Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án PTNL Giáo dục công dân lớp 8

a71dc4339a5e8ee5a93d1398404fcdc2
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 11 tháng 10 2021 lúc 14:42:35 | Được cập nhật: 6 giờ trước (19:07:00) | IP: 10.1.29.98 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 762 | Lượt Download: 0 | File size: 1.09824 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 1 – BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải

- Nếu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phỉa

- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Về kỹ năng:

- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1- Thầy: SGK, SGV, tư liệu tham khảo.

  • Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4.Phương án kiểm tra đánh giá :

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5.Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe

? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?

* Thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh suy nghĩ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao...

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống

2.Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề,

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho hs quan sát trên máy chiếu 3 mục 123

? Đọc câu chuyện và các tình huống trong mục ĐVĐ

1. Nhận xét việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?

2. Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao ?

Gv nhận xét: ….Xung quanh chóng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải

2. Phương thức thực hiện : Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

-Phiếu học tập nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành ba nhóm

- Phát phiếu học tập ghi ba câu hỏi

1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải?

2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?

3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?

* Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

- Các nhóm báo cáo

* Đánh giá kết quả

GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3 : Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập a,b trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

Bài a:

Bài b

Bài c

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I.Đặt vấn đề.

II. Nội dung bài học.

1. Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải

- Lẽ phải: là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải:

+ bảo về, công nhận, tuần theo và ủng hộ những điều đúng đắn,

+ biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực,

+ không chấp nhận và không làm những điều sai trái ...

2. Biểu hiện

- chấp hành tốt nội quy nơi sống làm việc và học tập

3. Ý nghĩa.

- Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp.

- Lam lành mạnh mối quan hệ xã hội, thức đẩy xã hội phát triển

III. Bài tập

Bài tập 1.(4)

Trả lời

Em lựa chọn cách giải quyết:

(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án

Trả lời

Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ  và hành vi của mình theo hướng tích cực.

3( 5-sgk)

Trả lời

Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.

4. Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Trả lời

Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.

5. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.

Trả lời

-       Thật vàng, không sợ lửa.

-       Nói phải củ cải cũng nghe.

Danh ngôn

Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"

6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?

Trả lời

-       Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

-       Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

-       Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

-        Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

-        Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động: Quan điểm về lẽ phải

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs :Bày tỏ ý kiến của em về nhận xét sau :

Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến

- Dự kiến sản phẩm o đồng tình vì ;Lẽ phải thuộc về chân lí, chính nghĩa. Kẻ mạnh, người giàu … bất cứ ai cũng phải tôn trọng lẽ phải. Mọi người tôn trọng lẽ phải làm cho xã hội công bằng và tốt đẹp hơn…

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày quan điểm

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Sưu tầm những câu chuyện câu ca dao tục ngữ kể về những tấm gương tôn trọng chân lí, lẽ phải

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 2 – BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

I. Mục tiêu cần đạt.

A/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.

- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều tôn trọng lẫn nhau.

2.Về kĩ năng:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

- Hs rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi cho phù hợp.

3. Về thái độ:

-Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ững xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án SGK, giáo án, bút da, giấy khổ lớn, phiếu học tập

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. THoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4.Phương án kiểm tra đánh giá :

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5.Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV viết lên bảng phụ câu ca dao

Điền từ vào dấu ………. Hoàn thành câu ca dao sau

……….. chẳng mất tiền mua

………………… mà nói cho vừa lòng nhau

? Cha ông ta muốn khuyên nhủ con cháu điều gì qua câu ca dao trên?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa lòng, biết tôn trọng người khác

* Đánh giá kết quả

Gv : Lời nói là sản phẩm ngôn ngữ đánh dấu sự tiến hóa văn minh của con người. Cân nhắc, suy nghĩ trước khi nói sao cho phù hợp vừa lòng người nghe là thể hiện sự tôn trọng người khác. Trongcuộc sống sinh hoạt học tập lao động hàng ngày chúng ta có nhiều mối quan hệ với rất nhiều người xung quanh ta. Nếu chúng ta biết tôn trọng người khác thì cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng của người khác với mình Vậy thế nào là…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác , học tập và làm theo tấm gương tốt

2.Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề,

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho hs quan sát trên máy chiếu 3 mục 123

? Đọc câu chuyện và cấc tình huống trong mục ĐVĐ

1. Nhận xétcách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

2. Theo em trong những hành vi đó hành vi nào đáng để chúng ta học tập hành vi nào đáng để chúng ta phê phán? Vì sao?

* Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm báo cáo

* Đánh giá kết quả

Gv nhận xét kết luận: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế diễu người khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích, phải biết cư xử có văn hóa đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa và cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác , cách rèn luyện tính tôn trọng người khác

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

-Phiếu học tập nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- Phát phiếu học tập ghi 4câu hỏi

1. Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác

2. Kể những biểu hiện tôn trọng người khác ?

3. Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?

4. Cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?

* Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

- Các nhóm báo cáo

* Đánh giá kết quả

GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3 : Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập a,b trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

Bài a:

Bài b

Bài c

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

  1. Đặt vấn đề

II. Nội dung bài học

1- Tôn trọng người khác

- Đánh giá đúng mức coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác

-Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người

2. Biểu hiện

-Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác,tôn trọng sở thích thói quen, điểm riêng của người khác

3- ý nghĩa.

- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng.

4- cách rèn luyện.

- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.

III. Bài tập.

Bài tập 1.

Trả lời

- Các hành vi: (a), (i) là thế hiện sự tôn trọng người khác vì những hành vi đó thể hiện sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa.

- Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.

2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây ?Vì sao?

a)  Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình ;

b)   Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác ;

c)  Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời

Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (b),(c). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sông có văn hóa của mỗi người. 

3. (10-sgk)

-  Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.

4. Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

- Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang.

- Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

Tục ngữ:-  Kính già yêu trẻ.

- Áo rách cốt cách người thương

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động , nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs :Dự kiến cách ứng xử của em trong tình huống sau: Ngày chủ nhật em ra chợ thì gặp cô giáo đã dạy em hồi lớp 1

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc theo nhóm

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến

- Dự kiến sản phẩm: Học sinh chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Sưu tầm những câu chuyện câu ca dao tục ngữ kể về những tấm gương tôn trọng người khác

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 3 – BÀI 3: LIÊM KHIẾT

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Về kiến thức:

- Hiểu đư­ợc thế nào là liêm khiết;

- Nêu đư­ợc một số biểu hiện của liêm khiết.

- Hiểu đư­ợc ý nghĩa của liêm khiết.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính

- Biết sống liêm khiết, không tham lam.

3. Về thái độ:

- Kính trọng, ủng hộ và học tập những tấm gư­ơng của những ng­ời liêm khiết, đồng thời biết phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

4. Các kĩ năng sống cơ bản đư­ợc giáo dục:

- Kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết.

- Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái liêm khiết.

- Kĩ năng tư­ duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện tráI liêm khiết.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 8;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu tình huống thể hiện sự liêm khiết

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2: liên hệ thực tế tìm biểu hiện của sự liêm khiết trong cuộc sống

- Phương pháp: thảo luận nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật: kĩ thuật đặt câu hỏi

* HĐ 3 : Tìm hiểu nội dung bài học : khái niệm và ý nghĩa của liêm khiết

- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Hoạt động Khởi động

* Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về liêm khiết và tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức này.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Treo bảng phụ:

1.“Đói cho sạch, rách cho thơm”.

2. “Bần tiện bất năng dâm

Phú quý bất năng di

Uy vũ bất năng khuất »

.? HS đọc các câu nói.

? Ý nghĩa của các câu nói trên là gì? ? Em rút ra được bài học gì từ câu nói đó?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Giữ được phẩm chất trong sáng, không bị hoàn cảnh làm cho ảnh hưởng…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

Từ x­a đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho đư­ợc sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn.

B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

  • Cách tiến hành

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được những vấn đề về liêm khiết trong một số tình huống cụ thể.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV : Gọi học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề.

GV : tổ chức HS thảo luận nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm TL 4 câu hỏi sau :

Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì?

Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dư­ơng Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì?

Câu 3. Hành động của Bác Hồ đ­ược đánh giá như­ thế nào ?

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ? Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

+ Câu 1: Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế.

- Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu.

- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi

- Không nhận món quà của tổng thông

- Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

+ Câu 2:

- Từ chối vàng bạc Vư­ơng Mật mang đến biếu.

- Ông nói tiến cử ng­ười làm việc tốt chứ không cần vàng.

- Đức tính thanh cao, vô t­ư không vụ lợi.

+ Câu 3:

- Cụ sống như­ những người Việt Nam bình thư­ờng

- Kh­ước từ nhà cửa, quân phục ,huân huy chương

- Cụ là ngư­ời Việt Nam trong sạch và liêm khiết.

+Câu 4:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV nhận xét, bổ sung .

I. Đặt vấn đề.

1- Nhận xét tình huống .

- Bà Mari Quy-ri không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

- Hành động của Dương Chấn thể hiện đức tính thanh cao, vô tư­ không vụ lợi.

- Bác Hồ là ng­ười Việt Nam trong sạch và liêm khiết.

2- Bài học .

- Những cách xử sự đó là những tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

- Những cách xử sự đó nói nên lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi vật chất.

Hoạt động 2 : liên hệ thực tế tìm biểu hiện liêm khiết trong cuộc sống

1. Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, tìm được những biểu hiện sự liêm khiết trong cs.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- kết quả trên phiếu HT của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức học sinh liên hệ thực tế tìm hiểu những tấm g­ương liêm khiết.

GV sử dụng phiếu có in câu hỏi tr­ước.

Câu 1. Việc học tập đức tính liêm khiết đối với chúng ta có phù hợp và cần thiết không ? Có ý nghĩa gì không ?

Câu 2. Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hành ngày .

Câu 3. Nêu những hành vi tráI với đức tính liêm khiết.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

+ Việc học tập đó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nên rất cần thiết và có ý nghĩa.

+ Làm giàu bằng tài năng, sức lực.

- Kiên trì học tập, v­ươn lên bằng sức lực của mình .

- Tr­ưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất.

- Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng .

- ông B bỏ vốn xây dựng công ty giảI quyết công ăn việc làm cho mọi ng­ười.

+ Làm giàu bằng tham ô, móc ngoặc

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3 : Tìm hiểu Nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là liêm khiết, ý nghĩa và cách rèn luyện.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? Em hiểu thế nào là liêm khiết? Biểu hiện của Liêm khiết trong cs?

? ý nghĩa của đức tính liêm khiết?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

C. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập SGK

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Những hành vi nào thể hiện sự liêm khiết?

II. Nội dung bài học:

1. Liêm khiết.

- Là phẩm chất đạo đức của con ngư­ời thể hiện lối sống trong sạch không hám danh, hám lợi, không bận tâm với những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.

2. Biểu hiện:

Không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ; không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để m­u lợi cho bản thân.

3.ý nghĩa

- Sống liêm khiết giúp con ng­ười thanh thản, đư­ợc mọi ng­ời quý trọng, tin cậy, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

4. Cách rèn luyện

- Đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết

- Phê phán hành vi thiếu liem khiết

- Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết.

III. Bài tập .

Bài tập 1.

- Đáp án: Các hành vi liêm khiết là 1,3,5 và 7.

- Hành vi không liêm khiết là 2,4 và 6.

Bài tập 2.

Đáp án: không đồng tình với tất cả các ý kiến trên

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

? Kể một câu chuyện hoặc một vài tình huống trong cs thể hiện sự liêm khiết mà em biết ?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là việc làm thể hiện sự liêm khiết

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán

* Cách tiến hành

- S­ưu tầm ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện nói về sự liêm khiết

VII. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 4 – BÀI 4: GIỮA CHỮ TÍN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Thế nào là giữ chữ tín.

- Những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày .

- ý nghĩa của giữ chữ tín.

2. Về kĩ năng:

- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Biết giữ chữ tín với mọi ng­ời trong công việc hàng ngày.

3. Về thái độ:

Có ý thức giữ chữ tín.

4. Các kỹ năng và năng lực:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định trong những tình huống liên quan đến phẩm chất giữ chữ tín.

- Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý t­ưởng vầ phẩm chất giữ chữ tín.

- Kĩ năng t­ duy phê phán đối với các biểu hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.

II. Chuẩn bị

1. GV: - Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 8

- Giấy khổ rộng, bút dạ,

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Chuẩn bị của học sinh:

2. HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về Đặt vấn đề

- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

- Khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện của việc giữ chữ tín

- Phương pháp: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

A. Khởi động

1. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc giữ chữ tín

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

A. Hoạt động khởi động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nêu tình huống

Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng đ­ược thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đểu không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa . Nh­ưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.

Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?

Hành vi của Hùng có tác hại gì?

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. HĐ hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

  • Cách tiến hành

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được những vấn đề về việc biết giữ lời hứa, trách nhiệm với việc làm của mình-> Giữ chữ tín

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: cho học sinh đọc kỹ mục đặt vấn đề trong SGK.

Tổ chức lớp thành 4 nhóm thảo luận các nội dung sau:

Câu 1. Tìm hiểu những việc làm của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử làm nh­ư vây?

Câu 2. Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vây?

Câu 3. Ngư­ời sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với ngư­ời tiêu dùng ? Vì sao ?

Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì ? Vì sao không đ­ược làm tráI các quy định kí kết ?

Câu 4. Theo em trong công việc, những biểu hiện nào đ­ợc mọi ng­ười tin cậy và tín nhiệm ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

Nhóm 1.

- Nư­ớc Lỗ phải cống nạp cái đỉnh cho nước Tề . Vua Tề chỉ tin ng­ười mang đi là Nhạc Chính Tử .

- Nh­ưng Nhạc Chính Tử không chiụ đưa sang vì đó là chiếc đỉnh giả .

- Nếu ông làm như­ vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông .

Nhóm 2.

- Em bé ở Pác Bó nhờ Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa.

- Bác làm như­ vậy vì Bác là người trọng chữ tín.

Nhóm 3.

- Đảm bảo mẫu mã, chất l­ượng ,giá thành sản phẩm , thái độ……… vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng

- Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian, uy tín…..đặc biệt là lòng tin

Nhóm 4.

- Làm việc cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm , trung thực.

* Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau , không biết giữ chữ tín.

* Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : tổ chức học sinh liên hệ , tìm hiểu những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín.

Câu 1. Muốn giữ đ­ược lòng tin của mọi người thì chúng ta cần làm gì?

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao ?

Câu 3. Tìm ví dụ thực tế không giữ lời hứa nh­ng cũng không phải là không giữ chữ tín.

Câu 4. GV dùng bảng phụ: em hãy tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.

I. Đặt vấn đề .

* Bài học : Chúng ta phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa, có trách nhiệm với việc làm.

Giữ chữ tín sẽ đ­ợc mọi ngư­ời tin yêu và quý trọng.

- Làm tốt công việc đư­ợc giao , giữ lời hứa, đúng hẹn , lời nói đi đôi với việc làm , không gian dối.

- Giữ lời hứa là quan trọng nhất , song bên cạnh đó còn những biểu hiện như kết quả công việc , chất l­ượng sản phẩm , sự tin cậy.

- Bạn A hứa đi chơi với B vào chủ nhật , như­ng không may hôm đó bố bạn B bị ốm nên bạn không đi đ­ược .

Hàng ngày

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

Gia đình

…………… ..........................

................................................

Nhà trường

................................................

...............................................

Xã hội

.................................................

....................................................

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện của việc giữ chữ tín.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là giữ chữ tín?

? ý nghĩa của việc giữ chữ tín ?

? Cách rèn luyện giữ chữ tín là gì ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Em hãy giải thích câu :

Ng­ười sao một hẹn thì nên

Ngư­ời sao chín hẹn thì quên cả mư­ời” .

Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa”.

C.Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV kết luận: Tín là giữ lòng tin của mọi ng­ười. Làm cho mọi ng­ười tin tưởng ở đức độ, lời nói, vịêc làm của mình.Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không biết trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo li.

II. Nội dung bài học .

1. Giữ chữ tín.

- Coi trọng lòng tin của ng­ười khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

2. ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

- Đ­ược mọi ng­ời tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi ng­ời đoàn kết và hợp tác.

3. Cách rèn luyện .

- Làm tốt nghĩa vụ của mình

- Hòan thành nhiệm vụ

- Giữ lời hứa, đúng hẹn

- Giữ lòng tin

III. Bài tập .

Bài tập 1. - Đáp án đúng: b là giữ chữ tín vì hoàn cảnh khách quan

- a,c,d,đ không giữ chữ tín

Bài tập 2.

- Làm việc cẩu thả

- Nói hay làm dở

- Để bổ mẹ, anh chị nhắc nhở nhiểu

-Th­ờng xuyên vi phạm kỷ luật nhà trường

- Mắc lỗi nhiều lần không sửa chữa

- Nhiều lần không học bài

- Nghỉ học hứa chép bài song không thuộc bài

- Học sinh tự bày tỏ quan điểm của mình . Đây đều là những biểu hiện của hành vi không biết giữ chữ tín.

Bài tập 3. Sắm vai

Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nh­ưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.

D. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

? Kể một câu chuyện hoặc một tình huống trong cs thể hiện việc giữ chữ tín?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Mục tiêu

HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là giữ chữ tín

Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán

* Cách tiến hành

GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Sưu tầm những mẩu chuyện, những câu danh ngôn nói về việc v\giữ chữ tín

* Rút kinh nghiệm

Tuần 5 Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 5 - Bài 5:

Pháp luật và kỷ luật

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS hiểu:

1. Về kiến thức:

- Thế nào là pháp luật và kỉ luật

- Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

- Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

2. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi

- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật

3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng PL và KL; phê phán những hành vi vi phạm PL và Kl

4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các họat động

A. HĐ khởi động

1. Mục tiêu:

- HS sử dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống trong thực tiễn cuộc sống

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Vào đầu năm học nhà trường tiến hành phổ biến nội quy trường học cho toàn HS trong nhà trường

? Những việc làm trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì?

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu

- HS trình bày

- Dự kiến sp:

*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS chỉ ra được những hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả nghiêm trọng của nó

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho học sinh đọc.

Các nhóm thảo luận (thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk

? Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

? Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả gì? Chúng đã bị trừng phạt như thế nào?

? Để chống lại tội phạm các đồng chí công an cần phải có phẩm chất gì?

? Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ

* Dự kiến sản phẩm:

Câu 1

- Vận chuyển, buôn bán ma tuý xuyên Thái Lan – Lào – Việt Nam

- Lợi dụng PT cán bộ công an

- Mua chuộc cán bộ nhà nước

Câu 2

- Tốn tiền của, gia đình tan nát

- Huỷ hoại nhân cách con người

- Cán bộ thoái hoá, biến chất

- Cán bộ công an vi phạm

* Chúng đã bị trừng phạt

- 22 bị cáo: 8 tử hình, 6 chung thân, 2 án 20 mươi năm, còn lại từ 1- 9 năm tù và phạt tiền.

Câu 3

- Dũng cảm, mưu trí vượt qua khó khăn, trở ngại.

- Vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính KL

Câu 4:

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

- Tránh xa tệ nạn ma tuý

- Giúp đỡ các cơ quan......

- Có nếp sống lành mạnh...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

- Gv: Nhận xét - bổ sung => Kết luận

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là pháp luật, kỉ luật và mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS thảo luận nhóm

Câu 1- nhóm1

Điền ý thích hợp vào ô trống.

Pháp luật

Kỷ luật

………………..

………………..

………………..

………………….

Câu 2.

? Ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật?

Câu 3.

Người học sinh có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Em hãy nêu ví dụ cụ thể?

Câu 4.

Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

* Dự kiến sản phẩm

- Hộ kinh doanh phải nộp thuế, nếu có hành vi trốn thuế thì pháp luật sẽ xử phạt

- HS thực hiện nội quy nhà trường.

VD: nghe hiệu lệnh của trống tất cả vào lớp hoặc ra chơi.

Câu 3

- Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt.

- HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định và bình yên.

Câu 4 : HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV giải thích thêm những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật.

GV: người thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật là người có đạo đức, là người biết tự trọng và tôn trọng quyền lợi, danh dự người khác.

HĐ3: Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập1,2 trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

* Cho học sinh làm bài tập

- Tự giác, tích cực, vượt khó trong học tập

- Học bài, làm bài đầy đủ, không quay cóp, trật tự nghe giảng, thực hiện giờ giấc ra vào lớp.

- Trong sinh hoạt cộng đồng luôn hoàn thành công việc được giao, có trách nhiệm với công việc chung.

GV kêt luận:

Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Cụ thể hơn là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp mỗi cá nhân, công đồng, xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỷ luật phải dựa trên pháp luật. Khi còn là học sinh trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện, góp phần nhỏ cho sự bình yên cho gia đình và xã hội

I- Đặt vấn đề.

II. NDBH:

1. PL và KL

Pháp luật

Kỷ luật

- Là quy tắc xử sự chung

- Có tính bắt buộc

- Do NN ban hành

- Nhà nước đb thực hiện bằng bpháp GD, thuyết phục và cưỡng chế.

- Là những quy định, quy ước.

- Mọi người tuân theo

- Tập thể,

cộng đồng đề ra.

- Đảm bảo mọi

người hành động thống nhất.

2. Ý nghĩa của PL và KL

- Pháp luật và kỷ luật giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động.

- Pháp luật và kỷ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người

- Pháp luật và kỷ luật tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển

3. HS phải làm gì?

- Thực hiện tốt kỉ luật thể hiện ở nhà trường

- Tôn trọng PL góp phần cho XH ổn định, bình yên

III. Bài tập:

Bài tập 3- 4 SGK.

GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắm vai theo các tình huống SGK.

HS các nhóm tự phân vai, tự nghĩ ra lời thoại, kịch bản

- Từ tiểu phẩm trên, chúng ta thấy ý kiến ủng hộ bạn chi đội trưởng là đúng.

D. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? So sánh sự giống và khác nhau giữa pháp luật, kỉ luật và đạo đức?

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

E. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Tìm hiểu những vụ án vi phạm pháp luật gần đây mà em biết để thấy được từng mức độ vi phạm?

Phương thức thực hiện: GV giao cho HS về nhà làm

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

3. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập

- Chuẩn bị bài sau

* Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 6 – Bài 6

XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG VÀ LÀNH MẠNH

I. Mục tiêu cần đạt

  1. Về kiến thức:

  • Hiểu thế nào là tình bạn

  • Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh

  • Nêu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

  1. Về kĩ năng:

Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng

  1. Về thái độ:

  • Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

  • Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

* HĐ khởi động: GV đọc cho học sinh nghe những câu ca dao nói về tình bạn.

- Ra đi vừa gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời

- Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau

Bạn bè là nghĩa trước sau

Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.

? Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu ca dao trên?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

GV: Để hiểu rõ hơn về tình cảm mà các câu ca dao đã đề cập đến, chúng ta học bài hôm nay

HĐ 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được tình bạn vĩ đại giữa Mác và Ăng-ghen, vai trò của tình bạn.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Trong cuộc sống, ai cũng có tình bạn. Tuy nhiên tình bạn của mỗi người một vẻ, rất phong phú, đa dạng. Chúng ta cùng tìm hiểu tình bạn vĩ đại của Mác và Ăng ghen

? Gọi HS đọc truyện SGK

? Nêu những việc làm của Ăngghen đối với Mác?

? Nêu những nhận xét về tình bạn vĩ đại của Mác – Ăngghen?

? Tình bạn của Mác và Ănghen dựa trên cơ sở nào?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

+ Là đồng chí trung kiên luôn sát cánh bên Mác.

+ Là người bạn thân thiết của gia đình Mác.

+ Ông luôn giúp đỡ Mác trong những lúc khó khăn

+ Ông làm kinh doanh lấy tiền giúp Mác.

- T.bạn của Mác- Ănghen thể hiện sự quan tâm, gđỡ

- Thông cảm sâu sắc

- Đó là tình bạn cảm động vĩ đại nhất.

- Tình bạn của Mác và Ăngghen dựa trên cơ sở:

+ Đồng cảm sâu sắc.

+ Có chung xu hướng hoạt động

+ Có chung lý tưởng

*Báo cáo kết quả

GV bổ sung: Chính nhờ sự giúp đỡ về vât chất và tinh thần của Ăngghen mà Mác đã yên tâm hoàn thành bộ “Tư bản” nổi tiếng.

Lê- nin nhận xét: “Những quan hệ cá nhân giữa người đó vượt qua xa mọi truyện cổ tích cảm động nhất nói về tình bạn của người xưa.

Tình bạn cao cả giữa Mác- Ăng ghen còn dựa trên nền tảng là sự gặp gỡ trong tình cảm lớn đó là: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh. Nó là sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích chính trị cùng một thế giới quan và một ý thức đạo đức.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tình bạn, ý nghĩa của tình bạn và đặc điểm của tình bạn trong sáng làng mạnh.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- TB miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho học sinh thảo luận

Câu 1 ? Em cho biết ý kiến về đặc điểm của tình bạn trong sáng và lành mạnh. Giải thích vì sao?

Câu 2. ? Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao có người cho rằng:

- Không có tình bạn trong sáng và lành mạnh giữa hai người khác giới

- T.bạn trong sáng, lành mạnh chỉ cần đến từ 1 phía.

* Có tình bạn của hai người khác giới vì tình bạn của họ được xây dựng dựa trên cơ sở đạo đức của tình bạn trong sáng và lành mạnh.

Câu 3.

Cảm xúc của em khi:

- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn

- Cùng bạn bè học tập, vui chơi, giải trí.

- Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện đi học nhưng em được bạn bè giúp đỡ.

- Do đua đòi với bạn bè xấu em đã vi phạm pháp luật. Nhưng em đã được bạn bè giúp đỡ nhận ra sai lầm và sống tốt hơn.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: TB miệng

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bs, chốt kt

GV: Những cảm xúc, suy nghĩ của các em chính là ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi người chúng ta.

C. HĐ luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS

I. Đặt vấn đề.

II. Nội dung bài học.

1- Tình bạn

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhau về sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng.

2- Đặc điểm của tình bạn.

- Thông cảm và chia sẻ

- Tôn trọng, tin cậy và chân thành

- Quan tâm, giúp đỡ nhau

- Trung thực, nhân ái, vị tha

3- Ý nghĩa của tình bạn trong sáng và lành mạnh.

- Giúp con người thấy ấm áp, tự tin, yêu c/s hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn .

III. Bài tập.

BT1:

- Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e).

Bởi vì đó là những tình bạn không trong sáng, lành mạnh.

- Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f).

Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.

BT2:

- Cường học giỏi nhưng ít quan tâm đến bạn bè.

- Hiền, Hà thân nhau và bênh vực, bảo vệ nhau mỗi khi mắc sai lầm.

- SN Tùng, em ko mời Sơn vì hoàn cảnh gđ Sơn khó khăn.

D. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Phân biệt giữa tình bạn khác giới và tình yêu?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

E. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn.

1. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn

2. Thêm bạn, bớt thù

3. Học thầy không tày học bạn

4. Uống nước nhớ nguồn

5. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

? Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn, mẩu chuyện về chủ đề?

Phương thức thực hiện: GV giao cho HS về nhà làm

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

3. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập

- Chuẩn bị bài sau

* Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 7 - Bài 7

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị- xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

2. Kĩ năng:

- Tham gia các hoạt động chính trị- xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức.

4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

- Gv: Nghiên cứu tài liệu và sưu tầm những tấm gương hs của trường thành đạt.

- Hs: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các họat động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? Kể câu chuyện về tình bạn trong sáng, lành mạnh?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

: GV đưa ra 2 vấn đề bức xúc hiện nay là TTATGT và vấn đề vệ sinh môi trường . Với hai vấn đề này là học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần nhỏ bé của mình tham gia vào việc hạn chế và phòng ngừa…..

HS đóng vai 1 tình huống tham gia bảo vệ môI trường,học sinh thể hiện cách ứng xử qua tình huống đó .Để hiểu rõ thêm về các hình thức tham gia,ý nghĩa của hoạt động trên ta nghiên cứu bài học hôm nay .

  1. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS chỉ ra được những hđ xã hội mà hs tham gia.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

? Gv gọi hs đọc tình huống SGK?

? Em đồng ý với quan niệm nào? Tại sao?

? Hãy kể những hoạt động chính trị- xã hội mà em thường tham gia? Vì sao lại gọi đó là những hoạt động chính trị- xã hội?

? Hs tham gia các họat động chính trị- xã hội sẽ có lợi ích cụ thể gì cho cá nhân và xã hội?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ

* Dự kiến sản phẩm:

-> Bên cạnh việc học tập và rèn luyện cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội vì như vậy sẽ có ích cho bản thân và xã hội.

-> Múa hát ở lớp, ở trường trong các dịp kỉ niệm, ngày lễ lớn, tham gia dọn vệ sinh xóm làng…-> Đó là các hoạt động đoàn thể, các hoạt động bảo vệ môi trường…

-> Bản thân sẽ năng động, mạnh dạn, có thêm những kĩ năng sống, có thêm nhiều niềm vui…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hoạt động chính trị xã hội, ý nghĩa của hoạt động chnhs trị xã hội

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Em hiểu thế nào là các hoạt động chính trị- xã hội?

? Em hãy lấy một số ví dụ về những hoạt động này?

? Hs có thể tham gia vào những hoạt động chính trị- xã hội nào?

? Vì sao mỗi chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội?

? Chúng ta cần làm gì để thể hiện mình luôn tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội?

? Kể những tấm gương tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội?

? Liên hệ vấn đề này ở bản thân em?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

* Dự kiến sản phẩm

1. Hoạt động chính trị xã hội.

-> Là những hoạt động có liên quan đến xây dựng, bảo vệ nhà nước, các hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể, hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường…

-> Bảo vệ nạn nhân chất độc da cam, xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ người già neo đơn, không nơi nương tựa, giờ Trái Đất…

-> Những hoạt động của đoàn, đội, những hoạt động ở địa phương…

2. Ý nghĩa.

-> Là điều kiện để mỗi cá nhân thể hiện và phát triển năng lực các nhân, đóng góp công sức cho xã hội.

3. Liên hệ bản thân.

-> Tham gia tích cực ccacs hoạt động đoàn, đội, vận động các bạn cùng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

3. Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập1,2,3, trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

Bài tập 1.

-> Các ý kiến đúng: c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n.

Bài tập 2.

-> Tích cực: a, e, g, i, k, l.

- Không tích cực: b, c, d, đ.

Bài tập 3.

-> Từ ý thức cần có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh, muốn đóng góp sức mình vào cuộc sống chung, muốn rèn luyện bản thân, muốn được tham gia tích cực với mọi người…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Đặt vấn đề.

Thảo luận tình huống.

-> Bên cạnh việc học tập và rèn luyện cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội vì như vậy sẽ có ích cho bản thân và xã hội.

-> Múa hát ở lớp, ở trường trong các dịp kỉ niệm, ngày lễ lớn, tham gia dọn vệ sinh xóm làng…-> Đó là các hoạt động đoàn thể, các hoạt động bảo vệ môi trường…

-> Bản thân sẽ năng động, mạnh dạn, có thêm những kĩ năng sống, có thêm nhiều niềm vui…

II. Nội dung bài học.

1. Hoạt động chính trị xã hội.

-> Là những hoạt động có liên quan đến xây dựng, bảo vệ nhà nước, các hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể, hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường…

-> Bảo vệ nạn nhân chất độc da cam, xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ người già neo đơn, không nơi nương tựa, giờ Trái Đất…

-> Những hoạt động của đoàn, đội, những hoạt động ở địa phương…

2. Ý nghĩa.

-> Là điều kiện để mỗi cá nhân thể hiện và phát triển năng lực các nhân, đóng góp công sức cho xã hội.

3. Liên hệ bản thân.

-> Tham gia tích cực ccacs hoạt động đoàn, đội, vận động các bạn cùng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao…

III. Luyện tập.

Bài tập 1.

-> Các ý kiến đúng: c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n.

Bài tập 2.

-> Tích cực: a, e, g, i, k, l.

- Không tích cực: b, c, d, đ.

Bài tập 3.

-> Từ ý thức cần có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh, muốn đóng góp sức mình vào cuộc sống chung, muốn rèn luyện bản thân, muốn được tham gia tích cực với mọi người…

4. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Gv cho hs đọc tình huống ở bài tập 4 và thảo luận để đóng vai, đưa ra cách xử lí tình huống của các em?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS

*Báo cáo kết quả:

Bài tập 4.

-> Em sẽ khuyên nhủ, vận động bạn cùng tham gia bằng cách phân tích cho bạn thấy những niềm vui khi được góp phần mình tham gia các hoạt động chung của cộng đồng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

?Đề xuất 1 hđ chính trị xã hội cho lớp em ?

  • Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Phương thức thực hiện:

GV giao cho HS về nhà làm

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 8 – Bài 8

TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng học hỏi các dt khác

2. Về kỹ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dt khác

3. Về thái độ: Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dt khác

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5.Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu một vài công trình xây dựng khoa học vĩ đại của một số dân tộc trên thế giới: Tháp Ép- Phen của Pháp, Trung Quốc vừa phóng thành công tàu vũ trụ có người lái mang tên “Thần châu 6 vào quỹ đạo của trái đất.”

? Em có nhận xét gì về những công trình trên?

? Trách nhiệm của chúng ta nói riêng, và đất nước ta nói chung là như thế nào đối với những thành tựu đó?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác, học tập và làm theo tấm gương tốt

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, thảo luận nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

? Đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề?

? Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế gíới?

? Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá t/giới? Em hãy nêu thêm 1 vài ví dụ khác?

? Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận các vấn đề

- Học sinh: Làm việc

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

C1 : - Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước.

- Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dtộc.

- Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình, tiến bộ thế giới.

Câu 2: - Việt Nam đã có những đóng góp:

Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam …

C3: - Trung Quốc đã mở rộng quan hệ

- Học tập kinh nghiệm các nước khác

- Phát triển các ngành công nghiệp mới

- Hợp tác TQ- VN phát triển tốt

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

? Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế giới không? Nêu ví dụ?

- Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.

VD: Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi màu, điện thoại di động........

? Qua phần đặt vđề trên chúng ta rút ra đựơc bài học gì?

* Bài học:

- Phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng, bảo vệ Tquốc

GV chốt lại: Giữa các dân tộc có sự học tập hinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, ý nghĩa, cách rèn luyện…

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức lớp thành 4 nhóm để thảo luận theo các câu hỏi sau:

? Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?

? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví du?

? Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Lấy ví về một số trường hợp nên hoặc không nên trọng việc học tập các dân tộc khác.

? Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

Câu 1: - Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa các dân tộc.

- Có quan hệ hữu nghị không phân biệt

- Cần khiêm tốn học hỏi bổ sung kinh nghiệm

- Thể hiện lòng tự hào dân tộc

* Vì: - Mỗi dân tộc có những giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có.

- Giá trị văn hoá, tinh thần, của dân tộc khác giúp ta phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT.....

- Đất nước ta còn nghèo trải qua chiến tranh nên cần ....

Câu 2: Chúng ta nên học tập:

+ Thành tựu KHKT

+ Trình độ quản lý

+ Văn học nghệ thuật

VD: Máy móc hiện đại, vũ khí tối tân, viễn thông, vi tính, đường xá, cầu cống, kiến trúc, âm nhạc.........

Câu 3: - Tôn trọng và học hỏi, giao lưu và hợp tác

- Học các nước phát triển, đang pt

- Tiếp thu có chọn lọc, tránh bắt chước rập khuôn

- Phải tự chủ, độc lập có lòng tin

* Cái nên học:

* Cái không nên học:

- Văn hoá đồi truỵ độc hại, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo mốt……

Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV chốt lại: Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát triển và giữ được bản sắc dân tộc.

GV: Khái quát lại kiến thức vừa tìm hiểu:

? Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

? Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

? Chúng ta cần làm gì để học hỏi các dân tộc khác?

3. HĐ luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

GV gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.

Cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.

Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS

* Dự kiến sản phẩm

Bài 1:

-        Kinh tế: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư sản trên lĩnh vực kinh tế.

+ Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%.

-        Văn hóa: + Chữ viết: chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Phạn của người Ấn Độ;

+ TQ có công trình tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành;

+ Ai Cập có Kim Tự Tháp;

+ Campuchia có Ăng Co Vát, Ăng Co Thom...

+ Ngthuật truyền thống: múa cổ truyền (Campuchia, Lào

-        Phong tục tập quán:

+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.

+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.

-        Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.

-        Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.

-        Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin) đều đội mũ lông chim.

-        Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia..

-        Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung An có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, Inđônêxia.

-        Tang lễ: Ớ các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia, Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng.

Bài 2:

-    Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:

+ Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực.

+ Học tập trình độ quản lý.

+ Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

-    Ví dụ:

+ Sản xuất máy móc hiện đại.

+ Máy vi tính.

+ Điện tử viễn thông.

+ Ti vi màu...

+ Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm...

+  Xdựng, kiến trúc: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại.

+  Cải cách quản lý, hành chính trong các cq nhà nước.  

+  Kỉ luật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp.

+ Giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học...

Bài 4: Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa

Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. *Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

->Giáo viên chốt kiến thức

I. Truyện đọc

.

II. Nội dung bài học

1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích

- Luôn tìm hiểu và tiếp thu

2. Ý nghĩa

- Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh

- Góp phần xdựng nền vhoá nhân loại tiến bộ văn minh 3. Chúng ta cần làm.

- Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác

- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với đkiện, hoàn cảnh

III. Bài tập:

4. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Lấy ví dụ cụ thể những thành tựu Việt Nam đã đạt được khi học hỏi của các dt khác?

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

5. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Kể tên một số tổ chức quốc tế có sự tham gia của Việt Nam mà em biết?

? Tìm hiểu truyền thống văn hoá, KHKT các nước.

Phương thức thực hiện: GV giao cho HS về nhà

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

3. Dặn dò:

- Học bài và làm các bài tập còn lại

- Đọc trước bài 9

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 9 – Bài 9:

GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

3. Thái độ:

- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4.Phương án kiểm tra đánh giá :

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5.Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi:

? Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính.

+ Nông thôn: Thôn, xóm, làng

+ Thành thị: Thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố

Cộng đồng đó được gọi là gì? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá?

* Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS biết chỉ ra những hiện tượng tiêu cực trong đời sống dân cư và tác hại của nó

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề,

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

? HS đọc nội dung phần đặt vấn đề?

? Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 là gì?

? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

- Tảo hôn, gả chồng sớm để có người làm, mời thầy cúng về trừ ma khi có người hoặc gia súc chết

- Các em lấy chồng sớm phải xa gia đình, có em không được đi học, vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở, sinh ra đói nghèo.

- Người bị coi là mà thì bị căm ghét, xua đuổi, những người này bị chết vì bị đối xử tồi tệ, c/s cô độc, khó khăn

*Báo cáo kết quả

HS cả lớp nhận xét, bổ sung

GV chốt lại

? HS đọc nội dung phần 2 đặt vấn đề.

? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?

? Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

* Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá vì:

- Vệ sinh sạch, dùng nước giếng sạch, không có bệnh dịch lây lan, ốm đau đễn trạm xá, trẻ em đủ tuổi được đi học, phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ nhau, an ninh giữ vững, xoá bỏ tập tục lạc hậu…

* Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân:

- Mỗi người dân yên tâm sxuất, làm ăn kinh tế ..

