
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
a. Ban ngày, khi có ánh sáng → tác động tới phytochrome và được điều chỉnh bởi đồng hồ nội
sinh, → DAG (diacylglycerol) và IP3 tăng. IP3 làm tăng mức giải thoát canxi tự do. Ca 2+ và và
DAG tăng kích thích giải phóng proton.
0,5
+
b. Khi có ánh sáng → tế bào hấp thu K →sự di chuyển của nước vào trong tế bào → tế bào
trương nước, thoát khỏi trạng thái khép lá.
0,25
2+
c. Khi có ánh sáng → sự gia tăng Ca → trong tế bào kích thích bơm canxi để giải phóng
canxi dư thừa → Vận chuyển Ca2+làm giải phóng Ca2+ hoàn trả lại Ca2+ nội cân bằng
0,25
Câu 6. Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm)
1. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử Secretin,
Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương ứng của chúng.
Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế một con đường khác nhau trong
bốn con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin,
(2) Con đường tín hiệu CCK,
(3) Con đường tín hiệu VIP,
(4) Sự xuất bào.
Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong môi trường có hoặc không
có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP). Sau 24 giờ nuôi, sự tiết amilaza trong các môi trường được
xác định như bảng dưới. Ô đánh dấu (×) là dữ liệu không được mô tả.

Chất
Không có chất
Secretin
CCK
VIP
Thuốc
Không có thuốc
Không tiết
X
Tiết
X
Thuốc A
X
X
X
Tiết
Thuốc B
Không tiết
X
X
X
Thuốc C
X
Không tiết
X
Tiết
Thuốc D
Không tiết
Tiết
X
X
a. Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4) nêu trên. Giải thích.
b. Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường tiêu hóa. Giải thích
2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ một
lớp biểu mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na và Cl vào môi trường và nước từ
môi trường có xu hướng đi vào huyết tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm
các ion vô cơ và nước qua mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và
nước ngoài môi trường. Hình 3 cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá.

Hình 3. Cơ chế vận chuyển các ion qua biểu mô mang cá
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích.
(1) Ức chế bơm Cl- làm pH máu tăng.
(2) Nồng độ CO2 tăng do hoạt động trao đổi chất làm tăng vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô.
(3) Chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm dòng Na+ vào tế bào nhưng không ảnh hưởng đến dòng
HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang.
(4) Khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển trao đổi ion HCO3/Cl–
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1. a. Cơ chế tác động của thuốc
- Thuốc C ức chế con đường (1) Con đường tín hiệu Secretin; vì bổ sung VIP gây tiết, Secretin
0,25
không gây tiết, chứng tỏ thuốc C không ức chế sự xuất bào mà ức chế con đường tín hiệu của
Secretin.
- Thuốc A ức chế con đường (2) Con đường tín hiệu CCK; vì bổ sung VIP gây tiết, chứng tỏ
thuốc A không ức chế sự xuất bào; Thuốc C ức chế con đường tín hiệu Secretin, do đó, A ức
0,25
chế con đường tín hiệu của CCK.
- Thuốc D ức chế con đường (3) Con đường tín hiệu của VIP; vì bổ sung Secretin gây tiết,
chứng tỏ thuốc D không ức chế sự xuất bào. A ức chế con đường tín hiệu CCK, do đó, D ức
chế con đường tín hiệu của VIP. - Thuốc B ức chế con đường (4) Sự xuất bào. Vì mỗi thuốc ức
chế một con đường khác nhau, thuốc B ức chế con đường còn lại là sự xuất bào.
0,25
b.
- Thuốc B gây ra thải cacbohydrat nhiều nhất theo con đường tiêu hóa.
- Tác dụng của thuốc B ức chế tiết amilaza mạnh nhất so với ba thuốc còn lại. Giảm tiết
0,25
amilaza làm giảm tiêu hóa và hấp thu các chất cacbohydrat, dẫn đến tăng thải các chất
cacbohydrat theo đường tiêu hóa.
2. Về hô hấp
0,25
(1). Đúng, ức chế bơm Cl- là nguyên nhân làm tăng ion HCO3- trong máu, dẫn tới tăng pH của
máu.
0,25
(2) Đúng, vì CO2 tăng thì CO2 + H2O  H2CO3 HCO3- + H+ sẽ dẫn đến làm tăng hoạt động
của đối vận chuyển H+/Na+ và HCO3/Cl– qua biểu mô mang cá.
(3) Sai, vì khi có chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm ATP  làm giảm dòng Na+ vào tế
0,25
bào và giảm dòng HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang vì hai bơm này đều sử dụng ATP.
(4) Đúng, vì khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển
0,25
trao đổi ion HCO3/Cl– để đẩy HCO3- từ tế bào và trao đổi với ClCâu 7. Tuần hoàn (2,0 điểm)
1. Bác sĩ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, áp suất
trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người
này bị bệnh gì ở tim? Giải thích.
2. Một cháu bé bị khuyết tật tim bẩm sinh, da xanh và môi tím tái. Kết quả kiểm tra cho thấy tim của cháu
đập nhanh và có tiếng thổi trong tim được nghe rõ nhất trong giai đoạn tâm thu.
Hãy cho biết khẳng định nào sau đây liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh của cháu bé trên là đúng nhất?
Giải thích.

