Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đò lèn (Nguyễn Duy)

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:02:37


Mục lục
* * * * *
Đò lèn

Câu 1

- Kí ức tuổi thơ sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, vừa sinh động, vừa hồn nhiên đầy suy tư, day dứt. Kí ức hiện lên trong sự tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật trong quá trình nhận thức.

- Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

    + Tuổi thơ tác giả phải nếm trải những nghèo đói, cơ cực do chiến tranh.

    + Sự hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần.

    + Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ngây ngất trước mùi hương trầm, hoa huệ, điệu hát văn…

- Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động.

- Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật, nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều.

Câu 2

Tình cảm sâu nặng của tác giả với người bà:

- Hình ảnh bà tảo tần: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng gà ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.

- Cảm xúc của tác giả khi nghĩ về bà ngoại:

    + Thấu hiểu những nỗi cơ cực và tình yêu thương của bà: thể hiện lòng yêu thương, tôn kính bà ngoại.

    + Sự ân hận, xót xa khi muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

=> Cháu yêu bà, nhận thấy sự vất vả tần tảo của bà nhưng cũng như bao đứa trẻ nhỏ khác, hồn nhiên, mải chơi, vô tư, nhanh chóng quên đi và đến khi bà mất thì mới thực sự thương nhớ và biết ơn bà.

Câu 3

* Cách thể hiện tình thương bà đặc biệt ở chỗ: Tác giả nhớ lại những kí ức tuổi thơ và cảm thấy mình sốn giữa sự vô tư, vô minh và vô tâm. Khi biết nghĩ, biết thương bà thì đã muộn.

* So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa Bếp lửa của Bằng Việt và Đò Lèn của Nguyễn Duy:

- Với Bằng Việt, thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động. Đứa cháu sống với bà từ tấm bé, cùng bà trải qua nạn đói. Bà làm thay vai trò của người mẹ, người cha, người thầy, cháu thương và nghe lời bà. Tình bà cháu chính là động lực lớn lao để cháu khôn lớn trưởng thành và vững tâm vươn ra xa thế giới.

- Với Nguyễn Duy, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn. Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lỗi khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua.


Được cập nhật: 20 giờ trước (11:07:48) | Lượt xem: 436

Các bài học liên quan