- Nâng cao đời sống v/chất, t/thần của người dân

*Báo cáo kết quả

HS cả lớp nhận xét, bổ sung

GV chốt lại

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là cộng đồng dân cư, làm thế nào để xd nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, ý nghĩa của xd nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm

Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

Câu 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

Câu 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: TB miệng

* Dự kiến sản phẩm

Câu 1: Những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Có văn hoá

Thiếu văn hoá

- Các gia đình giúp nhau làm KT

- Tham gia xoá đói giảm nghèo

- Đoàn kết giúp đỡ nhau

- Giữ vệ sinh chung

- Phòng chống TNXH

- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

- Nếp sống văn minh

- Chỉ biết lo c/s của mình

- Tụ tập quán xá

- Vứt rác bừa bãi

- Mua số đề

- Mê tín dị đoan

- Tảo hôn

- Nghe tin đồn nhảm

- Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình

- Lấn chiếm vỉa hè

- Vi phạm ATGT

Câu 2: Những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

- Thực hiện đường lối chính sách của Đ, NN

- Xd đ/s văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú

- Nâng cao dân trí, chăm lo GD, y tế cho người dân

- Xây dựng tình đoàn kết

- Giữ gìn an ninh

- Bảo vệ môi trường

- Giữ kỷ cương, pháp luật

Câu 3: Cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư để:

- Cuộc sống bình yên, hạnh phúc

- Bảo vệ, giữ gìn ptriển truyền thống v/hoá dt

- Đời sống nhân dân ổn định, phát triển

Câu 4: HS góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:

- Ngoan ngoãn kính trọng ông bà, cha mẹ, những người xung quanh ….

- Chăm chỉ học tập

- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

- Thực hiện nếp sống văn minh

- Tránh xa các TNXH

- Đtranh với các htượng mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu …

- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bs, chốt kt

GV bổ sung thêm

- Hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa

- Giữ gìn thuần phong mĩ tục

- Xây dựng đời sống văn hoá, KT phát triển

- Xây dựng cơ sở vững mạnh, dân chủ

- Kỉ cương pháp luật

- Thực hiện quy ước cộng đồng dân cư

Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên, góp phần cho một xã hội văn minh, tiến bộ

? Chúng ta hiểu thể nào là cộng đồng dân cư?

? Chúng ta cần làm gì để góp phần xd nếp sống ở cộng đồng dân cư? Trách nhiệm của chúng ta?

? Trái với nếp sống văn hoá ở một số học sinh?

- Thiếu lễ độ, tôn trọng người lớn

- Bỏ học, giao du với bọn xấu

- Gây rối, mất trật tự

- Tham gia nghiện hút, đua xe, cờ bạc, số đề

- Lười lao động, thích ăn chơi ….

HĐ3: Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập 1,2 trong SGK vào phiếu học tập

I. Đặt vấn đề

.

II. Nội dung bài học

1. Cộng đồng dân cư :

- Là toàn thể những người sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính ……..

2. Xd nếp sống văn hóa …

- Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú

- Giữ trật tự an ninh

- Vệ sinh nơi ở …..

3. Ý nghĩa:

- Cuộc sống bình yên, hphúc

- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá …

4. Học sinh cần làm

III. Bài tập

Bài 1:

- Việc làm đúng của bản thân em và gia đình:

+ Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước;

+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt;

+ Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống;

+ Hàng tháng đóng đầy đủ tiền vệ sinh môi trường;

+ Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;

+ Gia đình hạnh phúc: Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan;

+ Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố...

- Những việc làm chưa đúng của gia đình:

+ Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;

+ Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch;

+ Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm.

* Bản thân em:

- Nhiều lúc còn ham chơi;

- Làm việc chưa có kế hoạch;

- Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán. BT 2 (SGK)

Việc làm đúng: a,c,d,đ,g,i,k,o

Việc làm sai: b,e,h,l,n,m

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: chọn nhân vật để đóng vai

Tình huống: 1. Gia đình có ông bố rượu chè, chơi đề em phải bỏ học

2. Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc theo nhóm

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

Phương thức thực hiện: GV giao cho HS về nhà

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

3. Dặn dò:

- Làm bài tập còn lại SGK

- Chuẩn bị bài 10

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 10:

KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- HS nắm chắc các kiến thức đã học

- Hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.

2. Kỹ năng:

- Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ.

3. Thái độ:

- Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra.

4. Năng lực :

- Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. Chuẩn bị:

GV: - Đề kiểm tra và đáp án

HS: - Học kĩ bài đã học.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới :

A. Thiết lập ma trận đề kiểm tra :

Straight Connector 1 Mức độ

Chủ đề

Biết

Hiểu

Vận dụng

Tổng

TN

TL

TN

TL

Thấp

Cao

Tôn trọng lẽ phải

Nhận diện được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

1

0,25

2,5%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

Liêm khiết

Biết các hành vi của Liêm khiết

Biết các câu tục ngữ nói về liêm khiết.

2

0,5

5%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

Tôn trọng người khác

phân biệt được sự tôn trọng người khác

1

0,25

2,5%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

Giữ chữ tín

Nhận biết được các biểu hiện của giữ chữ tín

-Vận dụng để lí giải tình huống.

3

1,5

15%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

2

0,5

5%

1

1

10%

Pháp luật và kỉ luật

Hiểu được pháp luật là gì? kỉ luật là gì?Hiểu đ­ược ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.

Biết được các câu tục ngữ nói về đức tính này

2

2,25

22,5%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

2

20%

1

0,25

2,5%

Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Nhận biết được các hành vi này.

Biết được các câu tục ngữ không nói về tình bạn

..

Vận dụng những kiến thức về tình bạn trong sáng ,lành mạnh để có cách ứng xử phù hợp trong cáctình huống.

3

2,5

25 %

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5 %

1

2

20%

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Nhận biết các hành vi học hỏi... các dân tộc khác..

Hiểu được tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Biết phải làm gì để học hỏi các dt khác..

-Vì sao phải học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác.

2

2,5

25%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

0,5

1

10%

1

0,25

2,5%

0,5

1

10%

Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Nắm được các biểu hiện của việc xây dựng nếp sống….

1

0, 25

2,5%

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

1

0,25

2,5%

Tổng số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ :

7

1,75

17,5%

1

2

20%

5

1,25

12,5%

0,5

1

10%

1

2

20%

1

1

10%

16

10

100%

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.

Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

  1. Lắng nghe ý kiến của mọi người, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.

  2. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.

  3. Chỉ làm những việc mình thích.

  4. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.

Câu 2: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết :

A. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

B. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình.

D. Kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc.

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tình bạn?

A. Học thầy không tày học bạn. B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

C. Không thầy đố mày làm nên. D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

  1. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

  2. Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng Việt Nam.

  3. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng vào việt Nam.

  4. Thích tìm hiểu nghệ thuật dân tộc của các nước khác.

Câu 5: Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là :

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Của vào nhà quan như than vào lò.

D. Ăn nên ngập mặt ngập mũi.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

  1. Làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh.

  2. Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học.

  3. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

  4. Mở đài to khi đã quá khuya.

Câu 7: Câu ca dao : “ Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê”

Thể hiện đức tính nào ?

  1. Liêm khiết. B. Khiêm tốn. C. Giữ chữ tín. D. Giản dị.

Câu 8: Để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, chúng ta cần phải :

A. tích cực đi ra nước ngoài.

B. tìm hiểu các dân tộc khác về mọi mặt.

C. làm việc với công ty nước ngoài.

D. tích cực dùng hàng ngoại.

Câu 9: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải:

A. xây dựng mối quan hệ tốt. B. hợp tác với nhau.

C. làm tốt nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. D. tin cậy lẫn nhau.

Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ?

A. Rủ rê bạn la cà, tụ tập quán xá.

B. Đóng góp công sức vào việc xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

C. Xả rác bừa bãi nơi công cộng.

D. Gây gỗ đánh nhau.

Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật là :

A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

C. Tôn sự trọng đạo. D. Muốn tròn thì phải có khuôn.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh :

A. quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. B. trung thực, nhân ái, vị tha

C. tôn trọng, tin cậy, chân thành. D. cho bạn xem bài trong kiểm tra.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 1:(2đ): Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Vì sao chúng ta phải để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Câu 2 : ( 2đ): Em sẽ làm gì trong những tình huống sau? Nếu thấy bạn mình:

a.Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật.

b.Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn,rủi ro trong cuộc sống.

Câu 3 :(2đ): Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa nh­ thế nào đối với mỗi con ng­ời và toàn xã hội?

Câu 4 : ( 1 đ): Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa “ .Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

A, Trắc nghiệm (3 đ): Đúng một câu = 0,25 điểm.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

C

B

A

C

C

B

C

B

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 1: (2đ)

-Nêu đúng khái niệm được (1đ)

-Giải thích đ­ược ( 1đ) :

+Chúng ta phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.Vì mỗi một dân tộc có những thành tựu nổi bật đáng để chúng ta học tập. ( 0,5 đ)

+Mặt khác tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ giúp n­ước ta phát triển và góp phần vào việc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nư­ớc..(0,5 đ).

Câu 2 : ( 2đ): ứng xử đúng mỗi tình huống đ­ợc 1đ.

a.Khuyên bạn và phân tích để bạn thấy việc làm sai …

b.Động viên , an ủi và giúp đỡ bạn....

( HS lí giải phù hợp với đặc điểm của tình bạn trong sáng và lành mạnh là cho điểm).

Câu 3 : (2đ):

- Nêu đ­ược đúng khái niệm pháp luật ( 0,5đ): - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiên bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Nêu đ­ược đúng khái niệm kỉ luật ( 0,5đ) : Kỷ luật là những quy định, quy ước, của một cộng đồng,( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

- Nêu đ­ược ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật (1 đ)

+ Xác định đ­ược trách nhiệm của cá nhân.

+ Bảo vệ quyền lợi của mọi ngư­ời.

+ Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.

Câu 4 : ( 1đ): -Không đồng ý (0.5 đ).

-Lí giải đ­ược : gi lời hứa là biểu hiện của giữ chữ tín . .Song không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình …(0,5đ).

IV. Rút kinh nghiệm :

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 11 - Bài 10

TỰ LẬP

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là tự lập.

- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.

- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.

2. Kĩ năng :

- Học sinh biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập,lao động, sinh hoạt.

3. Thái độ :

- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.

4. Năng lực :

- Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị :

Giáo viên: - SGK, SGV, một số mẩu chuyện , ca dao , tục ngữ.

Học sinh: - SGK, đọc trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Ví dụ:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

HĐ 1 : Khởi động

- Vào bài. GV dẫn dắt vào bài bằng một số tấm gương sáng về lối sống tự lập .

HĐ2 : Hình thành kiến thức

PP, KTDH : Thảo luận nhóm, nêu gương, nêu vấn đề

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu : Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng hay

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên : ? Việc mà em cảm thấy mình đã thành công nhất là gì ? Điều gì đã giúp em có được sự thành công đó ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Học sinh nhận ra những biểu hiện của tính tự lập qua tấm gương về Bác

2. Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho học sinh đọc phân vai nội dung phần đặt vần đề.

Một HS đọc lời dẫn

Một HS vai Bác Hồ

Một HS vai anh Lê

? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng ?

? Em có suy nghĩ và nhận xét gì về những hành động của anh Lê ?

? Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên ?

? Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : Trao đổi nhóm

- Giáo viên : quan sát, ...

- Dự kiến sản phẩm :

+ Bác có lòng yêu nước

- Có lòng quyêt tâm , tin vào sức lực của mình tự nuôi sống mình bằng hai bàn tay trắng.

+ Anh Lê là người yêu nước

- Vì quá phưu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm đi cùng Bác

+ Bác là người không sợ khó khăn , gian khổ , có ý chí tự lập cao .

+ Phải quyết tâm không ngại khó khăn , có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện .

HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Học sinh nhận thấy được vai trò của tính tự lập, bước đầu biết được cách rèn luyện tính tự lập

2. Phương thức thực hiện: cá nhân, thảo luận nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là tự lập

? Lấy ví dụ xung quanh chúng ta ở lớp ở trường những tấm gương tự lập .

? Nêu những việc làm của bản thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

? Chỉ ra những biểu hiện của tính tự lập hoặc không tự lập.

? Theo em, Vì sao chúng ta phải tự lập và làm thế nào để rèn luyện tính tự lập.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :

- Giáo viên :

- Dự kiến sản phẩm:

+ Là tự làm lấy , tự giải quyêt công việc , tự lo liệu tạo dựng cuộc sống , không trông chờ ỷ lại , dựa dẫm vào người khác.

Trong học tập

Trong lao động

Công việc

hàng ngày

- Tự mình đi đến lớp

- Tự làm BT

- Học thuộc bài khi lên bảng

- Tự chuẩn bị bài khi đến lớp

- Tự mình vệ sinh thân thể

- Trực nhật lớp một mình

- Hoàn thành công việc được giao

- Nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo

- Tự giặt quần áo

- Tự chuẩn bị bữa ăn sáng

- Tự mình hoàn thiện công việc được giao ở cơ quan

+ Biểu hiện tính tự lập

- Tự tin, bản lĩnh , vượt khó khăn , gian khổ , có ý chí nỗ lực phấn đấu , kiên trì , bền bỉ.

- Chưa tự lập : Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại dựa dẫm, phụ thuộc người khác.

+ Gặt hái được nhiều thành công

- Được mọi người kính trọng va nể phục

+ Cần rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong công việc và sinh hoạt hàng ngày .

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập.

2. Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: tự đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

? Em hãy tìm những câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính này ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm :

- Há miệng chờ sung

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Muốn ăn thì lăn vào bếp

- Đói thì đầu gối phải bò

* Ca dao .

- Con mèo nằm bếp co ro

Ít ăn nên mới ít lo ít làm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

Bài 2

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

HS làm bài tập 2/SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét , bổ sung và cho điểm những ý kiến đúng

Bài 5 :

- GV cho học sinh làm bài tập 5/SGK

- GV phát phiếu có mẫu cho HS cả lớp điền vào kế hoạch.

GV thu phiếu , nhận xét , đánh giá một số phiếu làm tốt và rút kinh nghiệm cho những phiếu còn hạn chế

4. Hoạt động vận dụng (02 phút)

1. Mục tiêu : HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: dự án

3. Sản phẩm hoạt động : phiếu học tập và những thay đổi tích cưcj của bản thân.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Báo cáo kq sau khi rèn luyện.

5. Tiến trình hoạt động

GV nêu nhiệm vụ : Tự lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập trong học tập, trong sinh hoạt cho bản thân rồi thực hiện. Cuối kì sẽ tự đánh giá về việc thực hiện kế hoạch của mình trước lớp.

HS : tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Về nhà tìm hiểu rồi kể cho bạn bè nghe

3. Sản phẩm hoạt động: những câu chuyện về tấm gương sống tự lập.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

GV nêu nhiệm vụ : Tìm hiểu về những tấm gương sống tự lập trong cuộc sống và đã thành công. Từ đó em tự rút ra bài học cho bản thân.

HS : tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.

I. Đặt vấn đề :

II. Nội dung bài học :

1. Tự lập :

- Là tự làm lấy , tự giải quyết công việc của mình , tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

2. Biểu hiện :

- Tự tin, bản lĩnh ,kiên trì, dám đương đầu với khó khăn , có ý trí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống ...

3. Ý nghĩa : Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân.

- Giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.

III. Bài tập :

Bài 1 :

Bài tập 2 SGK/26.

- Đáp án là : c

Bài 5 :

Rút kinh nghiệm :

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 12 - Bài 11

LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là lao động tự giác và sáng tạo.

- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.

- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.

2. Kĩ năng:

- Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập, lao động.

3. Thái độ:

- Tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

4. Năng lực :

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

  • Gv: Những tấm gương về lao động tự giác và sáng tạo, tài liệu giảng dạy.

  • Hs: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

A.Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là tự lập? Ý nghĩa của tự lập đối với mỗi cá nhân?

em hãy cho biết các câu , tục ngữ sau nói về lĩnh vực gì ? Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ này .

Miệng nói tay làm

Quen tay hay việc

Trăm hay không bẳng tay quen

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

GV: Để hiểu rõ hơn về tình cảm mà các câu ca dao đã đề cập đến, chúng ta học bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

ND CẦN ĐẠT

HĐ 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ

? Gọi hs đọc tình huống SGK?

* Cho hs thảo luận nhóm:

? Theo em, tại sao lao động lại là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?

? Kể tên những loại lao động chủ yếu?

? Hai loại lao động này có nên tách rời hẳn nhau không? Vì sao?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

-> Đó là hình thức đặc trưng của con người, nhờ có lao động mà bản thân mỗi con người được hoàn thiện về đạo đức, tâm lí, năng lực và quan trọng là làm ra của cải cho xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

-> Lao động chân tay và lao động trí óc.

-> Không vì phương tiện lao động ngày càng phát triển, môi trường lao động ngày càng đòi hỏi người lao động có kĩ thuật và có sức khỏe.

* Gv: Tóm lại, lao động làm cho con người và xã hội phát triển không ngừng.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc

1.Mục tiêu: HS hiểu được nội dung câu truyện và thái độ đối với kỉ luật lao động

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- TB miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Gọi hs đọc truyện đọc SGK?

Nhóm 1. Em có nhận xét gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôI nhà cuối cùng ?

Nhóm 2. Hậu quả từ việc làm của ông ?

Nhóm 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hẩu quả đó?

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm:

Nhóm 1. Thái độ trước đây:

- Tận tuỵ , tự giác, nghiêm túc thực hiện cắc quy trình kỹ thuật

- Thành quả lao động hoàn hảo, mọi người kính trọng

Thái độ khi làm ngôi nhà cuối cùng :

- Không dành hết tâm trí cho công việc ,tâm trạng mệt mỏi

- Không khéo léo , tinh xảo

- Sử dụng vật liêụ cẩu thả

- Không đảm bảo quy trình kỹ thuật

Nhóm 2. Hậu quả

- Ông phải hổ thẹn

- Ngôi nhà không hoàn hảo

Nhóm 3. Nguyên nhân

- Thiếu tự giác

- Không thường xuyên rèn luỵên

- không chú ý đến kỹ thuật

*Báo cáo kết quả: TB miệng

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bs, chốt kt

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo?

- Nêu mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo?

? Tại sao chúng ta cần lao động tự giác và sáng tạo?

? Nếu không lao động tự giác và sáng tạo thì hậu quả sẽ như thế nào?

? Học sinh có cần lao động tự giác và sáng tạo không? Vì sao?

? Nêu những biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo ?

? Trái với lao động tự giác và sáng tạo là gì?

? Gv cho hs thảo luận: Nêu ý nghĩ của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập và trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

* Dự kiến sản phẩm

1. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo.

-> Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không do áp lực bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

-> Khi người ta tự giác thì sẽ chủ động được trong mọi việc, có kế hoạch học tập và làm việc chủ động và như vậy sẽ là cơ hội để phát huy sự sáng tạo.

2. Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.

-> Khiến người ta mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát triển xã hội.

-> Công việc sẽ trì trệ, không năng động bản thân, công việc và kết quả làm việc sẽ không cải tiến.

-> Có, vì có lao động tự giác và sáng tạo thì học sinh mới làm việc và học tập đạt kết quả cao.

3. Biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo.

-> Tự giác trong mọi công việc; biết tìm tòi để cải tiến quá trình làm việc, công cụ lao động; có kế hoạch làm việc và nghiên cứu hợp lí; suy nghĩ để tìm ra những cách giải quyết những tình huống khác nhau trong công việc; biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh; biết đưa ra ý kiến và quan điểm riêng của cá nhân.

-> Là ỉ lại, trông chờ người khác làm hoặc giúp mình, rập khuôn máy móc, không bao giờ suy xét vấn đề lao động- học tập, không bao giờ đưa ra được ý kiên của bản thân

4. Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập.

-> Tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng hoàn hảo.

- Phẩm chất, năng lực của cá nhân được hoàn thiện và phát triển.

- Chất lượng, hiệu quả học tập và lao động được nâng cao.

-> Tự học bài, làm bài; đổi mới phương pháp học tập; luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau; nhìn nhận và phân tích sự việc ở nhiều góc độ khác nhau; đưa ý kiến và quan điểm khi cần.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Đặt vấn đề.

