Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 15:28:43


Mục lục
* * * * *

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản sau:

1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn,… Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó.

2. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép sự pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố khác.

- Nếu tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay mượn là cần thiết vì nó làm phong phú thêm cho ngôn ngữ. Tuy nhiên không nên lạm dụng, bởi việc lạm dụng sẽ làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt.

Ví dụ: Các superstar thích dùng mobile phone loại xịn.

(Các siêu sao thích dùng điện thoại di động loại xịn).

- Ngay từ năm 1947, trong cuốn Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta.”

3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sử của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều được thể hiện trong đoạn văn:

Nhân vậtTừ ngữ được miêu tảĐặc điểm của nhân vật qua lời miêu tả
Kim TrọngRất mực chung tìnhDù chàng nghe lời Kiều nối duyên với Vân nhưng vẫn không nguôi nhớ và tìm kiếm Kiều.
Thúy VânCô em gái ngoanChấp nhận lời nhờ cậy, thay chị nối duyên với chàng Kim
Hoạn ThưNgười đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệtNgười nham hiểm, quỷ kế đa đoan, luôn làm mọi cách để đạt được mục đích
Thúc SinhAnh chàng sợ vợTuy rất yêu và động lòng thương Kiều nhưng sợ vợ, chỉ biết đứng nhìn khi Hoạn Thư đánh ghen
Từ HảiNhư vì sao lạ, bất chợt hiện ra rồi biến điLà anh hùng trong trời đất, giúp Kiều báo ân báo oán nhưng rồi cũng vì Kiều mà “chết đứng”.
Tú BàMàu da “nhờn nhợt”Một kẻ chuyên buôn hương bán phấn.
Mã Giám Sinh“Mày râu nhẵn nhụi”Bản chất trai lơ, lọc lừa, giả tạo.
Sở KhanhChải chuốt dịu dàngBề ngoài chải chuốt che đậy bản chất xấu xa bên trong
Bạc Bà, Bạc HạnhMiệng thề “xoen xoét”Bản chất lừa lọc, điêu trá.

=> Cả hai tác giả có sự sử dụng từ ngữ rất chính xác, thể hiện được nét tính cách đặc trưng, bản chất của nhân vật.

Câu 2: Đoạn văn hoàn chỉnh sau khi đã thêm các dấu câu.

   Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.

Câu 3: Từ gạch chân được thay thế bằng từ ngữ in đậm.

Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí file (tập tin) đồ họa, một hacker (tin tặc) xưng là “cocoruder” (người hâm mộ) đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành.


Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 11:02:57 | Lượt xem: 528

Các bài học liên quan