Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đông máu và nguyên tắc truyền máu

46ecfbcf826fb7f270d55b17dcfb9fb7
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 13:19:42 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 18:26:57 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 659 | Lượt Download: 2 | File size: 0.323955 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần: 8 Tiết: 15 Thí sinh: Trần Thị Thùy Trang BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học sinh cần đạt được (mức chuẩn): 1. Kiến thức - Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu. - Mô tả được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong việc bảo vệ cơ thể. - Giải thích được các nguyên tắc truyền máu, từ đó vẽ được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu. - Phân biệt được các nhóm máu. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích thí nghiệm để thu nhận thông tin. - Rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ để trả lời, kĩ năng làm việc nhóm. - Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng đông máu liên quan đến đời sống. 3. Thái độ - Hình thành quan niệm đúng đắn về hiện tượng đông máu và các nguyên tắc truyền máu. - Hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết sơ cứu khi bị chảy máu cho bản thân và người xung quanh. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tự học trong việc xác định nhiệm vụ học tập về đông máu và nguyên tắc truyền máu. - Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy và sáng tạo trong giải quyết các nhiệm vụ được giao. - Năng lực quản lí thời gian, nhạy bén trong hoạt động nhóm. - Năng lực hợp tác với các thành viên trong nhóm, tự nhận trách nhiệm của mình trong hoạt động chung. 1 - Năng lực giao tiếp với bạn bè, giáo viên trong hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên 1.1. Kiến thức SGK Sinh học 8, giáo án. 1.2. Phương tiện dạy học - Phòng học, phấn, đồ lau bảng. - Thí nghiệm về quá trình đông máu. - Phiếu trò chơi ghép hình. 1.3. Phương pháp dạy học - Dạy học giải quyết vấn đề. - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. - Trải nghiệm sáng tạo (bàn tay nặn bột). - Phương pháp trò chơi (trò chơi ghép hình). 2. Chuẩn bị của Học sinh - SGK và chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC Cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC A. Hoạt Động Khởi Động (3 phút) Ổn định lớp, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có)  Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để HS hứng thú tìm hiểu vào bài học.  Nội dung: Câu hỏi tình huống về cơ thể bị thương (đứt tay, chân).  Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề.  Sản phẩm: Xuất hiện nhận thức về hiện tượng đông máu thông qua những gợi ý của GV và câu trả lời của HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đặt câu hỏi: Khi cơ thể của chính HS nhớ lại khi cơ thể bị đứt tay và trả lời mình bị thương hoặc những người xung câu hỏi của GV. quanh bị thương ( đứt tay, đứt chân) thì có những hiện tượng gì ở chỗ vết thương? 2 - GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Ta thấy ở chỗ vết thương khi bị thương, lúc đầu máu chảy nhiều sau đó sẽ ít dần và cuối cùng không chảy ra nữa. Người ta gọi đó là hiện tượng đông máu. Vậy đông máu là gì chúng ta cùng tìm hiểu vào bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. B. Hoạt Động Hình Thành Kiến Thức (35 phút)  Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đông máu (20 phút)  Mục tiêu: - Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu. - Mô tả được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong việc bảo vệ cơ thể.  Nội dung: Dựa vào gợi ý và thí nghiệm của GV đưa ra, HS biết được đông máu là gì và quá trình đông máu diễn ra như thế nào.  Phương pháp dạy học: Phương pháp trải nghiệm sáng tạo (bàn tay nặn bột).  