-> Đó là hình thức đặc trưng của con người, nhờ có lao động mà bản thân mỗi con người được hoàn thiện về đạo đức, tâm lí, năng lực và quan trọng là làm ra của cải cho xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

-> Lao động chân tay và lao động trí óc.

-> Không vì phương tiện lao động ngày càng phát triển, môi trường lao động ngày càng đòi hỏi người lao động có kĩ thuật và có sức khỏe.

2. Truyện đọc:

II. Nội dung bài học.

1. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo.

-> Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không do áp lực bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

-> Khi người ta tự giác thì sẽ chủ động được trong mọi việc, có kế hoạch học tập và làm việc chủ động và như vậy sẽ là cơ hội để phát huy sự sáng tạo.

2. Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.

-> Khiến người ta mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát triển xã hội.

-> Công việc sẽ trì trệ, không năng động bản thân, công việc và kết quả làm việc sẽ không cải tiến.

-> Có, vì có lao động tự giác và sáng tạo thì học sinh mới làm việc và học tập đạt kết quả cao.

3. Biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo.

-> Tự giác trong mọi công việc; biết tìm tòi để cải tiến quá trình làm việc, công cụ lao động; có kế hoạch làm việc và nghiên cứu hợp lí; suy nghĩ để tìm ra những cách giải quyết những tình huống khác nhau trong công việc; biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh; biết đưa ra ý kiến và quan điểm riêng của cá nhân.

-> Là ỉ lại, trông chờ người khác làm hoặc giúp mình, rập khuôn máy móc, không bao giờ suy xét vấn đề lao động- học tập, không bao giờ đưa ra được ý kiên của bản thân.

4. Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập.

-> Tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng hoàn hảo.

- Phẩm chất, năng lực của cá nhân được hoàn thiện và phát triển.

- Chất lượng, hiệu quả học tập và lao động được nâng cao.

-> Tự học bài, làm bài; đổi mới phương pháp học tập; luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau; nhìn nhận và phân tích sự việc ở nhiều góc độ khác nhau; đưa ý kiến và quan điểm khi cần.

3. Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

Hậu quả của học tập thiếu tự giác và sáng tạo đối với học sinh là gì?

? Gọi hs đọc vấn đề được nêu ở bài tập 4?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

-> Tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính sáng tạo, việc học hành sẽ bị trì trệ, không có một kế hoạch cụ thể, khoa học, hợp lí, kiến thức không vững vàng, không sâu sắc….

-> Cả sự tự giác và sáng tạo đều phải do rèn luyện mới có. Nếu di truyền có tố chất thông minh nhưng không phát huy nó thì yếu tố di truyền đó cũng bị mai một.

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

4. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về lao động tự giác và sáng tạo?

? Em hãy nêu những biểu hiện của học tập tự giác và sáng tạo ở lớp em và ngược lại?

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

-> Khéo làm khéo lo, khéo co khéo ấm.

- Làm không lo làm cho nhọc mình…

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

5. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

  • Học bài và nắm chắc nội dung của bài.

  • Xem và chuẩn bị các bài tập của bài.

  • Sưu tầm những câu chuyện, những câu thơ, ca dao, tuc ngữ nói về sự tự giác và sáng tạo trong lao động.

Phương thức thực hiện: GV giao cho HS về nhà làm

- HS thực hiện và báo cáo vào tiết học sau

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 13 - Bài 12

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (T1)

I. MỤC TIÊU :

1. Về kiến thức :

Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .

2 . Về kỹ năng :

- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình .

- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .

3. Về thái độ :

Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .

Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .

4. Năng lực:

NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,

II. Chuẩn bị :

1. GV: Kế hoạch bài học, SGK, SGV, ....

2. HS : Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

- Nội dung hoạt động: Tìm một số biểu hiện của việc thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: HS tìm được một số biểu hiện của người thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và phát biểu.

- Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề....

- Phương tiện hỗ trợ dạy học: Máy tính, máy chiếu.

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 5 phút.

- Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gv : Đọc bài ca dao :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

? Em hiểu thế nào về câu ca dao trên ?

Hs : Câu ca dao nói về tình cảm gia đình , công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái , bổn phận của con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ .

? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?

+ Dự kiến: Hs trả lời : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .

Gv nhận xét chốt…. chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Học sinh nắm được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .

2 . Về kỹ năng :

- Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: HS biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .

2 . Về kỹ năng :

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm giải quyết vấn đề, GV chốt kiến thức.

- Phương tiện hỗ trợ dạy học: bảng phụ, tranh ảnh.

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 23 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU THÔNG TIN Ở SGK:

* Mục tiêu: Hs biết được việc làm của Tuấn là thực hiện tốt nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà; con trai cụ Lam có việc làm chưa đúng trong việc thực hiện bổn phận của con đối với cha mẹ.

*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, thảo luận cá nhân, nhóm

*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác....

*Cách tiến hành:

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv : Gọi hs đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn đề

Hs : đọc

? Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà?

- HS: Tuấn đã...............

? Nêu những việc làm của con trai cụ Lam ?

- HS: Con trai cụ Lam đã.............

? Em đồng ý với cách cư xử của nhân vật nào ? Vì sao ?

Hs : Đồng tình với cách cư xử của nhân vật Tuấn vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu thương và nghĩa vụ chăm sóc ông bà .

Việc làm của con trai cụ Lam là không chấp nhận được . Anh ta là đứa con bất hiếu.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức: Gv: Là con cháu phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà ….

Gv : Hướng dẫn hs thảo luận , phân tích tình huống giúp hs phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình .

Gv :Giới thiệu điều 64 – hiến pháp 92

Luật hôn nhân gia đình .

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người , là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC (23 /)

* Mục tiêu: Hs biết được k/n sống và làm việc có k/h.

*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề.

*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, ngôn ngữ....

*Cách tiến hành:

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?

Gv : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .

? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái?

- HS: Nuôi dạy...........................

? Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với con cháu?

- HS: Trông nom, chăm sóc...................

? Con cháu có nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?

- HS: Yêu quý, kính trọng....................

?Anh chị em có bổn phận như thế nào trong gia đình

- HS: Yêu quý, kính trọng..................

? Nêu ý nghĩa của những quy định pháp luật trên?

- HS: xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.......

? Nêu trách nhiệm công dân?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

I . Đặt vấn đề .

II. Nội dung bài học .

  1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà :

  • Cha mẹ:

+ Nuôi dạy con thành những công dân tốt.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

+ Tôn trọng ý kiến của con .

+ Không được phân biệt đối xử giữa các con .

+ Không ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức .

  • Ông bà (nội, ngoại):

+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.

+ Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng .

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (8 /)

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bt.

- Nội dung hoạt động: Trả lời các câu hỏi, bài tập.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải quyết được các tình huống trong thực tế.

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong SGK tại lớp, HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi làm bài tập, GV cho HS nhận xét bổ sung.

- Phương tiện hỗ trợ dạy học: bảng phụ.

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 7 phút.

Hoạt động GV và HS

Nội dung

GV: HD học sinh làm bài tập d SGK/38

3.Bài tập

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm BT.

- Gv nhận xét, cho điểm

Hoạt động 4 : Vận dụng

- Mục tiêu: Tạo cho HS yêu thích môn GDCD

- Nội dung hoạt động: Giải quyết tình huống trong thực tế c/s.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nhận xét được các hoạt động của bạn.

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS chơi trò chơi đóng vai.

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 3 phút.

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

HS chơi trò chơi, đóng vai:

Tình huống : Bài tập 3 sgk

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : đóng vai

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

Bố mẹ Chi đúng và không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý trông nom con .

Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ .

Cách cư xử đúng là nghe lời cha mẹ không đi chơi xa khi không có cô giáo, nhà trường quản lý và nên giải thích cho nhóm bạn hiểu

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Tạo cho HS thấy được sự liên hệ giữa GDCD và thực tế cuộc sống.

- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu các biểu hiện đúng và chưa đúng của những người xung quanh trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với gia đình.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: … .

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà làm.

Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 1 phút.

* GV giao nhiệm vụ

? Em hãy nêu một tấm gương ở quanh em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Em học tập được điều gì ở họ?

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 14 - Bài 12

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (T2)

I. MỤC TIÊU :

1. Về kiến thức :

Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; của anh chị em đối với nhau.

2 . Về kỹ năng :

- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình .

- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .

3. Về thái độ :

Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .

Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .

4. Năng lực:

NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,

II.Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

2. HS: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

III. Tiến trình các hoạt động:

1. Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (2 /)

Kiểm tra sự chuẩn bị về đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới.

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 /)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà đối với con cháu và ngược lại

* Mục tiêu: Hs biết được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà đối với con cháu và ngược lại *Pp/Kĩ thuật dạy học: hoạt động cá nhân.

*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, giải quyết vấn đề....

*Cách tiến hành:

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: ? Cha mẹ và ông bà có quyền và nghĩa vụ như thế nào ?

? Con cháu có nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?

? Anh chị em có bổn phận như thế nào trong gia đình

? ý nghĩa của việc ban hành những quy định trên?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh : suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

(20 /)

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (8/)

Gv : Chia hs thành 3 nhóm .

Hs : Mỗi nhóm làm 1 bài tập .

Nhóm 1 : làm bài tâp 3 ( T33-sgk )

Nhóm 2 : làm bài tâp 4 (T33- sgk)

Nhóm 3 : Làm bài tập 5 (T33- sgk)

Hs : Cử đại diện trình bày .

Hs nhóm khác bổ sung

Gv : kết luận : Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau .

Hs : Thảo luận thực hiện bài tập 6

Hs : Nhận xét.

Gv : Kết luận bài tập đúng .

I . Đặt vấn đề .

II. Nội dung bài học .

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà.

2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:

- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà cha mẹ.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ.

- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà cha mẹ.

  1. Bổn phận của anh chị em.

- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

4. Ý nghĩa:

- Nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt Nam.

III. Bài tập

2. Bài 4 :

Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi.

  • Sơn đua đòi ăn chơi .

  • Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lý con .

3. Bài 5 :

Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì : cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác .

Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ .

Bài 6 :

Cách cư xử :

Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm trọng hơn .

Khuyên hai bên thật bình tĩnh , giải thích khuyên bảo để thấy được đúng sai .

Hoạt động 2: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bt.

- Nội dung hoạt động: Trả lời các câu hỏi, bài tập.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải quyết được các tình huống trong thực tế.

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập c,đ/sgk/ trong SGK tại lớp, HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi làm bài tập, GV cho HS nhận xét bổ sung.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Gv : Chia hs thành 3 nhóm .

Hs : Mỗi nhóm làm 1 bài tập .

Nhóm 1 : làm bài tâp 3 ( T33-sgk )

Nhóm 2 : làm bài tâp 4 (T33- sgk)

Nhóm 3 : Làm bài tập 5 (T33- sgk)

Hs : Cử đại diện trình bày .

Hs nhóm khác bổ sung

Gv : kết luận : Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau .

Hs : Thảo luận thực hiện bài tập 6

Hs : Nhận xét.

Gv : Kết luận bài tập đúng .

III. Bài tập

21. Bài 4 :

Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi.

  • Sơn đua đòi ăn chơi .

  • Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lý con .

2. Bài 5 :

Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì : cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác .

Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ .

3. Bài 6 :

Cách cư xử :

Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm trọng hơn .

Khuyên hai bên thật bình tĩnh , giải thích khuyên bảo để thấy được đúng sai .

- Phương tiện hỗ trợ dạy học: tranh ảnh, phiếu học tập

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

Hoạt động 3 : VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Thực hiện tốt kĩ năng sồng

- Nội dung hoạt động: Giải quyết tình huống trong thực tế c/s.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nhận xét được các hoạt động của bạn.

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: phát phiếu điều tra

- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

Điều tra nhỏ:

? Em mong muốn giống (không giống) điểm nào của cha mẹ mình?

? Nếu em làm cha mẹ, em sẽ đối xử với con cái của mình như thế nào?

- HS: Trả lời thật lòng

Gv : Khái quát nội dung bài học

Hoạt động 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Tạo cho HS thấy được sự liên hệ giữa GDCD và thực tế cuộc sống.

- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu tấm gương trong cuộc sống để học tập.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: truyện hoặc bài báo…

- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà làm.

GV giao nhiệm vụ

GV: Yêu cầu HS tìm hiểu một số quy định của pháp luật, hương ước của thôn xóm, quy định của gia đình, dòng họ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 15 – Bài: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học

Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội .

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức : Hiểu các loại hình hoạt động chính trị xã hội, sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội vì lợi ích ý nghĩa của nó .

2. Về kỹ năng :

Học sinh có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị xã hội, qua đó hình thành kỹ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng .

3. Về thái độ :

Hình thành ở hs niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động lớp, trường, xh.

4. Năng lực:

NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,

II. Chuẩn bị:

- GV: KHBH GDCD 8

- HS: Tài liệu GDCD địa phương tỉnh Hà Nam.

III. Tổ chức các hoạt động.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học trực quan

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

- Gv : Cho hs quan sát ảnh về các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương

? Miêu tả việc làm của các nhân vật trong tranh.

? Hình ảnh trong tranh liên quan đến hoạt động gì ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

*Báo cáo kết quả: HS trình bày

Phân loại:

+ Tranh ảnh hoạt động chính trị: đi bầu cử, mít tinh kỉ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam,..

+ Tranh ảnh hoạt động xã hội: dọn cỏ nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng,…

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau đó dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động chính trị-xã hội ở Hà Nam.

1. Mục tiêu: Hiểu và phân loại được các hoạt động chính trị xã hội.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình baỳ miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là hoạt động chính trị xã hội ?

? Cho ví dụ?

? Kể những hoạt động chính trị - xã hội em mọi người xung quanh đã tham gia ?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân.

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Hs :

- Hoạt động CT_XH là.....

Hoạt động xây dựng, bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội.

Hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể .

Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội

Tham gia chống chiến tranh , khủng bố .

.......................

Tham gia hoạt động đoàn đội

...........

Tham gia hoạt động từ thiện

…………

VD:

+ Học tập văn hoá

+ Hoạt động đoàn đội .

+ Hoạt động từ thiện .

+ Hoạt động đền ơn .

*Báo cáo kết quả: đại diện báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc người dân tích cực tham gia các hoạt động CT-XH đối với địa phương.

1. Mục tiêu: Hiểu đc ý nghĩa của việc người dân tích cực tham gia các hoạt động CT-XH đối với địa phương.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Việc người dân tích cực tham gia các hoạt động CT-XH đối với địa phương?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân.

- Các nhóm ghi kết quả

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt đông 3: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân – hs Hà Nam trong việc tham gia các hoạt động CT_XH ở địa phương

1. Mục tiêu: Hiểu đc trách nhiệm của công dân – hs Hà Nam trong việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Có ý kiến cho rằng” Để lập nghiệp chỉ cần học văn hoá ……..xã hội ”Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

? Là công dân – hs Hà Nam, em phải có trách nhiệm gì đối với việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Các nhóm ghi kết quả

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

- HS: Không đồng. Vì nếu chỉ lo học văn hoá , tiếp thu khoa học kỹ thuật, rèn kỹ năng lao động sẽ phát triển không toàn diện. Chỉ chăm lo tới lợi ích cá nhân, không biết quan tâm tới lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.....

- Là hs em cần phải…..

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

I. Nội dung bài học

1. Các hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương em:

+ Hoạt động xây dựng, bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội như: Học tập văn hoá, phòng chốn tệ nạn XH,....

+ Những hoạt động trong tổ chức chính trị, đoàn thể, quần chúng như: Hoạt động đoàn đội,.....

+ Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người: giúp đỡ người già neo đơn, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,.....

2. Ý nghĩa:

Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội .

3. Trách nhiệm của công dân – hs trong việc tham gia các hoạt động CT_XH ở địa phương

- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.

- Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác .

Hoạt động 3: Luyện tập (8p)

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết để làm bài

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

GV cho hs trả lời miệng bài tập 1 và 2 sách TL GDĐP.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: cá nhân trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

II. Bài tập

Bài 1, 2 /…. sách TLGD địa phương.

Hoạt động 3: Vận dụng

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm thực tế.

* Nhiệm vụ: HS trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân, cặp đôi

* Sản phẩm: Câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Liên hệ bản thân trong việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội ở địa phương?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Những việc làm cụ thể:

……

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

HS sưu tầm các bức tranh ảnh, câu chuyện kể trong việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội ở địa phương.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Về nhà.

IV. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 16 - Tiết 16– Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học

XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Tham ra các hoạt động tyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư,

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Thái độ:

Đồng tình ủng hộ các chủ chương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.

4. Năng lực:

NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,

II. Chuẩn bị:

- GV: KHBH GDCD 8

- HS: Tài liệu GDCD địa phương tỉnh Hà Nam.

III. Tổ chức các hoạt động.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học trực quan

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

- GV: yêu cầu hs quan sát ảnh về các hủ tục lạc hậu

? Nêu nội dung các bức tranh?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

*Báo cáo kết quả: HS trình bày

- Tảo hôn

- Mời thầy mo, thầy cúng

- Tụ tập ăn uống, chơi cờ bạc

....

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau đó dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở Hà Nam

1. Mục tiêu: Biết được thực trạng của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương, biểu hiện cụ thể của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- N1: ? Thế nào là cộng đồng dân cư? Nêu thực trang của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư nơi em ở?

- N2: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân c­ư tại địa phương e ?

*Thực hiện nhiệm vụ: hs trao đổi, thảo luận

*Báo cáo kết quả: đại diện báo cáo

N1: Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổhoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực lợi ích chung

Thực hiện tích cực việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

N2:Biểu hiện

- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế .

-Tham gia xóa đói giảm nghèo.

-Động viên con em đến trường

-Giữ gìn vệ sinh.

-Phòng chống tệ nạnXH

-Thực hiện KHHGĐ.

-Có nếp sống văn minh.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc người dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương.

1. Mục tiêu: Hiểu đc ý nghĩa của việc người dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- N3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư­?

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân.

- Các nhóm ghi kết quả

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt đông 3: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân – hs trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương mình.

1. Mục tiêu: Hiểu đc trách nhiệm của công dân – hs Hà Nam trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương mình

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân c­ư ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Các nhóm ghi kết quả

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

-Thực hiện đ­ường lối chính sách của Đảng.

-Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.

-Nâng cao dân trí…

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

I. Nội dung bài học

1. Thực trạng của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương em:

* Thực hiện tích cực việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

* Biểu hiện

- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế .

- Tham gia xóa đói giảm nghèo.

- Động viên con em đến trường

- Giữ gìn vệ sinh.

- Phòng chống tệ nạnXH

- Thực hiện KHHGĐ.

- Có nếp sống văn minh.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa đối với nhân dân địa phương:

Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội .

Vì sẽ góp phần :

- Cuộc sống bình yên hạnh phúc.

-Bảo vệ phát triển truyền thống văn hóa giữ gìn bản sắc dân tộc.

-Đời sống nhân dân ổn định phát triển .

3. Trách nhiệm của công dân – hs trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương mình.

-Thực hiện đ­ường lối chính sách của Đảng.

-Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.

-Nâng cao dân trí…

Hoạt động 3: Luyện tập (8p)

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết để làm bài

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

GV cho hs làm bài tập:

Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống . Thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư

Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường

Chữa bệnh bằng cúng bái, phù phép

Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em

Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình

Làm vệ sinh đường phố làng xóm.

Tụ tập đánh bạc chích hút ma tuý

Bài tập 2: Điền từ vào ô trống dưới đây:

Có văn hoá

Thiếu văn hoá

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: cá nhân trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

II. Bài tập

Bµi tËp 1: HS làm việc cá nhân

- Việc làm đúng:a, c, d, i, k, o

- Việc làm sai: b, i, h, l, m, n

Bài tập 2:

Có văn hoá

Thiếu văn hoá

Làm vệ sinh đường phố

....