- Các van nhĩ thất hẹp.
- Van tổ chim (van động mạch) hở.
- Lỗ thông giữa các động mạch chủ và phổi chưa đóng kín.
- Vách ngăn tâm thất chưa đóng kín.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1. Người này bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ.
0,5
- ở người bình thường huyết áp tâm thất trái và động mạch chủ cao gần tương đương nhau.
Trong trường hợp này áp suất tâm thất trái cao (180 mmHg), nhưng huyết áp trong động mạch
chủ thấp hơn nhiều chứng tỏ lực tác động của máu lên cung động mạch chủ thấp, lượng máu
lên động mạch chủ thấp.
0,5
2. - Khuyết tật bẩm sinh của cháu bé liên quan đến vách ngăn tâm thất chưa đóng kín.
0,25
- Nếu van nhĩ – thất bị hẹp hay van động mạch (van tổ chim) bị hở gây trào ngược máu dội về
tim thì đó là những tiếng thổi lúc dãn tim. Nếu lỗ thông giữa hai động mạch chủ chưa đóng thì
tiếng thổi không chỉ nghe thấy trong giai đoạn tâm thu mà còn nghe thấy cả trong giai đoạn
0,5
tâm trương.
- Vì vậy, nếu chỉ nghe thấy tiếng thổi trong giai đoạn tâm thu thì đó phải là khuyết tật do vách
ngăn hai tâm thất chưa đóng kín. Tiếng thổi được tạo ra do dòng máu đi qua lỗ hở giữa hai tâm
thất khi tâm thất thu. Do lỗ hở giữa hai tâm thất, nên máu đi nuôi cơ thể có hàm lượng ôxi
0,25
giảm, dẫn đến kích thích làm tăng nhịp tim thông qua các thụ thể hóa học ở xoang động mạch
cảnh và cung động mạch chủ.
Câu 8. Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm)
Hình 4A miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế
này gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4. Bốn bệnh nhận E, F, G và H mỗi
người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước1, 2, 3, 4 trong quá trình gồm bốn bước này. Có hai test
kiểm tra cho những bệnh nhân này.
- Test 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác
nhau được xác định (Hình 4B).
- Test2 : mỗi học sinh được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu
của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 4C).

