Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án sinh 9 tiết 23-24

59f31c82db51ad24fd5802d7a5e38b32
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:27:33 | Được cập nhật: 3 giờ trước (14:26:13) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 1100 | Lượt Download: 1 | File size: 0.244635 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần: 12 Tiết: 23 Ngày soạn: 09/11/2019 Ngày dạy: 11/11/2019 Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức) 1/Kiến thức - Trình bày được khái niệm về một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. - Giải thích và nắm được nguyên nhân, vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 2/Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Hoạt động nhóm Kĩ năng sống - Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực - Thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST - Tự tin bày tỏ ý kiến 3/ Thái độ. Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu II/ Phương pháp - Dạy học nhóm - Động não - Hỏi và trả lời - Vấn đáp tìm tòi - Trực quan III/ Chuẩn bị. - GV: Tranh các dạng đột biến, phiếu học tập - HS: Xem trước bài nội dung bài. IV/ Tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) (?) Đột biến gen là gì? Gồm các dạng nào? Cho thí thí dụ minh hoạ? (?) Nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? 3/ Bài mới. a/ Khám phá. Gv: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng di truyền qua các thế tế bào và cơ thể. Trong thực tế có một số tác nhân có thể làm phá vở cấu trúc của NST, dẫn đến sự thay đổi cách sắp xếp các gen trên đó và gây hại cho bản thân sv. Vậy đột biến cấu trúc NST là gì ? Gồm các dạng nào ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của nó ra sao. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề đó. b/ Kết nối Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n và một số dạng đột biến cấu trúc NST I/ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc - Gv: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là thể là gì? ADN, chính nhờ tự sao của AND dẫn đến sự tự nhân đôi của NST. Cấu trúc của NST có thể bị biến đổi bởi một tác nhân nào đó. - Gv: Y/c hs quan sát một số dạng đột biến cấu trúc NST và phân tích sơ lược hình vẽ. - Gv: Y/c hs thảo luận và hoàn thành phiếu học - HS: Tự quan sát hình vẽ tập. Phiếu học tập a b Nhiễm sắc thể ban đầu ABCDEFGH ABCDEFGH c ABCDEFGH STT 15’ - HS: Trao đổi nhóm và tự hoàn thành phiếu học tập theo y/c của gv. NST sau khi Tên dạng bị biến đổi đột biến - Mất đoạn H - Mất đoạn - Lặp đoạn BC - Lặp đoạn - Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB - Đảo đoạn - Gv: Từ kết quả bảng trên cho hs tự rút ra kết luận. (?) Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm các dạng - Đột biến cấu trúc NST là những nào ? biến đổi trong cấu trúc NST. - Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và t/c của ĐBCT NST II/ Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc - Gv: Y/c hs đọc thông tin và trả lời các câu hỏi NST sau: (?) Nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc - HS: Tự thu thập thông tin NST? - HS: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. + Môi trường trong do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của - Gv: Mở rộng và liên hệ thực tế về tác nhân lí NST dẫn đến sự thay đổi và cách học và hoá học có thể gây biến đổi trong cấu trúc sắp xếp các gen trên NST. của NST. + Môi trường bên ngoài là do các + Thuốc hoá học sử dụng trong nông nghiệp tác nhân vật lí và hoá học của (thuốc diệt cỏ dại, thuốc phòng trừ sâu bệnh...). ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc Liên hệ về cách sử dụng hợp lí, từ đó giáo dục hs NST. + T/n vật lí: Sốc nhiệt, tia tử ngoại, tia phóng xạ... (?) Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? - HS: Trải qua quá trình tiến hoá - Gv: Nêu một số thí dụ: lâu dài, các gen đã sắp xếp hài hoà + Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST thứ 21 gây ung trên NST, khi cấu trúc NST bị thư máu ở người. biến đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số + Tăng thêm một NST thể thứ 21 → bệnh đao lượng và cách sắp xếp gen trên đó (bé, lùn, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, thường gây hại cho sinh vật. ngón tay ngắn...) + Chỉ có một NST giới tính → bệnh Tơcnơ ( Chỉ có 1 NST giới tính: Bệnh nhân nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, đến lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, thường mất trí. - Gv: Bên cạnh những đột biến có hại, trong thực tiễn cũng có đột biến có lợi. - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận → 5’ 1’ - Tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại, nhưng cũng có trường hợp có lợi. Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Gồm các dạng nào? - Nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? - Nêu tính chất của đột biến nhiễm sắc thể? - Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho sinh vật và con người? cho một vài thí dụ minh hoạ để thấy được sự tác hại đó? Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi trang 66 - Xem trước nội dung bài 23 Tuần: 12 Tiết: 24 Ngày soạn: 09/11/2019 Ngày dạy: 13/11/2019 Bài 22: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức) 1/Kiến thức - Kể được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội). - Trình bày được cơ chế hình thành thể ba và thể một (2n + 1) và (2n – 1 ). 2/Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Hoạt động nhóm Kĩ năng sống - Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực - Thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu các dạng đột biến số lượng NST - Tự tin bày tỏ ý kiến 3/ Thái độ. Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu II/ Phương pháp - Dạy học nhóm - Động não - Hỏi và trả lời - Vấn đáp tìm tòi - Trực quan III/ Chuẩn bị. - GV: Tranh phóng to hình 23.1, 23.2 SGK - HS: Xem trước bài nội dung bài. IV/ Tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) (?) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó? (?) Nêu những nguyên nhân gây ra biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? 3/ Bài mới. a/ Khám phá. GV: Chúng ta đã biết tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng. Thí dụ ở người có số lượng 2n = 46, Tinh tinh 2n = 48, ruồi giấm 2n = 8, ngô 2n = 10, cải bắp 2n = 18...Tuy nhiên ở tế bào của một số loài về số lượng NST có thể biến đổi do sự phân li không bình thường trong giảm phân hoặc nguyên phân Vậy đột biến số lượng NST là gì ? Gồm các dạng nào? Cơ chế phát sinh ra sao? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu. b/ Kết nối Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể I/ Thể dị bội - Gv: Cần giới thiệu chung về k/n đột biến SLNST(độc biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST. - Gv: Y/c hs nhắc lại. (?) Thế nào là thể lưỡng bội, thể đơn bội, Kí hiệu - HS: Nhắc lại được: ? + Thể lưỡng bội có bộ NST chứa cặp NST tương đồng (2nNST) + Thể đơn bội: Bộ NS chứa một NST của mỗi cặp tương đồng - Gv: Chốt lại kiến thức cũ và y/c hs đọc thông (nNST) tin và quan sát hình 23.1 - Gv: Phân tích sơ lược hình vẽ và cho hs thảo - HS: Tự thu thập thông tin trong luận SGK (?) Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ? - HS: Chú ý lắng nghe (?) Thế nào là hiện tượng dị bội thể ? - HS: Các dạng: 2n + 1, 2n – 1 15’ - Gv: Cần đưa ra một số thí dụ: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế có một hoặc một cặp NST bị thay đổi về số lượng bào sinh dưỡng có một hoặc một Thí dụ: Ở lúa và cà chua là những cây lưỡng cặp NST bị thay đổi về số lượng. bội và có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng - Các dạng: 2n +1, 2n – 1 là 2n = 24  n = 12. ngoài ra người ta còn phát hiện cây lúa và cây cà chua có 2n = 25 NST là dạng (2n + 1) Ngược lại cũng có trường hợp khác chỉ có 2n - HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức = 23 NST là dạng (2n – 1) hoặc (2n – 2 ) Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hình thành thể ba và thể một (2n + 1), (2n – 1 ). II/ Sự phát sinh thể dị bội - Gv: Y/c hs quan sát hình 23.2 và thảo luận: Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong: + Trường hợp bình thường ? + Trường hợp bị rối loạn ? - HS: Bình thường: mỗi giao tử có một có 1 NST - HS: Nêu được: - Gv: phân tích hình vẽ cho hs thấy được có 1 + 1 giao tử có 2 NST NST không phân li trong giảm phân. + 1 giao tử không có NST - Gv: Y/c hs giải thích sự hình thành các thể dị bội có (2n + 1) và (2n – 1) - HS: Nêu được: + Giao tử mang cặp NST tương đồng kết hợp với giao tử chỉ mang một NST sẽ cho thể dị bội (2n +1) + Sự kết hợp giữa giao tử mang (?) Nêu hậu quả của hiện tượng thể dị bội ? một NST tương đồng và giao tử - Gv: Thông báo ở người tăng thêm 1 NST ở cặp không mang NST nào sẽ cho ra thể thứ 21 gây bệnh đao, mất 1 NST ở cặp thứ 21 dị bội (2n – 1 ) gây bệnh ung thư máu... - HS: Gây biến đổi hình thái, kích thước, màu sắc... ở thực vật 5’ 1’ - Gv: Liên hệ thực tế và cho hs tự rút ra kết luận → - Cơ chế phát sinh thể dị bội: Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NSt hoặc không có NST nào. - Hậu quả: Gây biến đổi hình thái ở thực vật hoặc gây bệnh NST. Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài - Thể dị bội là gì ? - Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào ? - Trình bài cơ chế phát sinh thể dị bội ? - Nêu hậu quả của hiện tượng thể dị bội ? Hoạt động 4: Hướng học ở nhà - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 68 - Xem trước nội dung bài 24