  • Gây gổ đánh nhau

Hoạt động 4: Vận dụng

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm thực tế.

* Nhiệm vụ: HS trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân, cặp đôi

* Sản phẩm: Câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hs sắm vai tình huống:

Sùng A Pu nhà nghèo, bố mẹ bắt nghỉ học sớm để lấy vợ. Sau khi lấy vợ Apu không chịu làm ăn phát triển kinh tế gia đình mà chơi bời cờ bạc, rượu chè, hút hít ma túy. Vợ làm việc vất vả, sinh non rồi ốm, Apu không cho vợ đi bệnh viện mà bắt ở nhà cúng giàng, cúng ma.

? Em có nhận xét gì về việc làm của Sùng Apu?

? Việc làm của Apu có ảnh hưởng gì tới gia đình và cộng đồng không?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Những việc làm cụ thể:

……

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

HS sưu tầm các bức tranh ảnh, câu chuyện kể trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương mình.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Về nhà.

Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 19 - BÀI 13

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là TNXH

- Nêu được tác hại của TNXH

2. Về kĩ năng:

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội; biết phòg ngừa cho bản thân; tích cực tham gia các hoạt động phòng,chống các TNXH ở trường và địa phương.

3. Về thái độ:

Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học .

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát video . Cho biết đoạn video nói về tệ nạn gì ? Tệ nạn đó có nguy hiểm không? Nguy hiểm ntn vói cá nhân và cộng đồng?

- Dự kiến sp Hs: Đoạn video nói về tệ nạn ma túy. Đây là tệ nạn rất nguy hiểm cho các nhân và cộng đồng.

- Đánh giá sản phẩm: Đúng đây là tệ nạn rất nguy hiểm ngoài ra còn tệ nạn nào nữa chúng ta cùng vào bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 :Hình thành kiến thức

* Mục tiêu: Giúp HS Nắm được các tình huống trong phần đặt vấn đề để rút ra nội dung bài học

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận theo những câu hỏi sau :

Câu 1. Tình huống 1 SGK.

Em đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?

Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì em làm thế nào ?

Câu 2. Tình huống 2 SGK.

Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? (P,H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay sai )

Họ sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu 3 .

Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ?

Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tổ chức thảo luận, cử thư ký ghi chép và một đại diện trả lời .

HS cả lớp nhận xét, tranh luận

GV bổ sung thêm ý kiến

Nếu nhờ cô giáo can thiệp em không sợ các bạn trả thù sao ?

HS thảo luận các câu hỏi

? Nguyên nhân gây ra tệ nạn xh là gì?

? Biện pháp phòng tránh nó là gì?

Mục tiêu: Giúp HS Nắm đượcthế nào là tệ nạn xh

Kể tên một số tệ nạn xh

Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với gia đình

Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân cá nhân

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là tệ nạn xh?

? Kể tên một số tệ nạn xh ?

Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với gia đình ?

Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân cá nhân ?

Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

GV : yêu cầu HS nhận xét đánh gía bổ xung

Theo tổ chức y tế thế giới thống kê trong số những người mắc các tệ nạn xã hội thì tới hơn 40% ở độ tuổi từ 14 - 24. (lao động và sinh đẻ)

Cả nước có 165 nghìn người nhiễm HIV , có 27 nghìn người tử vong vì HIV/AIDS . Dự báo cuối thập kỷ này có 350 nghìn người nhiễm HIV/AIDS

- Tác hại của các tệ nạn xã hội .

- Đối với xã hội .

+ ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội

+ Suy thoái giống nòi.

+ Mất trật tự an toàn xã hội

- Đối với gia đình .

+ Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người

+ Gia đình tan vỡ

- Đối với bản thân

+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết

+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.

+ Vi phạm pháp luật

Hoạt động 3 - Luyện tập: Hướng dẫn hs làm bài tập

.GV tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố .

Bài tập nhanh : Trong các tệ nạn sau tệ nạn nào là nguy hiểm nhất (đánh dấu x vào câu trả lời đúng)

- Cờ bạc

- Đua xe máy , xe đạp

- Ma tuý

- Mại dâm

- Nghiện rượi

- Coi cóp

I. Đặt vấn đề.

Nhóm 1.

- Ý kiến của An là đúng. Vì lúc đầu là chơi ít ..rồi thành quen ham mê sẽ chơi nhiều.

- Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản

- Báo cho các thầy cô giáo .

Nhóm 2.

- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút (không chỉ là vi vi phạm đạo đức)

- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý.

- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định .

Nhóm 3.

- Không chơi bài ăn tiền, không ham mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để nghiện hút.

- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến nhau.

- Nên tránh xa các tệ nạn này .

2- Nguyên nhân

- HS liên hệ ở trường, địa phương về vấn đề này .(Có hơn 10 người nghiện hút.)

a- Nguyên nhân khách quan .

- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm

- Kinh tế kém phát triển

- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.

- ảnh hưởng của các văn hoá phẩm đồi truỵ

- Cha mẹ nuông chiều

- Bạn bè rủ rê

b- Nguyên nhân chủ quan .

- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon

- Do tò mò thích cảm giác mới lạ

- Do thiếu hiểu biết.

3- Biện pháp phòng tránh

a- Biện pháp chung .

- Nâng cao chất lượng cuộc sống

- Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức

- Giáo dục pháp luật

- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn …..

- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-NT- XH

b- Biện pháp riêng .

- Không che giấu, tàng trữ..

- Tuyên truỳền phòng chống tệ nạn xã hội

- Có cuộc sống lành mạnh

- Vui chơi lành mạnh

- Giúp đỡ các cơ quan phát hiện tội phạm

- Không xa lánh, miệt thị người mắc……

II. Nội dung bài học

1- Tệ nạn xã hội

- Là những hành vi sai lệch với các chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

2- Tác hại .

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ

- Ảnh hưởng đến tinh thần và đạo đức

- Gia đình tan nát

- Làm thiệt hại về kinh tế

- Trật xã hội bị rối loạn

- Suy thoái nòi giống, AIDS, chết .

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức bài học để giải quyết các nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện: Đặt câu hỏi làm bài tập

3. Sản phẩm hoạt động: Bài taapoj của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập sau

Khoanh vào phương án mà em cho là đúng

A.Tệ nạn ma túy và cờ bạc hiện nay là hiện tượng bình thường trong xã hội không có gì đáng lo ngại.

B.Chỉ cần mình không nghiện ma túy là được còn bạn bè, người thân trong gia đình có nghiện cũng không sao.

C.Thấy người khác bán ma túy thì nên nên báo với công an.

D.Thử hít ma túy một chút cũng không có hại gì.

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức của nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện: Giao nhiệm vụ về nhà

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động : đặt câu hỏi

- Sưu tầm các hoạt động xã hội phòng chống các tệ nạn xã hội do trường hoặc địa phương tổ chức

Rút kinh nghiệm:

Tuần 20

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 20 - BÀI 13

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI(TIẾP THEO)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH .

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống TNXH.

2. Về kĩ năng:

- Thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống các TNXH ở trường và địa phương .

- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống TNXH.

3. Về thái độ:

ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, kế hoạch bài học .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội:

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Trách nhiệm của công dân học sinh

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Sắm vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật sắm vai.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, tò mò khám phá của HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về những quy định của pháp luật nước ta về phòng chống TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi tranh và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát tranh về các chiến sĩ công an đang bắt tội phạm cờ bạc và ma túy và tranh xử vũ Xuân Trường và đồng bọn vì tội buôn bán ma túy ? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? Suy nghĩ gì về tính nghiêm minh của pháp luật nước ta?

- Dự kiến sphs: Tệ nạn cò bạc, ma túy bị pháp luật nghiêm tri. Thể hiện tính nghiêm minh của Pl nước ta

GV: Cho HS nhận xét, bổ xung và đánh giá

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Giúp HS Nắm Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên Thảo luân nhóm: PL nước ta quy định như thế nào về phòng chống TNXH? Tại sao PL lại quy định cụ thể những hành vi cấm đối với trẻ em?

- Học sinh tiếp nhận:

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận nhóm

- Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV tổ chức học sinh tìm hiểu một số quy định cảu pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hôi.

GV dùng bảng phụ

HS đọc tài liệu, quan sát bảng phụ để trả lời câu hỏi.

GV giới thiệu thêm

Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.

Người nào nghiện ma tuý dưới bất cứ hình thức nào đã bị xử phạt, giáo dục nhiều lần không thay đổi sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm

Nếu tái phạm phạt từ 2 năm đến 5 năm

Mục tiêu: Giúp HS Nắm trách nhiệm của công dân

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ

Thảo luận nhóm cặp đôi

? HS làm gì để phòng, chống TNXH? - Học sinh tiếp nhận: Thảo luận cặp đôi

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận nhóm

- Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

Hoạt động 3 :Luyện tập

Mục tiêu: Giúp HS Nắm được kiến thức để vận dụng làm bài tập

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động cá nhân, sắm vai

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ : Đọc yêu cầu của đầu bài và trr lời cá nhân

Cho học sinh làm bài tập củng cố : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? ? GV yêu cầu học sinh kể về các tệ nạn xã hội ở địa phương .

- Gia đình kinh tế đầy đủ con không mắc TNXH

- Học tập tốt là biện pháp hữu hiệu để tránh xa TNXH

- Học sinh THCS không mắc TNXH

- Mắc TNXH là người lao động

- Đánh bạc, chơi đề có thu nhập

- Tệ mại dâm là chuyện của xã hội không liên quan đến học sinh .

- Học sinh: - Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

II. Nội dung bài học( Tiếp)

3-Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội:

- Đánh bạc đưới bất cứ hình thức nào…

- Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma tuý….

- Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiện

- Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ…..

* Đối với trẻ em :

- Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên

- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…

- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .

4- Trách nhiệm của công dân học sinh

- Có lối sống giản dị, lành mạnh

- Giữ gìn và giúp nhau không xa vào ….

- Tuân theo quy định của pháp luật

- Tham gia các phong trào phòng, chống...

- Tuyên truyền, vận động mọi người ….

III. Bài tập

Bài tập 1.SGK tr 37

- Đáp án là : a,c,g,i,k

- HS giải thích lý do chọn những ý kiến này.

2-Bài tập 2. Sắm vai

- Mô tả sinh hoạt của một người nghiện

- Một người bạn rủ em chơi điện tử

- Một người nhở em mang một món đồ tới một địa điểm

HS các nhóm lần lượt đóng vai

HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất.

* Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức bài học để sắm vai giải quyết tình huống

2. Phương thức thực hiện: Sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Cách giải quyết tình huống của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

GV tổ chức cho học sinh làm bài tập vận dụng

Bài tập : Cho HS sám vai tình huống đang đi đường có một người lạ dúi vào tay một bọc lạ nghi là ma túy và nói câm hộ đến một địa chỉ có gi trên bọ lạ em sẽ sử lý như thế nào?

HS: Đưa ra cách giải quyết

Gv: Nhận xét bổ xung đua ra phương án tối ưu nhất

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức bài học để giải quyết các nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện: Đặt câu hỏi làm bài tập

3. Sản phẩm hoạt động: Bài taapoj của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động - Sưu tầm các hoạt động xã hội phòng chống các tệ nạn xã hội do trường hoặc địa phương tổ chức

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 21 – Bài 14

PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS

I. Mục tiêu cần đat

1. Về kiến thức:

- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS .

- Nêu được những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS

- Nêu được các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân.

2. Về kĩ năng:

- Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.

- Biết chia sẽ, động viên người nhiễm HIV/AIDS.

- Tham gia những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS do trường, địa phương tổ chức.

3. Về thái độ:

- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

- Quan tâm, chia sẽ và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn kế hoạch bài học.

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

-SGK, giáo án, bút dạ, giấy khổ lớn.

III. Các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:Cho HS quan sát vi deo về nạn nhân của HIV/AIDS? Nội dung của đoạn video các em vừa xem nói lên điều gì ?

Suy nghĩ, cảm xúc của em khi xem những hình ảnh này?

- Học sinh tiếp nhận: Quan sát video và trả lời cau hỏi

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Quan sát vi deo

- Giáo viên: Hướn dẫn hs quan sát

- Dự kiến sản phẩm: cảm thấy xúc động, thương cám

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và vào bài

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

1. Mục tiêu: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Đọc phân đặt vấn đề

HS trao đổi các câu hỏi

Tai hoạ gì đã giáng xuống gia đình bạn của Mai ?

Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết anh trai bạn của Mai ?

Cảm nhận của em vể nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và gia đình của họ ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Tìm hiểu tình hình người nhiễm HIV/AIDS

GV giới thiệu một số thông tin, số liệu trong nước và trên thế giới về HIV/AIDS (dùng bảng phụ)

- Nỗi đau của một chiến sĩ công an hình sự bị nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ

- 6 học sinh ở trung tâm bảo trợ trẻ em bị cha mẹ mắc HIV bỏ rơi.

- Trên thế giới có khoảng hơn 40 triệu người mắc HIV/ AIDS

- Số người mắc HIV/AIDS hiện nay chủ yếu ở độ tuổi từ 15- 30

- Việt Nam 100% các tỉnh thành đều có người mắc căn bệnh này .

- Hiện nay có 70.780 người mắc HIV vó 82% độ tuổi 20-39 tuổi

+ Trong đó : 10.844 người mắc AIDS có 6005 người chế vì AIDS

+ Mỗi ngày VIệt Nam có 50 người mắc và dự báo đến cưôI thập kỷ này có 350.000 người

+ Hàng năm cần có 78 tỉ đồng chi cho việc phòng chống HIV/AIDS

GV chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 3 nhóm

Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về tình trạng nhiễm HIV/ AIDS hiện nay ?

Nhóm 2: HIV/ AIDS có tác hại như thế nào ?

Nhóm 3: Nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh HIV/AIDS ?

GV kết luận: Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. Nhà nước ta có những quy định pháp lệnh phòng chống HIV/ AIDS.

Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Thế nào HIV/AIDS,con đường lây truyền,tác hại và các quy định của PL

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

Khái niệm

Con đường lây truyền

Tác hại

Cách phòng tránh

Quy định của PL

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

.5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Hoàn thành bảng sau

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm: Hs hoàn thành bảng

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Kết thúc phần này giáo viên cho học sinh giải thích câu : “Đừng chết vì thiếu hiểu biễt về HIV/AIDS ”.

Hoạt động 3 : Luyện tập

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

GV tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK

HS tự phân vai và lời thoại

Cả lớp nhận xét tiểu phẩm

GV đưa ra câu hỏi

Em có đồng tình vởi việc làm của Thuỷ không ?

Nếu em là Hiền trong tình huống đó em sẽ làm gì ?

I. Đặt vấn đê

- Anh trai bạn của Mai chết vì căn bệnh AIDS

- Do bạn bẻ xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý mà mắc AIDS

- Người nhiễm HIV/AIDS là nỗi đau bi quan hoảng sợ cái chết đến gần. Mặc cảm tự ti trước người thân, bạn bè. Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân

- Bài học cho gia đình Mai và tất cả mọi người .

Nhóm 1:

- Số người nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng. AIDS có thể lây truyền bất kỳ ai, bất kỳ dân tộc nào, nước nào, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu nghèo, nam nữ…..

Nhóm 2: Tác hại của HIV

- ảnh hưởng đến kinh tế, nòi giống, sức khỏe, gia đình tan nát, đi tù, chết người .

Nhóm 3: Nguyên nhân

- Kinh tế còn nghèo

- Đời sống không lành mạnh

- Kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm

- Chính sách xã hội

- Kém hiểu biết

- Tâm sinh lí lứa tuổi

- Cuộc sống gia đình tan vỡ

- Bản thân không làm chủ

II. Nội dung bài học

1- HIV/AIDS

- HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch

- AIDS là hội chứng ưuy giảm miễn dịch mắc phải.

2- Con đường lây truyền:

- Lây qua đường máu

- Lây từ mẹ sang con

- Lây qua quan hệ tình dục

3- Tác hại:

- HIV/ AIDS là đại dịch của thế gíới và nhân loại: huỷ hoại sức khoẻ, cướp đI tính mạng con người; phá hoại hạnh phúc gia đình; huỷ hoại tương lai, nòi giống dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – XH của đất nước.

4. Qui định của pháp luật về phòng tránh nhiễm HIV/AIDS

- Mỗi người có trách nhiệm thực hiện những biện pháp phòng tránh HIV để bảo vệ mình và người thân….

- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, dụ dỗ gái mại dâm hoặc các hành vi làm lây truyền HIV khác

- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mậtvề tình trạng bị bệnh của mình nhưng phảI thực hiện các biện pháp phòng tránh cho người khác .

* Cách phòng tránh:

- Tránh tiếp xúc với máu người bệnh

- Không dùng chung kim tiêm

- Không quan hệ tình dục

5-Học sinh cần làm:

- Sống lành mạnh, giản dị, tránh xa các tệ nạn XH đặc biệt là ma tuý và mại dâm

- Có hiểu biết về HIV/ AIDS

- Chủ động phòng tránh cho mình và cộng đồng

- Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh

- Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH

III. Bài tập

Bài tập 1

Trả lời : em không đồng tình với việc làm của Thuỷ. Nếu em là Hiền em sẽ giải thích cho Thuỷ hỉêu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như thăm hỏi, bắt tay …..Chúng ta thật an toàn khi tiếp xúc là được .

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống

2. Phương thức thực hiện: Đặt câu hỏi

3. Sản phẩm hoạt động: các câu trả lời của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

? Nếu bố mẹ anh chị em hoặc bạn thân của em nhiếm HIV thì em sẽ làm gì?

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Ý thức tìm hiểu sâu sắc hơn về bênh HIV?AIDS

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Em hãy đề xuất các biện pháp tích cực để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS?

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 22 – Bài 15

PHÒNG NGỪA TAI NẠN

VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Về kĩ năng:

Biết phòng, chống tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.

- Nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại .

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà. SGK, giáo án, bút dạ, giấy khổ lớn, tranh.

III. Các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về phòng chông cháy nổ và các chất độc hại

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:Ngày 2/5/2003 chiếc xe mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu chợ thôn Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định là trên xe có trở thuốc súng . Vụ cháy làm 88 người chết và hàng chuc người khác bị thương .

GV cho học sinh quan sát bảng :

Năm

Sơ suất , bất cẩn

Vi phạm quy đinh PCCC

Sự cố kỹ thuật

Ghi chú

Số vụ

Tỉ lệ %

Số vụ

Tỉ lệ %

Số vụ

Tỉ lệ %

1998

778

66.5

72

61

321

1999

383

38.7

23

2.32

301

32.4

2000

426

37.4

113

9.92

388

26.43

2001

468

36.2

89

6.89

406

30.03

2002

448

35.36

117

9.32

32.04

TB

502.6

42.36

82.8

6.89

283.2

24.18

Dự kiến SP của HS: Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chat độc hại gây thiệt hại lớn về người và của.

- GV đánh giá chốt vào bài

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

HĐ tìm hiểu đặt vấn đề

1. Mục tiêu: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

2. Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm lớn

3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả trả lời của các nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: Các em hoạt động theo nhóm

Nhóm 1. Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn? Thiệt hại đó như thế nào Nhóm 2. Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 là như thế nào ?

Nhóm 3. Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc

Nhóm 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên ?

- Học sinh tiếp nhận: Thảo luận nhóm

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận nhóm

- Giáo viênQuan sat và hỗ trợ hs…

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV kết luận: Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa .

HĐ 2: Tìm hiểu một số chất độc hại, dễ cháy, nổ

? Kể tên một số loại chất dễ cháy, nổ, độc hại.

( Hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, thuốc kích thích, bom, mìn, pháo....

Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS nắm được tác hại của tai nạn vú khí cháy nổ và các chất độc hại

2. Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

(lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên ? Kể tên một số chất nổ, chất cháy, chất độc hại ,vũ khí thông thường mà em biết ?

Thảo luận nhóm:Tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại ? ( Gây cả ảnh hưởng về môi trường sống)

Nhà nước đã ban hành những quy định gì ?