Hình 4. A- quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào
B- tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau
C- nồng độ glucose trong huyết tương tại các thời điểm khác nhau
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích
(1). Kết quả của Test 1 của bệnh nhân G được chỉ ra ở đường 1.
(2) Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test1 và 2 của bệnh nhân F.
(3). Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
(4). Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
(1) Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G. Vì thế, phần

trăm tế bào gắn với insulin tăng khi nồng độ insulin tăng. Tuy nhiên, % tế bào gắn insulin
không tăng lên sau đó vì các thụ thể đã bão hòa insulin (đường 1).
(2) Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bị thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì thế % tế bào liên
kết insulin thấp hơn bình thường ở nồng độ insulin tương đương (đường 2). Vì insulin không
làm tăng nồng độ gluco trong huyết tương của bệnh nhân này (đường 3).
(3) Sai vì, sự tiết insulin thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì vậy, đường biểu diễn nồng độ gluco trong
huyết tương có lẽ giảm sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 3 không phải là kết
quả kiểm tra của bệnh nhân E.
(4) Sai vì, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bình thường ở bệnh nhân H (đường 1). Sự vận
chuyển đường vào tế bào của bệnh nhân H bị hỏng. Vì vậy lượng đường trong huyết tương có
lẽ giảm không đáng kể sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 4 không phải là kết
quả kiểm tra của bệnh nhân H.

0,5
0,5
0,5
0,5

Câu 9. Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm)
1. Hoạt động của curare là cạnh tranh với axêtincôlin ở các vị trí thụ thể ở màng sau xináp của các nơron vận
động. Hãy cho biết curare ảnh hưởng như thế nào đến trương lực cơ? Giải thích.
2. Người bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc Digitalis. Thuốc này làm suy yếu
hoạt động của bơm Na-K, do đó gián tiếp ảnh hưởng lên hoạt động của bơm Na-Ca ở màng sinh chất của cơ
tim. Tại sao sử dụng thuốc Digitalis có thể làm tăng khả năng co bóp của cơ tim?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm

Điểm
0,5

1. - Trương lực cơ giảm.
- Curare cạnh tranh gắn với thụ thể với axêtincôlin, làm mất tín hiệu của axêtincôlin đến thụ
thể ở màng tế bào sau synap (tế bào cơ), do đó, không hình thành được điện thế hoạt động ở tế
bào cơ – không có co cơ.- Độ mạnh của trương lực cơ (sức cơ) phụ thuộc vào số lượng xung
thần kinh được gửi đến từ các nơron vận động điều khiển cơ. Curare ức chế hình thành điện
thế hoạt động ở màng sau synap. Do đó, làm giảm sự truyền xung thần kinh qua synap của các
0,5
nơron vận động đến cơ.
2. Thuốc Digitalis
- Thuốc gây suy yếu bơm Na-K, làm giảm đưa Na+ ra ngoài tế bào cơ, do vậy hàm lượng Na+
0,25
trong bào tương tăng.
- Tăng Na+ trong bào tương dẫn đến giảm chênh lệch nồng độ Ca 2+ hai bên màng. Vì vậy, bơm
0,25
+
2+
Na-Ca giảm chuyển Na vào và giảm đưa Ca ra khỏi tế bào cơ.
- Giảm đưa Ca2+ ra ngoài gây tăng Ca2+ trong bào tương và trong lưới nội chất (nhờ bơm Ca 2+).
0,25
2
- Khi xung thần kinh từ hạch tự động đến gây giải phóng nhiều Ca ra khỏi lưới nội nội chất
làm cơ tim co mạnh hơn.
0,25
Câu 10. Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (1,0 điểm)
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome -PCOS) là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ,
đặc trưng bằng sự tăng nồng độ testosterone và việc trứng không thể rụng. Buồng trứng có thể bị kích thích
để sản xuất nhiều testosterone hơn khi nồng độ insulin trong máu cao.
1. Khả năng bị bệnh PCOS ở phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường như thế nào?
2. Hãy đưa ra một số giải pháp bằng cách sử dụng hormon sinh dục để tăng khả năng thụ thai cho những
người phụ nữ bị bệnh trên?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1. Ở phụ nữ béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh PCOS vì người béo dễ có nồng độ đường
0,25
trong máu tăng cao, vì vậy buồng trứng bị kích thích để sản sinh nhiều testosteron.
2. - Sử dụng hormon kích thích trứng phát triển, chín và kích thích rụng trứng (FSH).
0,25
- Ức chế LH: thừa testosteron có thể do LH tiết ra nhiều.
0,25
- Estrogen của nữ một số dạng có thể được chuyển hóa thành testosteron
0,25
Câu 11. Nội tiết (2,0 điểm)