Sản phẩm: HS hiểu được đông máu và cơ chế của quá trình đông máu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - GV yêu cầu HS dựa vào mô tả của sự I. Đông máu đông máu ở phần mở bài trả lời câu hỏi : - Đông máu là hiện tượng hình thành khối Đông máu là gì? máu đông bịt kín vết thương. - HS trả lời: Khi bị đứt tay hay vết thương - Cơ chế: nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau đó ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương. - GV nhận xét và rút ra kết luận. - GV cho HS liên hệ thực tế khi cắt cổ gà, vịt sau đó máu đông thành cục chỗ cắt tiết. - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận 3 trong vòng 3 phút. GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng sau đó mô tả lại cơ chế Các tế bào máu Hồng cầu đông máu thông qua thí nghiệm GV đưa. Bạch cầu Tiểu cầu - GV mô tả dụng cụ và tiến hành thí nghiệm về sự đông máu cho HS quan sát. Máu lỏng Khối máu Vỡ đông - HS quan sát hiện tượng sau đó thảo luận nhóm, đưa ra đáp án về cơ chế đông máu. Enzim - GV đi xung quanh quan sát và bao quát lớp. - Hết thời gian, đại diện nhóm nhanh nhất có câu trả lời lên trình bày. Chất sinh tơ máu Tơ máu +2 Ca Huyết tương Huyết thanh - Sau đó, nhóm lên trình bày xong thì các nhóm còn lại nhận xét. - Ý nghĩa: Đông máu là cơ chế tự bảo vệ - Cuối cùng, GV nhận xét ưu, nhược điểm cơ thể, giúp cơ thể không bị mất máu khi của phần làm việc nhóm của lớp ( có thể bị thương. cộng điểm nhóm nào hoạt động tích cực, và trừ điểm nhóm không hoạt động) và chốt nội dung bài học về cơ chế đông máu. - GV yêu cầu HS dựa vào cơ chế đông máu trả lời câu hỏi: + Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? HS trả lời: Tránh sự mất máu. - GV nhận xét và rút ra kết luận. + Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? HS trả lời: Tiểu cầu. - GV nhận xét và rút ra kết luận. + Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? 4 HS trả lời: Giải phóng enzim. - GV nhận xét và rút ra kết luận. - GV đặt câu hỏi: Quá trình đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể sống? - HS dựa vào kiến thức đã học trả lời. - GV nhận xét và rút ra kết luận. - GV nói thêm ý nghĩa quá trình đông máu trong y học. (Lưu giữ, bảo quản máu tại ngân hàng máu dùng cấp cứu khi cần thiết; Chống đông máu hoặc làm cho máu nhanh đông trong điều trị bệnh). - GV giải thích vì sao máu chảy trong hệ mạch lại không bị đông? + Thành mạch trơn, nhẵn → tiểu cầu không bị vỡ. + Thành mạch luôn tiết ra chất chống đông. GV đặt câu hỏi: Theo các em khi bị mất máu quá nhiều thì chúng ta phải làm gì? HS trả lời: Chúng ta phải truyền máu. GV: Cơ thể người có khoảng 4-5 lít máu. Khi cơ thể chúng ta bị thương mà mất máu quá nhiều, mất một phần ba thì nguy hiểm tới tính mạng, lúc đó chúng ta cần truyền máu ngay. Vậy truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào chúng ta cùng tìm hiểu vào phần II: Các nguyên tắc truyền máu.  Hoạt động 2: Tìm hiểu về Các nguyên tắc truyền máu (15 phút)  Mục tiêu: - Giải thích được các nguyên tắc truyền máu, từ đó vẽ được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu. - Phân biệt được các nhóm máu.  Nội dung: Dựa vào phiếu trò chơi, câu hỏi gợi mở HS có thể biết được các nhóm máu và các nguyên tắc khi truyền máu. 5  Phương pháp dạy học: Phương pháp trò chơi (trò chơi ghép hình), hỏi đáptìm tòi bộ phận.  Sản phẩm: HS biết được các nhóm máu và nguyên tắc khi truyền máu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - GV giới thiệu thí nghiệm Các Lanstâynơ II. Các nguyên tắc truyền máu ( Karl Landsteiner) cho HS. 1. Các nhóm máu ở người - GV đặt câu hỏi: Trên hồng cầu ở máu - Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và người có những loại kháng nguyên nào? kháng nguyên B. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Có 2 loại - Huyết tương có 2 loại kháng thể anpha kháng nguyên là A và B. (α) và bêta (β). - GV nhận xét và rút ra kết luận. - Anpha (α) gây kết dính A, Bêta (β) gây - GV đặt câu hỏi: Huyết tương của người kết dính B. nhận có những loại kháng thể nào? Chúng - Có 4 nhóm máu ở người: A, B, O, AB. có gây kết dính hồng cầu máu người cho Tên nhóm Kháng hay không? máu Kháng thể nguyên (ở (ở - HS suy nghĩ và trả lời: Có 2 loại kháng hồng cầu huyết tương) thể là α ( gây kết dính A) và β ( gây kết A A β dính B). B B α AB Cả A và B Không có O Không có Cả α và β - GV nhận xét và rút ra kết luận. - GV cơ thể người có 4 nhóm máu A, B, AB, O Sơ đồ truyền máu: - GV cho HS chơi trò chơi ghép hình để A A hiểu rõ hơn về phản ứng của các nhóm máu. O O AB AB - GV chia lớp thành 4 nhóm như hoạt động 1, GV giới thiệu về bộ ghép hình B B sau đó phát cho mỗi nhóm 1 bộ ghép hình, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 3 2. Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền phút, theo nguyên tắc “kháng nguyên A máu không được gặp kháng thể α, kháng - Khi truyền máu cần làm xét nghiệm nguyên B không được gặp kháng thể β”. trước để lựa chọn loại máu truyền cho 6 - HS nghe GV hướng dẫn và hoạt động phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhóm. nhiễm tác nhân gây bệnh. - GV đi xung quanh quan sát và bao quát - Truyền từ từ. lớp. - Hết thời gian đại diện các nhóm mang lên bảng treo kết quả. - GV nhận xét kết quả của các nhóm và kết luận. - GV dựa vào nguyên tắc trò chơi đã nêu trên, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những nhóm máu nào truyền cho nhóm máu nào sẽ đông và những nhóm máu nào truyền cho nhóm máu nào sẽ không đông? - HS dựa vào bộ ghép hình trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và rút ra kết luận về các nhóm máu. - GV giải thích về đặc điểm của từng nhóm máu cho HS. - GV: Vậy khi truyền máu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào? - HS vận dụng kiến thức thực tế và nội dung bài đã học để trả lời. - GV nhận xét và rút ra kết luận. C. Hoạt Động Luyện Tập (3 phút)  Mục tiêu: Giúp HS củng cố được kiến thức bài học và hệ thống được mạch kiến thức.  Nội dung: Bài tập trắc nghiệm để hệ thống kiến thức.  Phương pháp dạy học: Hỏi đáp.  Sản phẩm: Các câu trả lời của HS Câu 1: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Cả a và c 7 Câu 2: Những nhóm máu nào có thể truyền được cho nhau? a. A truyền cho O b. B truyền cho O c. AB truyền cho O d. O truyền cho mọi nhóm máu Câu 3: Nhóm máu nào chỉ nhận và không cho các nhóm máu khác? a. Nhóm A b. Nhóm B c. Nhóm AB d. Nhóm O D. Hoạt Động Vận Dụng (2 phút)  Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các tình huống về sơ cứu khi bị thương cho chính mình và cho người xung quanh.  Nội dung: Các tình huống vận dụng vào kiến thức bài học để xử lí.  Phương pháp dạy học: Hỏi đáp.  Sản phẩm: Các đáp án của HS. Câu hỏi: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào? E. Hoạt Động Tìm Tòi- Mở Rộng (2 phút)  Mục tiêu: Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học nhằm hướng tới việc tự học suốt đời của HS.  Nội dung: Các câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống.  Phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề.  Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. Câu hỏi: Ở Việt Nam lấy ngày nào là ngày HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO? V. RÚT KINH NGHIỆM  Rút kinh nghiệm về bài giảng: ................................................................................. ...........................................................................................................................................  Rút kinh nghiệm về giao tiếp với học sinh: .............................................................. ...........................................................................................................................................  Rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy: .......................................................... ........................................................................................................................................... 8