Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Ngữ Văn lớp 12

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 29 tháng 7 2019 lúc 11:04:37 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 23:04:59 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 395 | Lượt Download: 0 | File size: 0.47441 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC I. GIÁ TRỊ VĂN HỌC Giá trị của văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Văn học có 3 giá trị cơ bản, đó là: 1. Giá trị nhận thức - Cơ sở của giá trị nhận thức: + Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống, rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm được đáp ứng nhu cầu nhận thức. + Mỗi người chỉ sống trong khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi. + Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả. - Nội dung: + Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, của vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán...). + Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh... của con người), từ đó mà hiểu chính bản thân mình hơn. 2. Giá trị giáo dục - Cơ sở của giá trị giáo dục: + Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương. OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 + Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng - tình cảm, nhận xét, đánh giá của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc. + Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. - Nội dung: + Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. + Văn học hình thành giúp con người biết yêu, ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. + Đặc trưng giáo dục của văn học là con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức...). Văn học cảm hoá con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng đẹp hơn. 3. Giá trị thẩm mĩ - Cơ sở của giá trị thẩm mĩ: + Con người có nhu cầu hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp. + Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. + Giá trị thẩm mĩ là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm). - Nội dung: + Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, cuộc đời, lịch sử...). + Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, những hành động, lời nói...). + Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 + Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ...) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. II. TIẾP NHẬN VĂN HỌC Các giá trị văn học thể hiện sức tác động thông qua tiếp nhận văn học. 1. Tiếp nhận trong đời sống văn học - Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. - Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí người đọc. 2. Tính chất tiếp nhận văn học - Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe, giữa tác giả tác phẩm với người đọc người nghe để tạo nên sự đồng điệu, tri âm. - Tính cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. - Tính đa dạng, không thống nhất của người đọc. 3. Các cấp độ tiếp nhận văn học * Có ba cấp độ trong cách thức tiếp nhận văn học: - Thứ nhất là cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm (xem tác phẩm kể chuyện gì, có tình ý gì, các tình tiết ấy diễn biến ra sao, các nhân vật yêu ghét nhau thế nào,…) - Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Thứ ba là cách cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm. * Điều kiện tiếp nhận: Người đọc không ngừng nâng trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm, lắng nghe tiếng nói khác, tiếp nhận khách quan, chủ động,… GHI NHỚ Văn học có ba giá trị lớn: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Các giá trị của văn học được thực hiện qua quá trình tiếp nhận văn học với tính chất và cấp độ khác nhau. OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 LUYỆN TẬP Bài 1. Có người cho giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của con người, hay nói như Thạch Lam là "làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao? Trả lời: - Đó là cách nói để khẳng định và đề cao giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác. - Cần đặt gíá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác bởi giữa các giá trị của văn học có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết, có giá trị này mới có giá trị kia. Bài 2. Tự chọn phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ các giá trị của văn học (hoặc các cấp độ tiếp nhận văn học). Trả lời: Học sinh có thể lựa chọn một tác phẩm mà mình yêu thích hoặc hiểu biết sâu sắc về nó để trình bày. Chẳng hạn, có thể phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận trên các phương diện: a. Giá trị nhận thức tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm được vẻ đẹp của đất nước, tâm hồn con người Việt Nam qua cảnh tượng sông dài, trời rộng... b. Giá trị giáo dục: giáo dục con người hướng tới sự trong sáng, hồn hậu, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống... c. Giá trị thẩm mĩ: tác phẩm đem đến cho người đọc một quan điểm thẩm mĩ thú vị, khiến người đọc rung động về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn con người. Bài 3. Cảm và hiểu là 2 cách nói khác nhau về cấp độ trong tiếp nhận văn học: - Cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính về tác phẩm, là khi người đọc có những ấn tượng chung nào đó (vui, buồn, sâu sắc, mới mẻ...) nhưng chưa cắt nghĩa được nguồn gốc của những ấn tượng đó. - Hiểu là cấp độ tiếp nhận lí trí, là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa khác của tác phẩm. OLM.VN, BINGCLASS.COM 4