1. Thuốc Acetazolamide là loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của enzyme carbonic anhydrase
trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt động của enzyme này lại gây tăng thải Na + qua
nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước tiểu?
2. Một người bị mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn Escherichia coli thì hoạt động tim, pH máu và lượng
nước tiểu có thay đổi không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1- Enzyme carbonic anhydrase xúc tác hình thành H 2CO3 từ CO2 và H2O. H2CO3 phân li thành
0,25
H+ và HCO3- Thuốc ức chế hoạt động của carbonic anhydrase nên làm giảm hình thành H + trong tế bào
0,25
ống thận.
- Do H+ giảm nên bơm Na-K giảm chuyển H+ từ tế bào ống thận vào dịch lọc và giảm chuyển
0,25
Na+ từ dịch lọc vào tế bào ống thận.
- H+ vào dịch lọc giảm nên pH nước tiểu tăng.
- Do tế bào ống thận giảm tái hấp thu Na+ nên Na+ mất nhiều qua nước tiểu kèm theo H2O, gây
0,25
mất nhiều nước tiểu.
2.
- Tiêu chảy gây mất nhiều nước làm giảm huyết áp, thụ thể áp lực ở xoang động mạch
cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi thông tin về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.
0,25
- Xung thần kinh theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh lên, đồng thời
tuyến thượng thận tăng tiết adrênalin làm tim đập nhanh và mạnh lên.
0,25
+
- Huyết áp giảm gây tăng tiết renin, tăng anđôsterôn, do vậy tăng tái hấp thu Na và tăng
thải H+ vào nước tiểu. Kết quả là pH máu tăng.
0,25
- Huyết áp giảm làm áp lực lọc giảm do vậy lượng nước tiểu giảm. Ngoài ra, ADH và
anđôsterôn được tiết ra tăng cường tái hấp thu nước nên lượng nước tiểu giảm.
0,25
Câu 12. Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1,0 điểm)
Cây rong mái chèo (Vallisneria spiralis) là loài thực vật mọc đáy nước. Để quan sát cấu tạo giải phẫu lá của
nhóm thực vật này, người ta tiến hành các bước sau:
Bước 1: Dùng dao lam cắt lát lá cắt thật mỏng.
Bước 2: Ngâm mẫu vào một đĩa đồng hồ có bổ sung dung dịch Javen 12% trong thời gian 15 phút.
Bước 3: Dùng kim mũi mác để chuyển mẫu từ đĩa đồng hồ có đựng javen sang đĩa đồng hồ có đựng nước cất
để rửa mẫu. Quá trình này được lặp lại 3 lần.
Bước 4: Nhuộm hai mẫu trong dung dịch xanh mêtylen 1% ở đĩa đồng hồ trong thời gian 30 giây.
Bước 5: Rửa mẫu bằng nước cất (chỉ rửa 1 lần) tương tự như bước 3.
1. Giải thích cơ sở khoa học của các bước trên?
2. Hãy cho biết ba đặc điểm cấu tạo đặc biệt ở lá của cây rong để phù hợp với điều kiện sống ngập hoàn toàn
trong nước.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
1. Giải thích cơ sở
0,25
2. Ba đặc điểm:
- Không có khí khổng ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới, biểu bì cũng thường không có lớp
0,25
cutin.
0,25
- Mô xốp sắp xếp tạo ra các khoang chứa khí cung cấp CO2, O2 cho quang hợp và hô hấp.
0,25
- Mô dậu kém phát triển, lục lạp phân bố trong tế bào biểu bì để dễ hấp thu ánh sáng.
-----------------Hết----------------Giáo viên ra đề: Lã Thị Luyến 0977.204.907