Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Bắc Ninh đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:40:21 | Được cập nhật: 8 tháng 4 lúc 4:26:36 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 837 | Lượt Download: 25 | File size: 0.471552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
---------------

HDC ĐỀ XUẤT THI CHỌN HSG KHU VỰC
ĐBBB
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN : SINH HỌC 11
Thời gian làm bài : 180 phút
---------------------

Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
1. Phân biệt các các cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây ? (1,0 điểm)
Tiêu chí
Điều kiện

Hấp thụ thụ động
Có sự chênh lệch nồng độ:
Nồng độ cao  nồng độ thấp
Đặc điểm
Không có tính chọn lọc
Năng lượng
Không tiêu tốn năng lượng
Chất mang
Không cần chất mang
(Có 4 ý mỗi ý 0,25 điểm)

Hấp thụ chủ động
Ngược với građien nồng độ
Có tính chọn lọc
Tiêu tốn năng lượng
Cần chất mang

2. Bằng kiến thức thực tế, em hãy kể một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa
các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan mà cây dễ hấp thụ
?
Hd: Biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng
ion mà cây dễ hấp thụ như:
+ Làm cỏ sục bùn (0.25 điểm).
+ Cày phơi ải đất (0.25 điểm).
+ Cày lật úp rạ xuống (0.25 điểm).
+ Bón vôi cho đất chua (0.25 điểm).
Câu 2: Quang hợp (2,0 điểm)
Quan sát đồ thị, hãy cho biết mỗi đường cong biểu diễn hoạt động quang hợp
ứng với loại thực vật nào? Tại sao ?
Cường độ quang hợp

1.

- Đường cong A : thực vật C4(0.25 điểm).
- Đường cong B : thực vật C3(0.25 điểm).
Giải thích:
Cường độ chiếu sáng

- Điểm bão hòa ánh sáng thực vật C4 cao hơn thực vật C3(0.25 điểm).
Khi cường độ chiếu sáng cao  cường độ quang hợp thực vật C 4 cao hơn cường độ
quang hợp thực vật C3 (hoặc thực vật C4 thích nghi với cường độ chiếu sáng cao tốt
hơn thực vật C3) (0.25 điểm).
2. Trình bày con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực
vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng lượng
như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome →
plastocyanin → P700.
(0,25
điểm)
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực hiện
theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện gradien proton ở hai phía của màng
thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylacoid
ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP - sintêtaza.
(0,5 điểm)
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon (Pq) bơm
H+ từ ngoài màng thylacoid vào xoang trong màng, tạo ra thế năng proton nhất định
để thực hiện sự tổng hợp ATP.

(0,25 điểm)

Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm)
Lấy 2 lọ thuỷ tinh có gắn nhiệt kế vào nút lọ. Cho hạt nảy mầm vào lọ 1 và hạt khô
vào lọ 2 rồi đậy chặt nút. Đặt 2 lọ vào 2 thùng có chứa mùn cưa, để vào chỗ ấm, đo
nhiệt độ ban đầu. Xác định nhiệt độ 2 bình qua nhiệt kế sau khoảng thời gian 10h
thấy có sự toả nhiệt.
Hãy cho biết nguyên nhân sự toả nhiệt? Lọ 1 hay lọ 2 toả nhiệt mạnh hơn, giải
thích?
Hd:
Nguyên nhân sự toả nhiệt:
- Hô hấp ở hạt giải phóng năng lượng. (0.25 điểm).
- Năng lượng này đã làm tăng nhiệt độ trong bình thí nghiệm do bị bịt kín. (0.25
điểm).
Lọ 1 toả nhiệt mạnh hơn (0.25 điểm). Do: Nhu cầu năng lượng cần thiết cho hạt nảy
mầm có cường độ hô hấp cao hơn nhiều so với hạt khô  năng lượng toả nhiều 
làm tăng nhiệt trong bình. (0.25 điểm).
Câu 4: Sinh sản ở thực vật+ Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (2,0 điểm)