Học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

- Học sinh tiếp nhận: Suy nghĩ

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi trả lời câu hỏi

- Giáo viên

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Hoạt động 3 : Luyện tập

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

(lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hướng dẫn hs làm bài tập

GV yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3 SGK .

Các bàn thảo luận và trình bày ý kiến của mình.

GV chốt lại điểm 2 nội dung bài học .

GV cho học sinh xử lý tình huống : HS biết cách hành động phù hợp với quy định về phòng ngừa …

Cac bàn thảo luận các tình huống trong bài tập 4 SGK

Đại diện các nhóm trả lời .

GV chốt lại mục 3 nội dung bài học .

GV cho học sinh làm bài tập củng cố.

Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật ?

- Dùng mìn đánh cá

- Buôn, bán vũ khí

- Cưa, đục bom mìn cũ

- Đốt rừng làm nương, rẫy

- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định

- ăn các loại cá có nọc độc

- Bắc pháo hoa ngày lễ tết

- Dùng súng truy bắt tội phạm

I. Đặt vấn đề

Nhóm 1. chiến tranh kết thúc song còn nhiều bom mìn và vật liệu nổ ở khắp nơi (Quảng Trị )

- Thiệt hại: Tại Quảng Trị từ 1985-1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn.

Nhóm 2. Cháy nổ từ 1998-2002, cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng.

Nhóm 3. Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ, có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết)

Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu, ca nóc, nhiều lý do khác.

Nhóm 4.

Bài học :

-Tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy, nổ và chất độc hại

-Phải có biện pháp phòng tránh

-Trách nhiệm của bản thân .

Ngày 30/7/2011 một vụ cháy sảy ra tại 1 xưởng may của HảI Phòng làm 13 người chết, hơn 30 người bị thương.

II. Nội dung bài học

1. Một số vũ khí thông thường, chất cháy nổ, chất độc hại:

- Các loại vũ khí thông thường: các loại súng, đạn, lựu đạn, bom mìn, lưỡi lê…

- Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga…

- Chất cháy: xăng, dầu…

- Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân...

2. Tác hại :

- Mất tài sản của cá nhân, gia đình, XH

- Bị thương, tàn phế, chết người

3. Các quy định của nhà nước .

- Cấm vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí,các chất cháy nổ, chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép mới được sử dụng, bảo quản, chuyên chở các loại vũ khí, các chất cháy nổ, chất độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phải tuân thủ quy định an toàn .

* Học sinh cần làm .

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm

- Tuyên truyền đến mọi người

- Tố cáo các hành vi vi phạm

III. Bài tập

* Những quy định của nhà nước .(SGK)

- Đáp án : Các hành vi a,b,d,e,g là vi phạm pháp luật .

- Trong tình huống a,b,c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm

- Tình huống d, cần báo ngay cho người có trách nhiệm .

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống bằng biện pháp sắm vai

2. Phương thức thực hiện: Sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: cách sắn vai giải quyết tình huống

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)

- TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường, Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đI chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe .

- TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột. M về nhà H chơI rủ H ra vườn háI dưa ,H can ngăn M và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không để ăn mà để bán, muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ”

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Kích thích khám phá của Hs và nâng cao trách nhiện cảu bản thân và tuyên truyền cho người khác phòng chống tại nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

2. Phương thức thực hiện: giao về nhà

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

- Tìm hiểu những thông tin , bài viết , sự kiện, tai nạn về tai nạn vũ khí cháy nổ và cỏc chất độc hại

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 23 – Bài 16

QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ

TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân phảI tôn trọng tài sản của người khác.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

- Biết thực hiện qui định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.

- Phê phán những hành vi xâm hại đến tài sản của công dân.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, kế hoạch bài giảng

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nguòi khác.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV cầm quyển sách GDCD và nói : “Cuốn sách này của tôi ”tức là GV đã khẳng định quyền gì đối với quyển sách này ?

HS An cầm quyển sách và nói : “Cái bút này là của tôi ” HS An đã khẳng định quyền gì với cái bút ?

HS trả lời : GV là chủ sở hữu của cuốn SGK

HS là chủ sở hữu của cái bút

Hoạt động2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

(lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học sinh thảo luận các tình huống trong SGK

I. Đặt vấn đề .

Nhóm 1. Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ?

  1. Người chủ xe máy

  1. Người được giao giữ xe máy

  1. Người muợn xe máy

a- Giữ gìn bảo quản xe

b- Sử dụng xe để đi

c- Bán, tặng, cho người khác

Nhóm 2. Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ?

  1. Cất giữ trong nhà

  1. Dùng để đi chở hàng

  1. Bán, tặng , cho mượn

a- Sử dụng

b- Định đoạt

c- Chiếm hữu

Nhóm 3. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ?Vì sao ? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Thảo luận liên hệ thực tế kể tên tài sản của công dân

- Gia đình em có tài sản gì ?

- Bố mẹ em có sở hữu lương không ?

- Nhà ở do nhà nước cấp gia đình em có quyền sở hữu không ?

- Bổ mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là tiền gì ?

- Chú An mua máy xát để sản xuất, quyền tài sản của chú An là gì ?

- Cô Hạnh có người bà con đi nước ngoài gửi biếu tiền, cô có được sử dụng không ?

GV yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân

GV kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời

- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước .

- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng

GV chốt lại : Chiến hữu là chiếm giữ tài sản; định đoạt là quyết định số phận tài sản; sử dụng là dùng đúng mục đích .

Quyền sở hữu tài sản gì ?

Ví dụ tài sản

Tư liệu sinh hoạt

Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy …..

hợp Thu nhập pháp

Lương, phụ cấp đi làm của bố mẹ

Góp vốn kinh doanh

Nuôi tôm, bán hàng, kinh doanh

Tư liệu sản xuất

Máy xay xát, máy cày bừa.....

Của cải để dành

Tiết kiệm vàng, tiền …..

Tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác

GV đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự

GV đặt câu hỏi .

Tôn trọng tài sản người khác thể hiện qua những hành vi nào ?

Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác ?

Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất gì ?

GV cho HS thảo luận bài tập 5 SGK

- Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu ? Vì sao phải đăng ký ?

- Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ?

- Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ?

GV kết luận toàn bài và chuyển sang mục nội dung bài học .

Quyền sở hữu là gì ?

Thế nào là quyền chiếm hưũ, sử dụng, định đoạt ?

Trong ba quyền này, quyền nào là quan trọng nhất?

CD có quyền SH những gì?

Nghĩa vụ của công dân ?

Nguyên tắc thực hiện ?

Hoạt động 3 : Luyện tập

?Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác, em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như vậy?

? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này .

Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân

  • Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân

  • Đất đai

  • Đường quốc lộ

  • Trường học

  • Bệnh viện

  • Rừng núi

  • Khoáng sản

  • Tài nguyên trong lòng đất

  • Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

- Cần có hành vì : Tôn trọng, có trách nhiệm với tài sản được giao quản lý, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng....Nhặt được của rơi trả người đã mất, vay trả đúng hẹn ...Gây thiệt hại phải bồi thường ...

- Thể hiện phẩp chất thật thà, trung thực , liêm khiết ...

(HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học)

*Bài tập 5 SGK

- Nhà nứơc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân .

- Pháp luật quy định phải đăng ký tài sản có giá trị: nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy ....để nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân khi bị xâm phạm

- Có đăng ký công dân mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ .

* Biện pháp của nhà nước .

- Quy định về quyền và nghĩa vụ

- Cách thức bảo vệ tài sản

- Quy định đăng ký tài sản

- Quy định hình thức, biện pháp xử lý

- Quy định trách nhiệm của công dân

- Tuyên truyền, giáo dục ….

II.Nội dung bài học (SGK)

1.Quyền sở hữu TS là quyền của CD (chủ sở hữu TS) đối với TS thuộc quyền sở hữu của mình.

Quyền SH gồm 3 quyền

- Chiếm hữu

- Sử dụng

- Định đoạt

- Nghĩa vụ tôn trọng TS của người khác là nghĩa vụ tôn trọng TS thuộc quyền sở hữu của người khác.

* CD có quyền sh: Của cải để dành, tư liệu sx, tư liệu sinh hoạt, nhà ở, vốn….

2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của CD:

- Ghi nhận trong hp và các văn bản quy phạm PL về quyền SH của CD.

- Qui định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền SH tuỳ theo mức độ, tính chất vụ việc; qui định trách nhiệm và các hình thức bồi thường dân sự đối với các hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê TS thuộc quyền SH của người khác.

3. CD có nghĩa vụ tôn trọng TS của người khác: Không được chiếm đoạt ts của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết; khi vay phải trả đầy đủ, đúng hẹn, bảo quản cẩn thận, nếu gây hư hỏng hoặc mất mát phải bồi thường nguyên giá trị; nếu gây thiệt hại về TS phảI bồi thường theo qui định của PL

III. Bài tập

Bài tập 1.

+ Em sẽ làm động tác để người đó biết mình đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn .

+ Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được, làm như vậy là không thật tha, là xấu, bị pháp luật xử lý .

Bài tập 2. * Tục ngữ:

- Cha chung không ai khóc

- Của mình thi giữ bo bo

Của người thì để cho bò nó ăn

- ăn một miếng, tiếng một đời

- Lòng tham không đáy

* Ca dao :

Chim tham ăn va vào vòng lưới

Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu .

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống bằng biện pháp sắm vai

2. Phương thức thực hiện: Sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: cách sắn vai giải quyết tình huống

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Vận dụng kiến thức lí thuyết để cho biết hành vi dưới đây là đúng hay sai :

Vũ đến nhà Phong chơi, thấy quyển truyện mà lâu nay mình thích, Vũ tự ý lấy về nhà

Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Kích thích khám phá của Hs và nâng cao trách nhiện cảu bản thân và tuyên truyền cho người khác tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng

2. Phương thức thực hiện: giao về nhà

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về nội dung tôn trọng tài sản người khác

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 24 – Bài 17

NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ

TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Về kiến thức:

- Hiểu đượcthế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

- Nêu được nghĩa vụ của CD trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

2. Về kĩ năng:

Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức XH trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

3.Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Phê phán những việc làm, hành vi làm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, kế hoạch bài giảng

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học .

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. Phương pháp trò chơi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Thảo luận nhóm,đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi. Chia nhóm.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:Nhắc lại phần ĐVĐ ở bài trước: Ông An không được định đoạt với bình cổ vì sao?

Vì nó thuộc TS Nhà nước

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động2 : Hỡnh thành kiến thức

HS đọc tình huống SGK

GV tổ chức chi lớp thành 3 nhóm thảo luận theo các câu hỏi .

Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan và giải thích đúng hay sai ?

Ở vào trường hợp của Lan , em sẽ xử sự như thế nào ?

Qua tình huống trên, em rút ra được bài học gì ?

: Liên hệ thực tế kể tên TS Nhà nước và lợi ích công cộng

GV : Tổ chức cho HS thảo luận

Câu 1. Em hãy kể tên một số tài sản nhà và một số công trình công cộng đem lại lợi ích cho mọi người dân ?

Câu 2. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ?

Câu 3. Học sinh chúng ta cần có trách nhiệm gì ?

GV củng cố phần này bằng bài tập tình huống.

Hoàng và An giờ ra chơi hay nô đùa, xô đầy nhau. Hoàng đầy An và vào kính cửa và làm 6 ô cửa kính bị vỡ.

Câu hỏi :

- Hoàng và An đã vi phạm gì ?

- Nhà trường xử lý hành vi của Hoàng và An như thế nào ?

Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: hiểu được thế nào là tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng

2. Phương thức thực hiện: Đàm thoại

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: GV đàm thoại cùng học sinh :

Tài sản nhà nước bao gồm những loại nào ? Thuộc quyền sở hữu của ai ? Khai thác các tài sản đó phục vụ nhân dân thì được gọi là gì ?

Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: quan sát SGK…

- Giáo viên: hướng dẫn Hs trả lời

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HS làm bài tập 2 SGK .

- Em nhận xét việc làm của ông Tuấn

- Việc làm của ông Tuấn đúng, sai chỗ nào ? Vì sao ?

- ông Tuấn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì ?

HS liên hệ việc làm cử mình :

Giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện, nước, đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm MT, phá hoại TNTN

Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào ?

GV tổng kết toàn bài

GV cho học sinh làm bài tập củng cố

Hoạt động 4 : Luyện tập

1. Mục tiêu: HS luyện tập các kiến thức trong bài để làm bt

2. Phương thức thực hiện: Chữa các bài tập

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: Đọc yêu cầu của bài và trả lời câu hỏi

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm việc theo nhóm bàn

- Giáo viên…Gv hướng dẫn Hs

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV tổ chức trò chơi cho học sinh tham gia

Chia lớp thành 2 đội, phổ biến luật chơi và tiến hành trò chơi

? Em hãy nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết ?

I. Đặt vấn đề .

1- ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho kiểm lâm và các UBND quản lý

2- Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp

3- Bài học: Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước .

Tài sản nhà nước

Lợi ích công cộng

Đất đai

Đường xá

Rừng núi

Cầu cống

Sông hồ

Bệnh viện

Nguồn nước

Trường học

Tài nguyên TN

Công viên

Nhà văn hoá

Vốn nhà nước ĐT

Khu du lịch

Tài sản nhà nứơc

- Nghĩa vụ tôn trọng

+ Bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng

+ Tăng cưởng quản lý

+ Bảo vệ lợi ích cộng đồng

+ Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng

+ Tuyên truyền, giáo dục

+ Đấu tranh với hành vi xâm phạm

- Trách nhiệm đối với học sinh .

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ tài sản lớp, trường

+ Tiết kiệm trong sử dụng điện , nước

+ Có lối sống giản dị

+ Phê phán hành vi xâm phạm

+ Tuyên truyền vận động mọi ngươì

II. Nội dung bài học.

1- Tài sản nhà nước: Là TS thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. VD:Đất đai, sông hồ, nguồn nước …., tài sản nhà nước ……

2- Lợi ích công cộng.

- Lợi ích chung dành cho mọi người và XH. VD: cầu cống, đường xá, bệnh viện, công viên, trường học..

- TS Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sốn vật chất và tinh thần của ND.

2. Nghĩa vụ của CD trong việc ton trọng, bảo vệ TS Nhà nước và lợi ích công cộng:

- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng TS Nhà nước và lợi ích cồn cộng vào mục đích cá nhân.

-Khi được giao quản lí phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

3-ỉTách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ TS NN và lợi ích công cộng

Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng TS thuộc SH toàn dân.

- Tuyên truyền, giáo dục mọi người thực hiện nghĩa vụ tôn trọng TS Nhà nước và lợi ích công cộng.

III. Bài tập .

Bài tập 1. (SGK

Đáp án: Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường, không nhận sai lầm để đền bù cho nhà trường .

Bài tập 2.

  • Không tiết kiệm, lãng phí

- Tham ô, tham nhũng

- Phá hoại tài nguyên thiên nhiên

- Dùng vốn, tài sản nhà nước cho cá nhân

- Trình độ quản lý kém….

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức của bài để giải quyết tình huống của bài học

2. Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá chéo

5. Tiến trình hoạt động : chia nhóm thảo luận –trình bày bổ xung và đưa ra ý kiến

Vận dụng kiến thức để bày tỏ quan điểm của mình tán thành hay không tán thành ý kiến sau?

‘’Việc bảo vệ tài sản NN và LICC là trách nhiệm của những người được giao quản lí’’

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về việc tôn trọng hoặc không tôn trọng bảo vệ tài sản chung

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 25 – Bài 18

QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của CD.

- Biết thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng hoặc không đúng quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.

3. Về thái độ:

Tôn trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại và tố cáo.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

III. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, kế hoạc bài giảng

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Cỏc hoạt động dạy học 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra một tình huống và dẫn dắt học sinh vào bài

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2  : Hỡnh thành kiến thức

GV tổ chức cho HS sắm vai các tình huống SGK.

HS tự phân vai và lời thoại

- TH1. HS trong vai người có vẻ giấu giếm buôn bán, sử dụng ma túy

- TH2. HS thể hiện vai người lấy xe đạp của bạn bị phát hiện

- HS trong vai anh H, người bị đuổi việc không rõ lý do

Nếu em ở vào các tình huống trên, là người chứng kiến em sẽ làm gì ?

Qua ba tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì ?

GV yêu cầu học sinh lấy một vài tình huống khi cần khiếu nại và tố cáo trong thực tế .

*: phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo

GV tổ chức cho học sinh thảo luận thành các nhóm, tổ chức giao câu hỏi và yêu cầu phát biểu ý kiến của tổ mình .

GV kẻ bảng (Bảng phụ)

Gơị ý HS trả lời câu hỏi

I. Đặt vấn đề.

Nhóm 1. Báo cho cơ quan có chức năng theo dõi. Nếu đúng, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật

Nhóm 2. Em báo cho thầy cô giáo hoặc công an việc lấy cắp xe của bạn

Nhóm 3. Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu giải quyết

Nhóm 4. Bài họ : khi biết được các tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của mình, nhà nước ….khiếu nại và tố cáo .

- Ai là người thực hiện ?

- Thực hiện vấn đề gì ?

- Vì sao ?

- Để làm gì ?

- Dưới hình thức nào ?

HS thảo luận và điền vào bảng

Khiếu nại

Tố cáo

Người thực hiện (là ai ? )

Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm

Bất cứ công dân nào

Đối tượng (vấn đề gì ?)

Các quyết định hành chính, hành vi hành chính

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước

Cơ sở (vìsao ?)

Quyền, lợi ích bản thân người khiếu nại .

Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước , tổ chức và công dân

Mục đích

(để làm gì ? )

Khôi phục quyền, lợi ích người khiếu nại .

Ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cơ quan, công dân …

Hình thức

Trực tiếp, đơn thư, báo, đài ....

Trực tiếp, đơn, thư, báo, đài…..

GV cho học sinh làm bài tập 4 SGK

Nhận xét sự giống và khác nhau về quyền khiếu nại và quyền tố cáo ?

So sánh

Khiếu nại

Tố cáo

Điểm giống

-Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Điểm khác

- Là người trực tiếp bị hại

- Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân

 : Tìm hiểu nội dung bài học

GV chuyển ý đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học .

Quyền khiếu nại là gì ? Khi nào thì khiếu nại ? Cho ví dụ ?

Quyền tố cáo là gì ? Khi nào thì tố cáo ? lấy ví dụ ?

Công dân có thể thực hiện 2 quyền này bằng những hình thức nào ?

Quyền khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa như thế nào ?

GV đặt câu hỏi

Vì sao hiến pháp lại quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo ?

GV ghi điều 74 hiến pháp 1992 lên bảng phụ

Đọc điều 74 cả lớp nghe .

Trách nhiệm của các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào ?

Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo?

CD có trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm MT, phá hoại TNTN

Ngoài Hiến pháp 1992, Quốc hội còn ban hành luật gì? Có hiệu lực từ bao giờ ? Có nội dung gì ?

Hoạt động 3: Luyện tập

? Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau

(bài tập 1 SGK học sinh tự xây dựng kịch bản, lời thoại, phân vai )

GV gọi 2 nhóm lên trình bày

HS cả lớp nhận xét tình huống

GV tổng kết toàn bài .

II. Nội dung bài học .

1- Quyền khiếu nại

- Là quyền của công dân đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặcquyết định kỉ luật khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó tráI PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. VD: Khiểu nại khi k được nâng lương đúng thời hạn, k được thực hiện đúng hợp đồng LĐ..

  1. Quyền tố cáo

- Là quyền của công dân báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ việc VPPL của bất cứ ơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hôặchcj đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của CD. VD: Tố cáo khi phát hiện có người tham ô, nhận hối lộ, buôn bán ma tuý…

Phân biệt quyền khiểu nại và quyền tố cáo.

- Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền CB của CD.

