Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án sinh 9 tiết 17-18

a0eec3bb13e9ddb41cc6f493a047abb5
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:26:16 | Được cập nhật: 5 giờ trước (6:20:26) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 993 | Lượt Download: 1 | File size: 0.27188 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần: 8 Tiết: 15 Ngày soạn: 13/10/2019 Ngày dạy: 15/10/2019 Chương III: ADN VÀ GEN Bài: 15 : ADN I/ Mục tiêu. (chuẩn kiến thức) 1/ Kiến thức. - Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú đến nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit. 2/ Kĩ năng. - Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN đển nhận biết thành phần cấu tạo. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Kĩ năng sống - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi quan sát mô hình không gian của phân tử ADN 3/ Thái độ Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập. II/ Phương pháp - Động não -Trực quan - Vấn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề III/ Chuẩn bị. - GV: Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN - HS: Xem trước nội dung bài. VI/ Tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Các hoạt động dạy học a/ Khám phá: - Gv: Giới thiệu bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử. Như vậy đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN như thế nào, cấu trúc ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. b/ Kết nối: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hoá học, tính đặc thù 19’ Và tính đa dạng của ADN I/cấu tạo hoá học của phân tử ADN - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin quan sát mô hình hoặc tranh - HS: Tự thu nhận thông tin, quan sát hình, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến - ADN là 1 loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P - HS: Nuclêôtit - Gv: Giới thiệu sơ lược mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và cho hs trả lời các câu hỏi: (?) Nêu thành phần cấu tạo hoá học của ADN. (?) Đơn phân của ADN. (?) Gồm các loại nucleotit nào. gọi tên từng loại và cho biết kí hiệu. - Gv: Cần nhấn mạnh: + Là hợp chất hữu cơ + ADN là đại phân tử + Cấu tạo theo ngyên tắc đa phân + Đơn phân của ADN là nuccleotit (A, T,G, X) liên kết với nhau (?) Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng. 18’ - HS: Gồm 4 loại . A , T, G, X - ADN Là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X - HS: Nêu được: + Tính đặc thù do thành phần, số lượng các loại nucleotit + Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit - ADN mỗi loài được đặc thù thành phần, số lượng và trình tự sx của các nuclêôtit. - Do trình tự sx khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN - ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sv. - Gv:Tóm lại và cho hs kết luận.  Hoạt động 2: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN II/ Cấu trúc không gian của phân tử AND - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 15 và cho hs thảo luận: (?) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. - HS: Tự thu nhận thông tin - HS: ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch // xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên hidro tạo thành cặp. - HS: các căp liên kết: A – T, G – X (?) các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp. - HS: Thực hiện theo NTBS (?) Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau: – A – T – G – G – X – T– A – G – T – X Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ? - Gv: Có thể vận dụng vào bài tập - AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch // xoắn đều. Các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A – T, G – X. Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận.  5’ 2’ - Gv: Cần nhấn mạnh: Do NTBS của từng cặp nucleotit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Vì vậy, khi biết trình tự sx của nucleotit trng mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sx của các nucleotit trong mạch đơn kia. Hoạt động 3: củng cố và tóm tắt bài - Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN ? - Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ? - Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ? - Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau giữa theo nguyên tắc nào? Lấy TD chứng minh ? - Hệ quả của NTBS ? → Tính chất bổ sung của 2 mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại, về mặt số lượng và tỉ lệ đơn phân trong AND Câu 6: Lựa chọn a, b, c. (không y/c hs trả lời) Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr 47 (không làm bài tập 5,6) (GV hướng dẫn bài tập về nhà) - Đọc phần “em có biết” - Xem trước nội dung bài 16. Tuần: 8 Tiết: 16 Ngày soạn: 13/10/2019 Ngày dạy: 19/10/2019 Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I/Mục tiêu. 1/ Kiến thức.(chuẩn kiến thức) - Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung,bán bảo toàn - Nêu được chức năng của gen - Phân tích được chức năng của ADN 2/ Kĩ năng. - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Hoạt động nhóm 3/ Thái độ. Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập. Kĩ năng sống - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm - Kĩ năng thu thập tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tim hiểu các nguyên tắt tự nhân đôi của ADN II/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực - Động não - Trực quan - Vấn đáp - tìm tòi - Dạy học nhóm - Giải quyết vấn đề III/ Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN - HS: Xem trước bài VI/ Tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) (?) Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của phân tử ADN. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù. (?) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. 3/ Các hoạt động dạy học a/ Khám phá: Chúng ta đã tìm hiểu ở tiết trước và biết được thành phần, cấu tạo của phân tử ADN, đơn phân của AND. Tiếp theo để biết được AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào, bản chất của gen là gì ? Chức năng của ADN ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu. b/ Kết nối: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN 17’ I/ AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 16 và thảo luận: - HS: Tự thu nhận thông tin, quan sát sơ đồ tự nhân đôi của AND, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến (?) Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch cả ADN. (?) Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nucleotit nào liên kết với nhau thành từng cặp. - HS: Diễn ra trên 2 mạch - HS: Các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X. (?) Sự hình thành mạch mới ở 2 AND con diễn ra - HS: Mạch mới được hình thành dựa theo mạch khuôn của ADN mẹ như thế nào. 10’ - HS: Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ (?) Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ. - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo (?) Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa. nhờ đó 2 ADN con được những nguyên tắc nào. tạo ra giống ADN mẹ. đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. - Gv: Cần nhấn mạnh: + Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào,tại các NST ở kì trung gian. + Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách dần và các nucletit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nucletit trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới. + Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắt: Dựa theo mạch khuôn của ADN mẹ, các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắt: A – T, G – T. nguyên tắt giữ lại 1 nửa( bán bảo toàn) → Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của tự nhân đôi của NST. Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất và chức năng của gen II/ Bản chất của gen - Gv: Y/c hs đọc thông tin - HS: Tự thu nhận thông tin (?) Cho biết bản chất hoá học của gen. - HS: Bản chất hoá học của gen là ADN (?) Nêu chức năng của gen. - HS: Lưu giữ thông tin, qui định cấu trúc - Gv:Gen (nhân tố di truyền). Các nhà khoa học đã prôtêin 6’ 5’ 1’ xác định gen nằm trên NST và bản chất hoá học của gen chủ yếu là ADN - Gv: Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen. Thí dụ: Ruồi giấm có khoảng 4000 gen, ở người có - Bản chất hoá học của gen là ADN - Mỗi gen khoảng 3,5 vạn gen. Các gen này đều được phân bố cấu trúc là 1 đoạn mạch của ADN, lưu giữ trên NST. thông tin qui định cấu trúc của 1 loại prôtêin - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận.  Hoạt động 3: Tìm hiệu chức năng của ADN III/ Chức năng của ADN - Gv:Y/c hs đọc thông tin - HS: Tự thu nhận thông tin trong SGK (?) Cho biết chức năng của ADN - ADN có 2 chức năng quan trọng - Gv: Bản chất hoá học của gen là ADN. Vì vậy + Lưu giữ thông tin di truyền ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là + Truyền đạt thông tin di truyền thông tin về cấu trúc của prôtêin.chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì đặc tính của từng loại ổn định qua các thế hệ. Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trên mấy mạch của ADN ? - Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp - Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ? - Cho biết ADNtự nhân đôi theo những nguyên tắt nào ? - Bản chất hoá học của gen và chức năng ? - Chức năng của ADN ? Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài, là bài tập 4 trang 50 (Gv hướng dẫn) - Xem trước nội dung bài 17, kẽ bảng 17 vào vở bài tập