1.Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban
đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.
a. Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?
b. Ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh
sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích.
Hd: 1.
a.Cây đó phải là cây ngày ngắn (0,25điểm) vì cây ngày ngắn là cây đêm dài nay đem
ngắt quãng đêm dài thành hai đêm ngắn, nên không đủ thời gian che tối tới hạn, cây
sẽ không ra hoa.
(0,25điểm).
b. - Vì trong cây có sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitocrom. Phitocrom tồn tại
ở hai dạng: Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sáng là 660 nm), ký hiệu là
P660 có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra hoa của cây
ngày dài, dạng thứ hai hấp thụ ánh sáng đỏ xa (có bước sáng 730 nm), ký hiệu P 730 có
tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
(0,5 điểm)
- Hai dạng này có thể chuyển đổi thuận nghịch khi có tác động của ánh sáng
như sau:

P660

AS đỏ

P730

AS đỏ xa

(vẽ sơ đồ (0,5 điểm).
→ Do đó, ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đỏ
(trong thành phần của ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ) sẽ xuất hiện P 730 gây ức chế sự
ra hoa của cây ngày ngắn.(0,5 điểm)
Câu 5: Cảm ứng ở thực vật (1,0 điểm)
Một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm.
Sau một thời gian người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó
rễ lại mọc hướng xuống đất. Giải thích cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong
thí nghiệm này.
HD: - Ngọn cây mọc lên thẳng là do hướng sáng dương còn rễ cây phải mọc theo
hướng đất dương. (0,5 điểm).
- Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phía trên (phía có ánh sáng) chuyển về
phía dưới (phía không có ánh sáng), mặt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin

nên sinh trưởng nhanh hơn làm cho phần ngọn mọc thẳng lên gây ra tính hướng sáng
dương. (0,25 điểm).
- Ở rễ: Mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng auxin từ mặt trên
chuyển xuống gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ
quay xuống hướng đất dương. (0,25 điểm).
Câu 6: Tiêu hóa và Hô hấp ở động vật (2,0 điểm)
1. Tại sao động vật nhai lại tận dụng triệt để nguồn nitơ có trong thức ăn hơn động
vật khác?
2.Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người
này lặn được lâu hơn, tại sao?
b. Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu
nào đối với cơ thể
Hướng dẫn:
1. Động vật nhai lại tận dụng được triệt để nguồn Nitơ có trong thức ăn hơn các động
vật khác vì:
_ Có nguồn protein do vi sinh vật cung cấp. (0,25 điểm)
_ Tận dụng được triệt để nguồn Nitơ trong urê:
+ Urê đi theo đường máu và tuyến nước bọt. (0,25 điểm)
+ Urê có trong nước bọt lại được các vi sinh vật trong dạ dày sử dụng làm nguyên
liệu để tổng hợp các chất chứa Nitơ mà chủ yếu là protein, cung cấp cho cơ thể động
vật nhai lại. (0,25 điểm)
2.
a) Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO 2 trong máu do vậy chậm kích
thích lên trung khu hô hấp.(0,25 điểm)
b) Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng O2 trong máu không tăng lên. (0,25 điểm)
- Khi lặn thì hàm lượng O2 giảm thấp dần cho đến lúc không đáp ứng đủ O2 cho
não, trong khi đó hàm lượng CO2 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu
hô hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước để hít thở. (0,5 điểm).
- Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể gây ngất khi đang lặn.
(0,25 điểm)
Câu 7: Tuần hoàn (2,0 điểm)
1. Thuốc Nefedipine ức chế kênh Ca2+ trên màng sinh chất của tế bào cơ trơn. Tại sao
có thể sử dụng thuốc này để điều trị bệnh huyết áp?
hd:
Ca2+ đi vào tế bào cơ trơn trong mạch máu gây co cơ trơn, co mạch máu. (0,25 điểm)
Nefedipine ức chế kênh Ca2+ trên màng cơ trơn gây dãn cơ trơn trên thành
mạch máu làm mạch máu dãn. (0,25 điểm)
Mạch máu giãn dẫn đến huyết áp giảm. (0,25 điểm)