3- Hình thức thực hiện

- Trực tiếp , gián tiếp

* ý nghĩa, tầm quan trọng

- Là quyền cơ bản của công dân được ghi trong hiến pháp và các văn bản luật

4. Trách nhiệm của nhà nước và công dân .

- Nhà nướctrong việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo: Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cảôtng thừi hạn pl qui định;Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của CD; nghiêm cấm trả thù người người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

- Trách nhiệm của CD trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo: Khi thực hiện 2 quyền này cần trung thực, khách quan, thận trọng .

6- Học sinh cần làm .

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật…

- Học tập, lao động , rèn luyện đạo đức ..

III. Bài tập

Bài tập1.

- Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội (bổ sung: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân )

- Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo không phải là tham gia quản lý nhà nước và xã hội mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân (là tham gia quản lý nhà nước và xã hội)

Bài tập 2.

4. Hoạt động vận dụng

Vận dụng kiến thức trả lời tình huống sau:

Chị Nhàn là cỏn bộ cơ quan Nhà nước. thời gian gần đây chị 2 lần đi làm muộn do tắc đường. Thủ trưởng cơ quan đó ra quyết định kỉ luật chị với hỡnh thức hạ 2 bậc lương . Chị Nhàn không đồng ý với quyết định đó vì cho là nó quá nặng so với vi phạm của mình.

Theo em chị Nhàn có thể làm gì để bảo vệ lợi ích của mình và đến cơ quan nào để thực hiện?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Tìm hiều Bộ luật khiếu nại và tố cáo

- Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra 1 tiết.

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 26

KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Mục tiêu cần đạt

- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh đối với những đơn vị kiến thức được học từ tiết 16 - 25 . Kiểm tra, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức vào việc xử lý tình huống liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua thái độ, hành vi …của học sinh qua bài kiểm tra .

- Phân loại được đối tượng học sinh , từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể và thiết thực trong quá trình dạy học đối với từng đối tượng học sinh

- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực và chủ động trong học tập .

II. Chuẩn bị

1- Thầy : SGK, SGV, đề bài + đáp án và biểu điểm

2- Trò : ôn tập kỹ nội dung đã học .

III. Tiến trình dạy học

1- Ổn định lớp

2- Kiểm tra bài cũ

3- Kiểm tra

IV. Đề bài

V. Khung ma trận của đề kiểm tra :

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng điểm

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1.

Phòng chống tệ nạn xã hội

Nhận ra được tác hại của tệ nạn xã hội

Hiểu và trình bày được các quy định của Nhà nước để phòng chống tệ nạn xã hội

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

2

20%

2

3

30%

Chủ đề 2

Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại

Nhận biết được những chất gây tai nạn cho con người

Nhận xét những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ ở địa phương mình

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

2

20%

2

3

30%

Chủ đề 3

Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân

Nhận biết công dân có quyền sở hữu những gì

Biết xử lí tình huống khi có tranh chấp về tài sản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

3

30%

2

4

40%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

3

3

30%

1

2

20%

1 1

2

3 20%

30%

6

10

100%

VI. Đề kiểm tra.

Đề bài

  1. Trắc nghiệm ( 3 đ)

Câu 1 : Theo em, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì?

A. Sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt

B. Trở nên lười nhác mất khả năng lao động

C. Có nguy cơ lây nhiễm HIV và dẫn đến cái chết

D. Làm cho bạn bè và người thân xa lánh

Câu 2. Giả sử em thấy các em nhỏ nhặt được đạn pháo hoặc vật lạ đem ra chơi nghịch thì em sẽ làm gì?

  1. Cứ để các em chơi

  2. Chạy nhanh khỏi nơi đó để đề phòng tai nạn cho mình

  3. Chạy đi báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí

  4. Kịp thời ngăn các em không chơi nữa, sau đó báo cho người có trách nhiệm biết

Câu 3; Hành vi nào sau đây thuộc quyền định đoạt tài sản của công dân?

  1. Chủ nhà đi thuê tiền thuờ nhà

  2. Sử dụng nhà được thừa kế làm cửa hàng kinh doanh

  3. Phá nhà cũ để làm nhà mới

  4. Trông giữ xe đạp, xe máy

II.Tự luận 7 đ

Câu 1 : 2đ

Trình bày các quy định Nhà nước để phòng chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 : 3 đ

Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà con trai ông chủ làm gãy khung.

a.Theo em . Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ?

b.Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe? Căn cứ vào đâu?

c.Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?

Câu 3 : Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại của địa phương mình? Hãy rút ra bài học cho bản thân?

VII. Biểu điểm, Đáp án

I.Trắc nghiệm ( 3 đ )

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 ; C

II.Tự luận

Câu 1 ; Các quy định của pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội( 2 đ)

Cau 2 : 3 đ

  1. Hà không có quyền sử dụng xe. Vì chiếc xe khụng phải là tài sản của Hà, Hà không phải là chủ sở hữu xe.

  2. Ông chủ của hàng cú quyền chiếm hữu nắm giữ quản lớ xe. Căn cứ vào bản hợp đồng cầm đồ.vào quyền sở hữu tài sản của cụng dõn

  3. Chị Hoa cú quyền đũi bồi thường. ễng chủ cửa hàng phải bồi thường,

Cõu 3 :

  • Ưu điểm 0.5

  • Hạn chế 0,5

  • Bài học 1 đ

VIII. Thu bài – Nhận xét.

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 27 – Bài 19

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

I.Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.

- Nêu được quy định của PL về quyền tự do ngôn luận.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của CD.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn và lợi dụng tự do ngôn luận phục vụ mục đích xấu.

- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

3. Về thái độ:

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 : Khởi động1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV đọc Hiến pháp 1992 quy định : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ”. Trong đó quyền tự do ngôn luận thể hiện rõ quyền làm chủ của công dân .

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

GV tổ chức học sinh thảo luận theo đơn vị bàn.

Những việc làm nào dưới dây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?Vì sao ?

1- HS thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp .

2- Tổ dân phố họp bàn về công tác TTAN của phường mình .

3- Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế

4- Góp ý vào dự thảo luật và Hiến pháp

HS thảo luận và trả lời cá nhân

GV gợi ý nhận xét.

Thảo luận làm rõ quyền tự do ngôn luận theo qđ của PL

Bài tập nhanh :

Bố em tham gia các vấn đề sau, vấn đề nào thể hiện tự do ngôn luận .

- Bàn bạc về vấn đề xây dựng kinh tế địa phương

- Góp ý xây dựng văn kiện Đội hội Đảng lần thứ X

- Bàn bạc vấn đề phòng chống TNXH

- Thực hiện KHHGĐ

GV chuyển ý cho học sinh phân biệt thế nào là tự do ngôn luận đúng pháp luật và tự do ngôn luận sai pháp luật .

GV kết hợp đưa ra một vài tình huống tự do ngôn luận trái pháp luật để học sinh nhận biết.

I. Đặt vấn đề

- Đáp án : phương án 1,2,4 là thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân

- 3 không phải là quyền tự do ngôn luận mà là quyền khiếu nại .

- HS Phân tích và giải thích phương án lựa chọn của mình .

* Chú ý : Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ…..của mình nhằm bàn một vấn đề (luận)

HS bày tỏ quan điểm của mình và lấy thêm các ví dụ thực tế học sinh thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình .

- Tham gia ý kiến xây dựng tập thể lớp TTXS

- Thảo luận nội quy lớp , trường

- Góp ý kiến về các hoạt động của Đoàn , Đội….

- Học sinh tìm những hành vi để phân biệt .

Quyền tự do ngôn luận

Tự do ngôn luận trái pháp luật

- Các cuộc họp của cơ sở bàn về KT,CT, ANQP, VH của địa phương.

- Phản ánh trên đài, ti vi, báo chí vấn đề tiết kiệm điện nước ..

- Chất vấn đại biểu quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục ..

- Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng

- Bàn bạc vấn đề xây dựng làng văn hoá

- Kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông của thôn, xã….

- Phát biểu lung tung không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương

- Đưa tin sai sự thật như: “Nhân quyền Việt Nam ”

- Viết đơn, thư nặc danh để vu khống, nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân

- Xuyên tạc công cuộc đổi mới

- Tung tin sai sự thật, nói xấu bạn bè .

Tìm hiểu nội dung bài học

GV yêu cầu học sinh nhăc lại.

Thế nào là ngôn luận ?

Thế nào là tự do ngôn luận ?

GV đối thoại cùng học sinh

Thê nào là quyền tự do ngôn luận ?

Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào ?

Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận?

GVchốt lại: mỗi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, song chúng ta cần sử dụng quyền tự do ngôn luận cho đúng pháp luật thể hiện đúng quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến về các vấn đề của đất nước, xã hội. Có nhiều cách để chúng ta thực hiện quyền này của mình, nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tối đa …

GV cho học sinh liên hệ bản thân

Là học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện cho mình phát huy quyền tự do ngôn luận .

- yêu cầu bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần

- Không nghe đọc những tin tức trái pháp luật

- Tiếp nhận thông tin báo, đài, tham gia góp ý kiến

Hoạt động 3: Luyện tập : Hướng dẫn HS làm bài tập

? GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức

- Mỗi người viết một câu và cuối cùng là gương về một người tốt việc tốt.

GV bổ sung, nhận xét, đánh giá.

- Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công khai chung

II. Nội dung bài học

1- Quyền tự do ngôn luận

- Là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến đối với vấn đề chung của Nhà nước và XH.

2. Những qui định của Nhà nước về quyền tự do ngôn luận:

CD được cung cấp thông tin theo qui định của PL, tự do báo chí.

- Sử dụng quyền tự do ngon luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, HĐNH, góp ý vào dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo VB luật, bộ luật quan trọng…

Sử dụng quyền tự do ngôn luận phảI tuân theo qui định của PL, để phát huy quyền làm chủ của CD, góp phần XD Nhà nước, quản lí XH.

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của CD.

- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. VD: Thư bạn đọc

ý kiến nhân dân

Diễn đàn nhân dân

Trả lời bạn nghe đài

Hộp thư truyền hình

Đường dây nóng …..

Hòm thư góp ý

* Liên hệ

- Bày tỏ ý kiến cá nhân

- Trình bày nguyện vọng

- Nhờ giải đáp thắc mắc

- Tìm hiểu hiến pháp và pháp luật

- Học tập nâng cao ý thức văn hoá…

III. Bài tập

Bài tập 1. SGK

Đáp án: trong các tình huống đó , những tình huống b,d thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Bài tập 2. GV đưa ra chủ đề : “Viết về gương người tốt, việc tốt”

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu 10 trang 48 Sách Giới thiệu nội dung ôn tập GDCD

Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng

- Tìm hiểu hiến pháp và pháp luật về Quyền tự do ngôn luận

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 28 – Bài 20

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Về kiến thức:

Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống PL Việt Nam

2. Về kĩ năng:

Biết phân biệt được Hiến pháp với các văn bản PL khác

3.Về thái độ:

- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu HP

- Có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật .

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Hoạt động khởi động

GV kể ra một số điều …..đó là những điều được ghi nhận trong Hiến Pháp . Vậy Hiến pháp là gì ?

Hoạt động: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV tổ chức đàm thoại với học sinh

HS đọc điều 65 HP 1992

Điều 6 LCS và GD trẻ em

Điều 2 LHN và GĐ

GV ghi lên bảng phụ

Ngoài 6 điều đã nêu ở trên , theo em còn có điều nào trong luật CS, BV và GD trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của Hiến Pháp

Từ điều 65,điều 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến Pháp và luật hôn nhân gia đình, luật BV,CS và GD trẻ em ?

HS lấy thêm ví dụ

Bài 12: HP 1992 Điều 64

Luật HN và GĐ Điều 2

Bài 16 : HP 1992 Điều 58

BLDS Điều 175

Bìa 17 : HP Điều 17,18

BLHS Điều 144

GV đánh gía , kết luận, cùng học sinh rút ra bài học .

Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về sự ra đời của HP

GV đàm thoại cùng học sinh, học sinh trao đổi và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Hiến Pháp

Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời từ khi nào ? Có sự kiện lịch sử nào ?

Vì sao có Hiến pháp 1959,1980 và 1992 ?

Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp ?

GV tóm tắt và kết luận: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp,trong đó Hiến pháp 1959,1980 và 1992 là sửa đổi và bổ sung

Hiến pháp là sự thể chế hoá đường lối , chính sách chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ , từng giai đoạn .

Hoạt động 3: Luyện tập

GV chuyển ý : em hiểu Hiến pháp là gì ?

GV cùng học sinh tìm hiểu nội dung của Hiến pháp

HS đọc nội dung SGK trang 108 - 111

I. Đặt vấn đề .

- Điều 8 : Luật BV, CS và GD trẻ em.

- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề có liên quan.

- Giữa Hiến pháp và các điều luật có liên quan đến nhau, mọi văn bản pháp luật để phảI phù hợp với Hiến Pháp và cụ thể hoá Hiến pháp .

* Bài học .

- Khẳng định Hiến pháp là cơ sở , là nền tảng của hệ thống pháp luật VIệt Nam .

- Hiến pháp 1946: Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

- Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam

- Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước

- Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước.

II. Nội dung bài học .

1- Hiến pháp .

- Là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp

Hoạt động 4:Vận dụng

  • Câu 4 trang 49 sách Giới thiệu nội dung ôn tập GDCD

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

  • Tìm hiểu kỹ phần nội dung của Hiến Pháp

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 29 - HIẾN PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Về kiến thức:

Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

2. Về kĩ năng:

Biết phân biệt HP với các văn bản PL khác.

3. Về thái độ:

- có ý thức tự giác sống và làm việc theo HP

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: Khởi động

Hiến pháp là gì ? Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật ?

Hiến pháp đầu tiên ra đời năm nào ? Vì sao có Hiến pháp 1959,1980 và 1992 ?

GV dẫn dắt vào bài

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động2: Hỡnh thành kiến thức

HS theo dõi SGK Điều 108,109,110,111 và trả lời câu hỏi .

Hiến pháp 1992 được thông qua ngày ,tháng, năm nào ? Gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều ? Kể tên của mỗi chương ?

HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn học sinh thảo luận

Nội dung Hiến pháp 1992 quy định những vấn đề gì ?

Bản chất của nhà nước ta là gì Gì ?

HS trả lời câu hỏi

GV nhận xét, chốt lại và cho học sinh đọc lại một lần mục nội dung.

GV tổ chức trao đổi cùng học sinh tìm hiểu Điều 83,147 Hiến pháp 1992

Tìm hiểu cơ quan ban hành HP

Cơ quan nào có quyền lập Hiến pháp và pháp luật ?

Vậy cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến Pháp và thủ tục như thế nào ?

Gv chốt lại Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất …

Hoạt động 3: Luyện tập

GV chia nhóm thành 4 nhóm điền vào bảng kẻ trong phiếu .

- Nhóm 1 : Bài tập 1 SGK tr 57,58

- Nhóm 2: Bài tập 2 SGK

- Nhóm 3- 4 : Bài tập 3 SGK

Bảng 1 : (Nhóm 1)

II. Nội dung bài học( tiếp) .

2- Nội dung cơ bản của Hiến Pháp 1992

Qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng trong đường lối XD và bảo vệ đất nước như: Bản chất Nhà nước, Chế độ chính trị

- Chế độ kinh tế

- Chính sách GD, XH, KHCN

- Bảo vệ tổ quốc

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Tổ chức bộ máy nhà nước .

- Học sinh lấy ví dụ

Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước .

3- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập ra Hiến pháp và Pháp luật

- Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp

- Hiến pháp được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí – làm việc theo hình thức hội nghị.

  • Học sinh đọc nội dung bài học .

III. Bài tập .

Bài tập 1.

Các lĩnh vực

Điều luật

Chế độ chính trị

2

Chế độ kinh tế

15,23

Văn hoá, GD, khoa học công nghệ

40

Quyền và nghĩa vụ của công dân

52,57

Tổ chức bộ máy nhà nước .

101,134

Bảng 2 (Nhóm 2)

Văn bản

Cơ quan ban hành

Quốc hội

Bộ GD&ĐTT

Bộ

KH&CN

Chính phủ

Bộ tài chính

ĐoànTNCS HCM

Hiến pháp

X

Điều lệ Đoàn TN

X

Luật doanh nghiệp

X

Quy chế tuyển sinh ĐH Và CĐ

X

Luật thuế GTGT

X

Luật GD

X

Bảng 3 (Nhóm 3- 4)

Cơ quan

Cơ quan quyền lực nhà nước

Quốc hội, HĐND các tỉnh

Cơ quan quản lý nhà nước

Chính phủ, UBND quận, Bộ GD&ĐT, Bộ nông nghiệp và PTNT, Sở GD&ĐT, Sở LĐTBXH

Cơ quan xét xử

Toà án nhân các tỉnh

Cơ quan kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hoạt động 4: Vận dụng

Bài 6 (89) Sách bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

- Tìm đọc 5 bản Hiến pháp

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 30 – Bài 21

PHÁP LUẬT

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Về kiến thức:

- Nêu được pháp luật là gì?

- Nêu được đặc điểm của PL.

2. Về kĩ năng:

- Biết đánh giá các tình huống PL xảy ra hàng ngày ở trường, ở ngoài XH.

- Biết vận dụng một số qui định của PL đã học vào cuộc sống.

3. Về thái độ:

- Có ý thức chấp hành PL.

- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm PL.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị .

1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học .

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: Khởi động

Trong cá mối quan hệ xã hội có nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ. Trong đó mỗi công dân, mỗi tổ chức phảỉ biết mình có quyền gì ? Phải làm gì ? Không được làm gì ? Làm như thế nào ? Để phù hợp với lới ích của người khác và xã hội .

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

HS đọc và giải quyết phần ĐVĐ

GV lâp bảng

Điều

Bắt buộc công dân phải làm

74

Cấm trả thù người khiếu nại , tố cáo

189

Huỷ hoại rừng

HS cả lớp nhận xét, bổ sung

Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ?

Từ đó em rút ra được bài học gì ?

GV kết luận và chuyển ý .

Tìm hiểu nội khái niệm PL

GV đàm thoại cùng học sinh để rút ra được kết luận pháp luật là gì ? Giải thích việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật .

GV dùng sơ đồ để giải thích

  • Cơ sở hình thành đạo đức, pháp luật

  • Biện pháp thực hiện đạo đức và PL

  • Không thực hiện bị xử lý như thế nào

Đạo đức

Cơ sở

hình thành

Chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân

Biện pháp thực hiện

Tự giác thực hiện

Không thực hiện bị xử lý

Sợ dư luận xã hội , bị lương tâm cắn dứt

Hoạt động 3: Luyện tập

GV tiếp tục đàm thoại cùng học sinh

? Hãy nêu đặc điểm của PL?

GV chốt lại tiết 1

Bài 1(59)

I. Đặt vấn đề .

Biện pháp xử lý

Cải tạo không giam giữ 3 năm tù

Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

Phạt tiền

Phạt tù

- Mọi người phải tuân theo pháp luật

- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý

* Bài học .

- Pháp luật là quy tắc xử sự chung

- Có tính bắt buộc

II. Nội dung bài học .

1- Pháp luật

- Là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp GD, thuyết phục và cưỡng chế .

Pháp luật

Do nhà nước đặt ra được ghi bằng các văn bản .

Bắt buộc thực hiện

Phạt cảnh cáo , phạt tù, phạt tiền …..

2- Đặc điểm của pháp luật .

a- Tính quy luật phổ biến

b- Tính xác định chặt chẽ

c- Tính bắt buộc

VD: Luật GTĐB quy định: Mọi phương tiện đi qua ngã tư gặp đèn đỏ phải dừng lại

4. Hoạt động vận dụng

Bài 7(93) sách bài tập CD

GV cho tình huống: Một phụ huynh trên đường đi đón con đi học về bị một chiến sĩ công an giữ lại vì tội không đội mũ cho em bé ngồi sau xe. Khi được hỏi thì chị phụ huynh có trư lời em bé còn nhỏ nên không cần phải đội mũ bảo hiểm.

