Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

GDCD 12 BÀI 9 - PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC NĂM HỌC 2020-2021, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

4e5a48d52f7febed76692782543b9be2
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:43:56 | Được cập nhật: hôm kia lúc 10:07:00 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 336 | Lượt Download: 0 | File size: 0.020927 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GDCD 12 - Bài 9.

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC GIẢM TẢI

  1. Vai trò của pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

  2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước

b) Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa

d) Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

e) Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

  1. Thế nào là một đất nước phát triển bền vững ?

Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hóa, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.

  1. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước

  1. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

  • Quyền tự do kinh doanh của công dân

Điều 57, Hiến pháp 1992 : “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”

Điều 33, Hiến pháp 2013 : “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”

  • Khái niệm:

Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là, mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.

(Lưu ý: Các trường hợp kinh doanh không cần giấy phép

+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối

+ Người bán hàng rong, quà vặt

+ Người buôn chuyến

+ Người kinh doanh lưu động

+ Người làm dịch vụ có thu nhập thấp)

  • Nội dung

Công dân có quyền tự do lựa chọn và quyết định

+ mặt hàng kinh doanh

+ quy mô kinh doanh

+ hình thức kinh doanh

  • Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh

  • Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

  • Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật

  • Bảo vệ môi trường

  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

  • Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

( Nghĩa vụ nộp thế được coi là quan trọng nhất)

  1. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa (giảm tải)

  2. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội

  • Giải quyết việc làm

+ Hoàn thiện các chính sách về việc làm

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động

+ Đẩy mạnh công tác tư vấn và giới thiệu việc làm

+ Đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành

  • Xóa đói, giảm nghèo

+ Ban hành chính sách liên quan

+ Tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo và các ưu đãi khác

+ Hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà, đất, nước sạch,…

  • Kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số

+ Xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, bền vững

+ Vợ - chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ

  • Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh

+ Nâng cao thể lực

+ Tăng tuổi thọ

+ Bảo đảm phát triển giống nói

  • Phòng, chống tệ nạn xã hội

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm

+ Giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội

+ Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội

+ Xây dựng đời sống văn minh, lành mạnh

  1. CÂU HỎI CỦNG CỐ

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ

  1. kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký.

  2. tuyển dụng chuyên gia cao cấp.

  3. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên.

  4. tham gia xây dựng nhà tình nghĩa.

Câu 2: Công dân nộp thuế đầy đủ, đúng quy định khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển

  1. xã hội.

  2. thị trường.

  3. kinh tế.

  4. chứng khoán.

Câu 3: Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây ?

  1. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lý.

  2. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

  3. Bảo vệ môi trường.

  4. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 4: Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây ?

  1. Mở rộng quy mô hoạt động.

  2. Chủ động tìm kiếm thị trường.

  3. Thanh lý tài sản công cộng.

  4. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Câu 5: Sau khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có quyền hoạt động kinh doanh sau khi được

  1. cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  2. nộp hồ sơ kinh doanh.

  3. thừa nhận khả năng kinh doanh.

  4. sử dụng các mặt hàng độc quyền.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, người sản xuất, kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây ?

  1. Tham gia các hoạt động từ thiện.

  2. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

  3. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

  4. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

Câu 7: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là

  1. hạn chế cung cấp thông tin.

  2. thúc đẩy phân hóa giàu, nghèo.

  3. duy trì tỷ lệ lạm phát.

  4. bài trừ tệ nạn xã hội.

Câu 8: Nhà nước áp dụng các biện pháp cho những người có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất và kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội ?

  1. Xóa đói giảm nghèo.

  2. San bằng thu nhập.

  3. Triệt tiêu cạnh tranh.

  4. Duy trì lạm phát.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, thì các cơ sở kinh doanh

  1. cần thúc đẩy hiện tượng lạm phát.

  2. cần tạo ra nhiều việc làm mới.

  3. phải duy trì sự phân hóa giàu nghèo.

  4. phải xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.

Câu 10: Sau khi tốt nghiệp THPT, N xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Theo em, đâu là lý do theo quy định của pháp luật mà N bị từ chối ?

  1. N mới học xong THPT.

  2. N chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

  3. N chưa nộp thuế.

  4. N chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.

Câu 11: Cơ sở sản xuất nước mắm T với nhãn “Nước mắm cá cơm” nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sẩn xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất. Hành vi này đã xâm phạm tới

  1. quy trình sản xuất kinh doanh.

  2. công thức sản xuất nuước mắm.

  3. quyền lợi của người tiêu dùng.

  4. pháp luật về cạnh tranh.

Câu 12: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có

  1. bài trừ nạn ma túy, mại dâm.

  2. bài trừ nạn hút thuốc lá.

  3. cấm uống rượu.

  4. hạn chế chơi game.