Thuốc này dùng để điều trị bệnh cao huyết áp. (0,25 điểm)
2. Bệnh có lỗ thông giữa hai tâm thất ở tim người sẽ gây ra hậu quả như thế nào đối
với trao đổi khí ở phổi và cung cấp máu cho các cơ quan? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
- Mỗi khi 2 tâm thất co thì máu từ tâm thất trái đi vào tâm thất phải qua lỗ thông
giữa hai tâm thất dẫn đến tăng áp lực trong tâm thất phải.
(0,25 điểm)
- Tăng áp lực trong tâm thất phải gây tăng áp lực trong vòng tuần hoàn phổi làm
huyết tương tràn ra khỏi mao mạch phổi gây ra phù phổi. Do phù phổi nên trao đổi
khí ở phổi giảm.
(0,25 điểm)
- Do một phần máu đi vào tâm thất phải nên lượng máu bơm lên động mạch chủ
giảm. Áp lực (huyết áp) và oxy trong máu giảm làm tim đập nhanh và mạnh lên.
(0,25 điểm)
Hậu quả lâu dài là suy tim và dẫn đến lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm.
(0,25 điểm)
Câu 8: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm)
1. Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucozơ trong máu (1,0
điểm)
Hd: Gan có vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ của nhiều chất trong huyết
tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. (0,25 điểm)
Vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucozơ trong máu đó là:
+ Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozơ máu tăng, tuyến tụy tiết ra insulin.
Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozơ thành glicogen dự trữ, đồng thời làm
cho các tế bào cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozơ  nồng độ glucozơ trở lại ổn
định.(0,25 điểm)
+ Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozơ
trong máu giảm, tuyến tuỵ tiết ra hoomon glucagôn. (0,25 điểm)
Glucagôn có tác dụng chuyển glicogen ở gan thành glucozơ đưa vào máu  nồng độ
glucozơ trong máu tăng lên và duy trì mức ổn định.(0,25 điểm)
2. Một người bị phù được hội chẩn chính xác là do rối loạn chức năng gan, cơ chế
sinh học nào giải thích hiện tượng này?
Cơ chế sinh học:
- Hầu hết các dạng protein trong huyết tương được sinh và phân hủy trong gan nên
gan có thể điều hòa nồng độ protein.
(0,25 điểm)
- Anbumin là loại protein chiếm chủ yếu, Anbumin có tác dụng điều hòa áp suất thẩm
thấu
(0,25 điểm)
- Xu hướng là Anbumin làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương so với áp suất
thẩm thấu của dịch mô, giúp giữ nước và giúp dịch mô thấm trở lại máu.(0,25 điểm)
- Nếu rối loạn chức năng gan  protein huyết tương giảm, áp suất thẩm thấu giảm 
nước ứ đọng ở các mô phù nề.
(0,25 điểm)

