Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án Sinh 8 bài 18

8a81edb5c76b7d09e0f7089d9e341635
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 13:08:25 | Được cập nhật: hôm kia lúc 7:00:16 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 596 | Lượt Download: 3 | File size: 0.020716 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần 9

Ngày soạn: 11/10/2020

Tiết 17

Ngày dạy : 4/11/2020

VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH.

VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được khái niệm huyết áp.

  • Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.

  • Trình bày điều hòa tim và hệ mạch bằng thần kinh.

  • Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.

  • Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.

2. Kỹ năng

  • Thu tập thông tin kênh hình .

  • Tư duy khái quát hoá. Vận dụng kiến thức vào thực tế

3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.

a, Các phẩm chất:

  • Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.

b, Các năng lưc chung:

  • Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.

c. Các năng lực chuyên biệt.

  • Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Bài giảng powerpoint

  • Máy đo huyết án: cơ, điện tử.

  • Đồ dùng: -Tranh vẽ màu phóng to các hình bài 18 SGK

2. Học sinh

  • Xem trước bài : Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A.Hoạt động khởi động.

1. Kiểm tra bài cũ (3p)

  • Nêu cấu tạo của tim?

  1. Khởi động (7p)

Tình huống trải nghiệm:

  • GV mời 2 nhóm học sinh mỗi nhóm từ 2 đến 3 người tham gia trải nghiệm, giới thiệu máy đo huyết áp và hướng dẫn cách sử dụng cho học sinh

  • Tình huống:

Nhóm 1: Sử dụng máy đo huyết áp điện tử đo huyết áp cho các thành viên trong nhóm

Nhóm 2: Sử dụng máy đo huyết áp cơ đo huyết áp cho các thành viên trong nhóm

  • Câu hỏi tình huống:

Khi đo huyết áp bằng máy đó huyết áp điện tử e thu được kết quả gì?

=> con số trên máy đo huyết áp thể hiện điều gì?

Khi đo huyết áp cơ qua ống nghe e nghe được âm thanh gì?

=> âm thanh đó thể hiện điều gì?

  • Huyết áp là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn?

B. Hoạt động hình thành kiến thức. 25p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch (15p)

-PP: DH nhóm

-Kĩ thuật: chia nhóm, động não

-Hình thức tổ chức:DH theo nhóm

-Năng lực: Tự học, hợp tác, quan sát, phân tích, khái quát hóa, sử dụng ngôn ngữ sinh học

-Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm

    1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 8 nhóm tham gia trò chơi “mảnh ghép diệu kỳ”

GV Phát cho các nhóm mảnh ghép cần hoàn thiện. Các nhóm thảo luận, tìm ra bức tranh hoàn chính

GV gợi ý câu hỏi

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ?

- Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe ? vận tốc máu động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu ?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ?

    1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận thực hiện ghép các mảnh ghép.

    1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm hoàn thiện sẽ trao đổi kết quả với nhóm bên cạnh để đánh giá chéo.

Gv treo kết quả 2 nhóm nhanh nhất lên bảng

Các nhóm quan sát, nhận xét, so sánh kết quả với nhóm mình

    1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv chốt kiến thức

      1. Vận chuyển máu trong hệ mạch.

- Sự vận chuyển máu qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

+ Khi tâm thất co tạo huyết áp tối đa.

+ Khi tâm thất dãn tạo huyết áp tối thiểu.

- Ở động mạch vận tốc lớn hơn là do sự co giãn của thành mạch.

- Ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ

+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.

+ Sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra

+ Van một chiều

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vệ sinh hệ tim mạch (10p)

-PP: DH nhóm

-Kĩ thuật: chia nhóm, khăn trải bàn.

-Hình thức tổ chức:DH theo nhóm

-Năng lực: Tự học, hợp tác, quan sát, phân tích, khái quát hóa, sử dụng ngôn ngữ sinh học

-Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 8 nhóm, phát phiểu học tập trên bảng phụ.

Các nhóm chẵn: ? Thảo luận nêu các tác nhân gây hại tới tim mạch

Các nhóm lẻ: ? Biện pháp bảo vệ tim mạch tránh tác nhân có hại

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong SGK tr59 ghi ý kiến cá nhân của mình trên phiếu học tập.

Các nhóm tập hợp ý kiến chung ghi trên phiếu học tập của nhóm.

  1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm trao đổi kết quả của nhóm để đánh giá chéo. Nhóm chẵn đổi cho nhóm lẻ.

GV yêu cầu 2 nhóm đại diện treo bảng phụ.

  1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv chữa phiếu học tập, chốt kiến thức

II. Vệ sinh tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.

- Có nhiều tác nhân có hại cho tim mạch:

+ Hút thuốc: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch

+ Béo phì

+ Ít vận đông, hoạt động thể dục thể thao.

+ Căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia,

+ Tăng huyết áp

+ Khuyết tật tim, xơ phổi.

+ Sốc mạnh, mất máu, sốt cao.

+ Chất kích thích, mỡ động vật.

+ Luyện tập quá sức.

+ Một số vi rút, vi khuẩn.

2. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:

- Tránh các tác nhân gây hại

- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

- Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT thường xuyên đều đặn vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.

C.Hoạt động luyện tập (6')

Câu 1. Huyết áp tối đa đo được khi

A. tâm nhĩ dãn. B. tâm thất co.

C. tâm thất dãn. D. tâm nhĩ co.

Câu 2. Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp lớn nhất ?

A. Động mạch cảnh ngoài B. Động mạch chủ

C. Động mạch phổi D. Động mạch thận.

Câu 3. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ?

A. Bệnh nước ăn chân B. Bệnh tay chân miệng

C. Bệnh thấp khớp D. Bệnh á sừng

Câu 4. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ?

A. Kem B. Sữa tươi C. Cá hồi D. Lòng đỏ trứng gà

Câu 5. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

D. Hoạt động vận dụng (3’)

? Cần làm gì để có hệ tim mạch khoẻ mạnh?

Nên thực hiện 5 thói quen sau để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch:

  • Không hút thuốc lá;

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày;

  • Ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, ít chất béo bão hoà, giảm lượng muối và rượu bia);

  • Kiểm soát cân nặng;

  • Huyết áp; đường huyết và cholesterol máu.

  1. Hoạt động tìm tòi và mở rộng (1’)

Giải thích vì sao ở các vận động viên lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ O2 cho cơ thể

TL : Vì mỗi lần đập tim bơm để được nhiều máu hơn, nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

* Rút kinh nghiệm

..........................................................................................................................................................................................................................................................................