? theo em vị phụ huynh đó trả lời như vậy là đúng hay sai? Vì sao

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

-Tìm hiểu pháp luật 2013

-Các vụ án vi phạm pháp luật gần đây

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 31 – Bài 21

PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(TIẾT 2)

I- Mục tiêu cần đạt .

Giúp HS :

- Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật

- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật .

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II- Chuẩn bị .

1- Thầy : SGK, SGV, TLTK

2- Trò : SGK, đọc trước bài .

III- Các hoạt động dạy học .

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: Khởi động

Em hiểu pháp luật là gì ? Cho ví du ?

Nhà nước ta ban hành pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ?

  • GV hệ thống lại nội dung tiết 1 dẫn vào tiết 2

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về đặc điểm , bản chất và vai trò của pháp luật .

GV chia lớp thành 3 nhóm .

Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của pháp luật có ví dụ ?

Câu 2. Bản chất của pháp luật Việt Nam , phân tích vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 3. Vài trò của pháp luật ? Cho ví du ?

GV gợi ý học sinh thảo luận

HS cử đại diện trả lời .

GV giảI đáp thắc mắc và chốt lại ý kiến

Qua phần thảo luận trên em rút ra bài học gì ?

* Bài học : Sống, lao động ,học tập tuân theo pháp luật .

Hoạt động 3: Luyện tập

GV tổ chức cho học sinh giảI quyết tình huống SGK

GV chữa và giảI thích thêm vì đây là bài tập lý luận , GV lấy thêm VD

Theo em ý kiến nao sau đây là đúng :

2- Đặc điểm của pháp luật .

a- Tính quy phạm phổ biến

b- Tính xác định chặt chẽ

c- Tính bắt buộc

VD: Luật GTĐB quy định : Mọi phương tiện đI qua ngã tư gặp đèn đỏ phảI dừng lại .

3- Bản chất pháp luật VIệt Nam

- Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân lao động .

VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền kinh doanh – nghĩa vụ đóng thúê

Quyền học tập – nhiệm vụ học tập tốt.

4- Vai trò của pháp luật .

- Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước , quản lý xã hội

- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .

IV- Bài tập .

Bài tập 1.

Đáp án : So sánh sự giống và khác nhau giưa đạo đức và pháp luật .

Bài tập 2. Nhà trường cần phảI đề ra nội quy

      1. Xã hội sẽ không ổn định nếu không đề ra pháp luật

      2. Cả 2 ý kiến trên

Bài tập 3. Kể chuyện gương người tốt việc tốt.

- Sưu tầm tục ngữ , cao dao .

+ Cao dao :

Làm người trông rộng , nghe xa

Biết luân , biết lý mới là người tinh

+ Tục ngữ .

Làm điều phi pháp điều ác đến ngay

Luật pháp bất vị thân

+ Xử lý tình huống .

Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập , mất trật tự trong lớp , đánh nhau với các bạn .

Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không ? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật ,vừa vi phạm đạo đức)

Đao đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân

Do nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao , tục ngữ , các câu châm ngôn ..

Các văn bản pháp luật như : Bộ luật , trong đó quy định rõ ..

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác thực hiện thông qua dư luận xã hội :khen , chê , lương tâm

Thông qua tuyên truyền, giáo dục , thuyết phục và cưỡng chế.

4. Hoạt động vận dụng

Bài 7(93) sách bài tập CD

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

-Tìm hiểu pháp luật 2013

-Các vụ án vi phạm pháp luật gần đây

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 32: Thực hành ngoại khóa

HIẾN PHÁP 2013-PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở HÀ NAM

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

HS củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.

2.Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.

3. Về thái độ:

- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị

1- Thầy : SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống

2- Trò: SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học.

III. Cỏc hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1 : Khởi động

GV dẫn dắt vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

?Kể tên các TNXH nguy hiểm mà em biết hiện nay ?

?Ở địa bàn Hà Nam chúng ta có hiện tượng mắc các tệ nạn này không ?

? Đọc mục 1, quan sỏt ảnh

? Qua bảng điều tra khảo ssỏt số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh em cú nhận xột gỡ về tỡnh hỡnh tệ nạn ma tỳy ở nước ta?

? Hóy kể những tệ nạn xó hội đó và đang có nguy cơ xuất hiện ở địa phương .

? Trong số các tệ nạn xã hội đó em thấy tệ nạn nào là nguy hiểm nhất tai sao ?

? Các tệ nạn xã hội để lại những hậu quả như thế nào đối với sự phỏt triển của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội ?

?Em đó và sẽ làm gì để tham gia phong chống các tệ nạn xã hội ở địa phương mà mình sinh sống?

GV cho học sinh thi trưng bày và thuyết minh về kết quả điều tra của các nhóm học sinh .

Theo em vì sao hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên lại sa vào con đường nghiệm hút ma tuý ?

Nếu trong gia đình, trong lớp, trong trường có bạn nghiệm hút ma tuý, em sẽ làm gì ?

HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.

HS cả lớp nhận xét, bổ sung

GV chốt lại và chuyển ý.

HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ. Vậy em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ? Các con đường lay lan chủ yếu?Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?

ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ?

Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ?

GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.

Hoạt động 3 : Luyện tập

A. Hiến pháp 2013

  • Cơ quan ban hành: Quốc Hội

  • 11 chương, 120 điều

  • Nội dung ;

+ chương 1: chế độ chớnh trị:Dd1-Đ13

+ Chương 2: Quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:Đ14-Đ49

+Chương 3:Kinh tế văn hóa, giỏo dục khoa học và môi trường:Đ50-Đ63

+ Chương 4:Bảo vệ Tổ quốc:Đ64-Đ68

+Chương 5:Quốc Hội : Đ69-85

+Chương 6:Chủ tịch nước: D68- Đ93

+Chương 7:Chính phủ: D94-101

+Chương 8:Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân:Đ101-109

+ Chương 9;Chính quyền địa phương:D110-116

+Chương 10:D117-118

+chương 11:hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp:D119-120

B.Bài 1. Phòng, chống tệ nạn xã hội

I.Đặt vấn đề

1. Tình hình chung về tệ nạn xã hội ở tỉnh Hà Nam

2. Quan sất ảnh

II. Nội dung bài học

1. Khái quát tình hình tệ nạn xã hội ở Hà Nam

- 5/2013 bắt giữ 835 vụ ( 1162 đối tượng)mua bỏn vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trỏi phộp cỏc chất ma tỳy .

- Số tội phạm ma tỳy và số người nghiện tăng lên báo động

- Học sinh THCS là đối tượng dễ bị lụi kộo lợi dụng

2. Hậu quả của những tệ nạn xã hội

- Tác động tiờu cực đến mỗi cá nhân, gia đỡnh và xó hội

- Xúi mũn đạo đức xó hội, phỏ vỡ hạnh phúc gia đỡnh, ảnh hưởng dến kinh tế, sức khỏe, nhân cách con người.

3. Học sinh Hà Nam trong việc phòng chống tệ nạn xã hội .

- Có đầy đủ những kiến thức về cỏc tệ nạn xó hội để tự bảo vệ mỡnh.

-Cú lối sống lành mạnh giản dị...

- Tham gia tớch cực vào cỏc hoạt động xó hội

III. Bài tập

GV hướng dẫn học sinh làm bài tập

- HS lên trình bày các số liệu thống kê của tổ mình.

- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...

- HS trình bày một số nguyên nhân :

+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý

+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả....

+ Pháp luật chưa nghiêm……

Một số nguyên nhân :

- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá

- Sử dụng thuốc trử sâu không theo quy định

- Đốt pháo ngày tết

- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC

* Hậu quả : HS nêu

Hoạt động 4 : Vận dụng

- Làm bài tập trắc nghiệm : Nhà nước ta đó cho ra đời bao nhiều bản hiến pháp? Hiến pháp hiện nay đang sử dụng là hiến pháp năm nào?

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

- Tìm hiểu tình hifnh thực tế tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 33: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA

Các vấn đề của địa phương và thực hành các nội dung đã học

Phòng chống nhiễm HIV- AIDS ở Hà Nam

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

HS củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.

2.Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.

3. Về thái độ:

- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.

4. Năng lực cần đạt:

Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ…

II. Chuẩn bị

1- Thầy : SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống

2- Trò: SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học.

III. Tiến trìng dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

a. HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

b. HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c. HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

d. HĐ vận dụng :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :

- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: khởi động

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Phương pháp

Nội dung

? Đọc thụng tin ?

?Đọc mục những điều cần biết về HIV- AIDS?

? Đọc diễn cảm truyện đọc ?

? Em cú suy nghĩ và nhận xét gì qua số liệu thống kê và hình ảnh về tình hình nhiễm HIV-AIDS, phòng chống nhiễm HIV-AIDS

Trên địa bàn Hà Nam?

? Qua tư liệu hóy cho biết HIV-AIDS

? Em cú suy nghĩ gì về nội dung bức thư trên ?

? Em rút ra trách nhiệm của mình trong việc phòng chống nhiễm HIV-AIDS ở địa phương ?

? Chúng ta cần làm gì để xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này ?

Hoạt động 3: luyện tập

? Đọc bài tập ? Xác định yêu cầu ?

? Học sinh lên bảng làm ?

? HS nhận xét ?

GV sửa chữa, tổng kết

Bài 3; PHÒNG CHỐNG NHIẾM HIV/AIDS Ở HA NAM

I. Đặt vấn đề

1. Thông tin

2. Những điều cần biết về HIV- AIDS

3. Truyện đọc

II. Nội dung bài học

1. Tình hình HIV- AIDS ở Hà Nam

- 108/116 xã có người nhiễm HIV_ AIDS

chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động

2.Con đường lây nhiễm HIV- AIDS

- Quan hệ tình dục với người nhiếm HIV- AIDS

- Qua đường máu:

+ Bị truyền máu của người nhiễm HIV- AID sang người chưa bị HIV- AIDS

+ Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người nhiễm HIV

+ Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở, lúc cho con bú

3. Trách nhiệm của học sinh

- Nâng cao hiểu biết và cách phòng chống HIV_AIDS

- Không phân biệt đối xử với người có HIV-AIDS và gia đình dòng họ

- Chia sẻ hỗ trợ và giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập cộng đồng cộng nhau tham gia phòng chống nhiễm HIV- AIDS

III. Câu hỏi và bài tập

Bài 1 :

Đánh dấu : 1,2,3,8

Bài 2 : 1,4,5- QHTD

2,3,6,8- Đường máu

7: mẹ sang con

Bài 3

  • Chúng ta không nên kì thị người nhiễm HIV-AIDS là để họ không mặc cảm hòa nhập cộng đồng không hận đời truyền bệnh cho người khác

Bài 4

  1. Không để bị tấn công bằng kim tiêm

  • Nếu bị tiêm bằng kim tiêm phải garo chỗ tiêm đi ngay đến bệnh viện gần nhất

  • B.Các bạn làm như vậy là sai là kì thị phân biệt . Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu

Hoạt động 4: Vận dụng

- Viết bài tuyên truyền về phòng chống AIDS

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

- Tìm hiểu tình hình thực tế đại dịch HIV ở địa phương nơi em ở

Rút kinh nghiệm:

HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ. Vậy em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ? Các con đường lay lan chủ yếu?

Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?

ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ?

Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ?

Em hãy cho biết một số nguy cơ tiểm ẩn về tại nạn cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay mà em biết ?

Trong năm vừa qua trên địa bàn xã ta có xảy ra vụ cháy, nổ hay ngộ độc thực phẩm nào không ?

Em hãy cho biết những hậu quả mà các tai nạn trên gây ra ?

Công dân có quyền sở hữu những gì ?

Em hãy xác định nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp sau:

- Nhặt được của rơi

- Vay tiền, nợ tiền người khác

- Mượn xe đạp của người khác

- Làm hỏng đồ dùng học tập của bạn

Vì sao khi mua xe máy, ô tô ta phải đăng ký ?

GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.

2. Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS

- HS tự trình bày

- Có ba con đường chính lây truyền

+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai

+ Truyền máu

+ Tiêm chích ma tuý

- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng …

- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động…)

- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu…

- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh

- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường

- HS tham gia ký cam kết không vi phạm

3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

- Cháy nổ

- Ngộ độc thực phẩm

Một số nguyên nhân :

- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá

- Sử dụng thuốc trử sâu không theo quy định

- Đốt pháo ngày tết

- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC

* Hậu quả : HS nêu

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Biết tự lập là gỡ . Biểu hiện của tự lập, hành vi góp phần XD nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, biểu hiện của tớnh kỷ luật.

- Lao động tự giác là gỡ . Ý nghĩa của việc lao động tự giác .Kể việc làm của bản thân thể hiện ý thức lao động tự giác và bảo vệ môi trường. í nghĩa, việc làm của CD trong giađ.

-Hành vi của HS khi chứng kiến hành vi vi phạm kỉ luật của bạn.

2. Kĩ năng: - HS biết những việc làm để sống tự lập,XD nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường,lao động tự giác,quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đỡnh.

- Phân biệt được những hành vi đúng hoặc sai của PL và KL.

3. Thái độ : - Tự giỏc ,nghiờm tỳc thực hiện việc : sống tự lập,XD nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường,lao động tự giác,quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đỡnh. - Tuõn thủ KL

4. Năng lực hư­ớng tới: Nhận thức, giải quyêt vấn đề, đánh giá, sáng tạo...

II. Chuẩn bị: -GV:SGK, SGV 8, đề kiểm tra

-HS: Đã ôn bài .

III. Hỡnh thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận

IV. Ma trận.

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Tự lập, lẽ phải, Liờm khiết, Giữ chữ tớn

TN

TL

TN

TL

CĐT

CĐC

Nhận biết tn là tự lập, lẽ phải, liờm khiết, giữ chữ tớn

- Hiểu được hành vi tự lập

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

SC = 4

SĐ = 1

TL = 10%

SC = 1

SĐ = 0,25

TL = 2,5%

SC = 5

SĐ =1,25

TL:12,5%

Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

-Hiểu được hành vi xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dânc

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

SC = 1

SĐ = 0,25

TL = 2,5%

SC = 1

SĐ = 0,25

TL =2,5%

Quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đỡnh, Tôn trọng người khác

Hiểu việc làm thể hiện quyền, nv của cháu đối với ông bà, tôn trọng người khác

Phõn tớch ý nghĩa bài cd, hiểu được quyền và nghĩa vụ của CD trong gđ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

SC = 2

SĐ = 0,5

TL = 5%

SC = 1

SĐ = 3

TL=30%

SC = 3

SĐ = 3,5

TL=35%

Lao động tự giác và sáng tạo, Môi trường

Biết lao động tự giác là gỡ

Hiểu vỡ sao cần lao động tự giác, bảo vệ môi trường

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

SC = 1

SĐ = 1

TL:10%

SC = 1

SĐ = 2

TL=20%

SC = 2

SĐ = 3

TL=30%

Kỷ luật

giảit được hành vi vi phạm kỷl

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

SC = 1

SĐ = 2

TL=20%

SC = 1

SĐ = 2

TL = 20%

T. Số câu

T.Số điểm

T.Tỉ lệ %

SC = 5

SĐ = 2

TL = 20%

SC = 5

SĐ = 3

TL = 30%

SC = 2

SĐ= 5

TL= 50%

SC = 12

SĐ = 10

TL=100%

V. Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm ). Chép đáp án đúng vào bài làm:

- Cõu 1: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xó hội. Đúng hay sai ?

A. Đúng B. Sai.

- Cõu 2. Điền từ cũn thiếu vào chỗ trống: Tự lập là tự … (1) tự giải quyết cụng việc của mỡnh, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mỡnh; khụng trụng chờ,…(2) , phụ thuộc vào người khác.

- Câu 3: Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện:

A. Khụng hỏm danh, hỏm lợi.

B. Khụng bận tõm về những toan tớnh nhỏ nhen.

C. Tự chủ ở mọi lúc.

D. Cả ba đáp án trên.

- Cõu 4: Giữ chữ tín được biểu hiện như thế nào?

A. Coi trọng lũng tin của mọi người với mỡnh. B. Biết trọng lời hứa.

C. Biết tin tưởng nhau. D. Luụn tỡm ra cỏi mới.

- Cõu 5. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tớnh tự lập?

A- Tự giỏc làm mọi việc của bản thõn. C- Chờ mẹ nhắc mới đi học

B- Chị luụn phải soạn sỏch vở cho. D- Giờ kiểm tra tự làm bài.

- Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A- Trẻ em tụ tập quỏn xỏ, la cà ngoài đường.

B- Tổ chức cưới xin, ma chay linh đỡnh.

C - Làm vệ sinh đường phố, làng, xúm.

D - Nghe và tuyờn truyền giữ gỡn trật tự an ninh nơi ở.

- Câu 7: Việc làm nào thể hiện quyền và nghĩa vụ của cháu đối với ông, bà?

A- Anh chị em chỉ yêu thương nhau khi bố mẹ không còn.

B- Cháu cần cú bổn phận phải chăm sóc ông, bà.

C- Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

D- Chỏu phải yờu quý, kớnh trọng ụng bà.

- Cõu 8. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác.

A. Nói xấu người khác. B. Lắng nghe mọi người nói.

C. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. D. Trong giờ học cười nói tự do.

Phần II : Tự luận ( 8 điểm )

Câu 1( 1đ): Thế nào là lao động tự giác?

- Cõu 2 ( 2đ) .

a, Vì sao phải lao động tự giác ? Học sinh phải làm gì để có tính lao động tự giác ?

b, Em đó làm gỡ để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?

- Câu 3( 2đ). Cho tình huống sau:

Tuấn ngồi nói chuyện riêng trong giờ học, lớp trưởng nhắc nhở, Tuấn cói lớp trưởng và núi chuyện tiếp.

- Em có đồng tình với Tuấn không ? Vì sao ?

- Câu 4 (3đ). Phân tích ý nghĩa bài ca dao sau:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

VI. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm ). Mỗi câu đúng được ( 0,25 đ)

Cõu 1: A. Cõu 2: làm lấy, dựa dẫm; Cõu 3: A, B; Cõu 4 : A, B, C.

Cõu 5: A, D . Cõu 6: C, D. Cõu 7: B, D. Cõu 8: B, C

Phần II : Tự luận ( 8 điểm )

Câu 1.(1 điểm )

- Là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. (0,5đ )

- Cõu 2: ( 2 đ)

- Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lạo động sẽ ngày càng được năng cao. (1 đ )

- HS có kế hoặch rèn luyện lao động tự giác sáng tạo trong học tập, trong công việc (0,5 đ)

- Bảo vệ môi trường: trồng cõy phủ xanh đất trống, vệ sinh đường làng ngừ xúm…( 0,5đ)

- Câu 3. (2 điểm)

-Không đồng ý vì : Tuấn không có tính kỷ luật tốt, Tuấn đã vi phạm nội quy của trường của lớp: Tuấn đã nói chuyện trong giờ học, lại vi phạm nề nếp của một người học sinh cói lớp trưởng thể hiện thiếu sự tôn trọng bạn bè.

Câu 4. (3 điểm )

-Trình bày dưới hình thức một đoạn văn:

+ Công lao to lớn của cha mẹ là vô cùng không gì có thể kể xiết.

+ Con cái phải biết yêu quý , kính trọng, biết ơn cha mẹ . Phải biết chăm sóc, nuôi v dưỡng cha mẹ khi ốm đau...làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của người làm con

VII. Nhận xột: - Điểm trên TB: …………………Tỉ lệ %:…………

- Điểm dưới TB: ………………..Tỉ lệ %:…………

VIII. Dặn dũ: - Tiếp tục ôn lại các phần đã học

- Chuẩn bị: bài Phũng chống tệ nạn xó hội..

+ Đọc và trả lời phần gợi ý ở mục đặt vấn đề trong sgk

+ Liên hệ thực tế phũng chống tệ nạn xó hội ở địa phương em.

Trang 172