Câu 9: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm)
1. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình
truyền tin qua xináp thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử
dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza và sử dụng thuốc
C thì gây đóng kênh canxi ở xinap.
Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương?
Giải thích.
Hd:
Giải thích:
Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng
sau xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.
(0,25 điểm)
Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến
axetincolin không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. (0,25 điểm)
Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể
dẫn đến tử vong.
(0,25 điểm)
2+
Thuốc C làm Ca không vào được tế bào, axetincolin không giải phóng ra ở
chùy xinap, dẫn đến cơ không co được.
(0,25 điểm)
2. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon
nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?
hd: Hoocmon tiết ra ngay là chất hóa học trung gian Axetincolin, được giải phóng từ
các chuỳ xinap thần kinh. (0,25 điểm)
Ảnh hưởng hoạt động của tim:
+ Mới đầu axetylcolin được giải phóng ở chuỳ xinap thần kinh - cơ tim, kích thích
màng sau xinap mở kênh K+, dẫn đến giảm điện hoạt động ở cơ tim gây nên tim
ngừng đập. (0,25 điểm)
+ Sau đó, axetylcolin ở chuỳ xinap thần kinh - cơ tim cạn, chưa kịp tổng hợp.
(0,25điểm)
trong khi đó axetylcolin tại màng sau xinap đã phân huỷ (do enzim) nên tim đập trở
lại nhờ tính tự động. (0,25điểm)
Câu 10: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (1,0 điểm)
Hormon progesteron tác động lên tế bào của những cơ quan nào ? Hãy mô tả
ngắn gọn cơ chế tác động của hormon này lên tế bào đích
Hd: Hormon progesteron tác động lên tế bào của các cơ quan : tuyến yên, vùng dưới
đồi, niêm mạc tử cung. (0,25 điểm)
- Hormon progesteron tác động lên tế bào đích theo cơ chế hoạt hóa gen. (0,25 điểm)
+ Hormon này đi qua màng, kết hợp với thụ quan trong tế bào đích. (0,25 điểm)
+ Phức hợp hormon – thụ quan sẽ tác động lên gen tương ứng trên DNA, hoạt hóa
và khởi động sự phiêm mã tạo ra protein. Protein này sẽ trở thành enzym kích thích
hoạt động của tế bào. (0,25 điểm)
Câu 11: Nội tiết (2,0 điểm)

a. Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng
độ hoocmôn giải phóng hướng tuyến trên thận (CRH), hoocmôn kích thích miền vỏ
tuyến trên thân (ACTH) và hoocmôn cortizol trong máu? Giải thích?
b. Một bệnh nhân có hàm lượng cortizol trong máu cao bất thường. Nếu xác
định nồng độ hoocmôn trong máu bệnh nhân có thể biết được hoạt động của tuyến
yên hay tuyến thượng thận bị trục trặc hay không? Giải thích
hd:
a.

- Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính dẫn đến nồng độ các hoocmôn CRH,
ACTH trong máu tăng và nồng độ cortizol trong máu giảm. (0,25 điểm)
- Do nhược năng tuyến, các tế bào tuyến thượng thận hoạt động yếu, giảm dần
sản sinh và tiết cortizol vào máu. (0,25 điểm)
Theo cơ chế điều hòa ngược âm tính, nồng độ cortizol trong máu thấp làm
giảm tín hiệu ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên. (0,25 điểm)
Vì vậy, vùng dưới đồi và tuyến yên tăng sản sinh và bài tiết các hoocmôn CRH
và ACTH tương ứng vào máu. (0,25 điểm)
b.
- Nếu nồng độ ACTH cao và cortizol cũng cao là do tuyến yên trục trặc. (0,25 điểm)
Vì ở người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao gây ức chế tuyến yên làm
giảm tiết ACTH (0,25 điểm)
- Nếu nồng độ ACTH thấp nhưng nồng độ cortizol cao là do tuyến trên thận trục trặc.
(0,25 điểm)
Vì ở người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao sẽ gây ức chế lên tuyến
yên làm giảm tiết ACTH, dẫn đến giảm kích thích lên lên tuyến trên thận và giảm
cortizol trong máu. (0,25 điểm)
Câu 12: Phương án thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm)
Quan sát hình dưới đây về giải phẫu lá của một loài cây, hãy cho biết:

a. Lá của loài cây trên thuộc nhóm thực vật nào?

b. Trình bày một số đặc điểm đặc trưng về giải phẫu lá của nhóm thực vật đó.
Hướng dẫn:
a. Đây thuộc lá của nhóm cây hạn sinh, ưa sáng (0,25 điểm)
b. Đặc điểm:
- Lá dày, nhỏ.
- Tầng cuticun phát triển.
- Tỉ lệ diệp lục a/b thấp.
- Mô giậu phát triển.
(Thí sinh trả lời được 3 trong 4 ý cho điểm tối đa 0,75 điểm)
--------------------------Hết--------------------------