Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

đề thi vào lớp 10 chuyên môn ngữ văn tỉnh gia lai năm 2008 - 2009 (đề số 3)

998bdd552e33fe24bb50ab67f8eab62d
Gửi bởi: nguyenthihongquy 15 tháng 9 2016 lúc 23:02:01 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 6:54:15 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 517 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOGIA LAI-------------- KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊNNĂM HỌC 2008 2009-----------------------------ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨCMôn: Ngữ Văn (chuyên)(Gồm 03 trang)------------------------------------------Câu (1,0 điểm)a) Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữtrong câu. (0,25 điểm)- Hàm là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữtrong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy. (0,25 điểm)b) Câu chứa hàm mời mọc: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.” (0,25 điểm)- Câu chứa hàm từ chối: “Mẹ mình đang đợi nhà”, “Làm sao có thể rời mẹmà đến được?”. (0,25 điểm)Câu (1,5 điểm)- Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội: xãhội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng trầmtrọng; tầng lớp thống trị suy thoái, tranh quyền đoạt lợi; đời sống nhân dân vô cùng cực khổ,điêu đứng; phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa TâySơn “Một phen thay đổi sơn hà” quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, Nguyễn vàhai mươi vạn quân Thanh xâm lược... (0,5 điểm)- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử thời đại ông. Từ mộtgia đình đại quí tộc, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt “Mười năm gió bụi” trên đất Bắc, rồi vềẩn dật Hà Tĩnh làm “Dân chài biển Nam”, “Phường săn núi Hồng”. Khi Nguyễn Ánh lênngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn, đã từng đi sứ Trung Quốc.(0,5 điểm)- Những biến động của lịch sử xã hội đã tác động mạnh vào nhận thức và tình cảmcủa Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực, cảm thông sâu sắc với những đau khổcủa nhân dân: “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.Nguyễn Du từng trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, đi nhiều, tiếp xúc nhiều cảnh đời,nhiều số phận... Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc sáng tác Truyện Kiều một kiệt tác củanhà thơ. Cuộc sống xã hội, thế giới nhân vật trong Truyện Kiều là một phần kết quả củanhững gì nhà thơ đã chứng kiến và trải nghiệm. (0,5 điểm)Câu (2,5 điểm)a) Về hình thức: (1.0 điểm)Thể hiện kĩ năng viết một đoạn văn nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạolý), độ dài khoảng 10 đến 15 dòng, kết cấu hợp lí, văn viết mạch lạc.b) Về nội dung: (1,5 điểm)Hiểu và trình bày, diễn đạt đúng luận điểm: “Bài học về sự đoàn kết”, đảm bảo mộtsố sau: Phải biết cách đoàn kết+ Đoàn kết nhưng phải biết đấu tranh+ Đoàn kết nhưng không bè phái- Phải giúp đỡ lẫn nhau+ Giúp nhau trong học tập+ Giúp nhau trong lao động, sản xuất, kinh doanh...trang 1+ Giúp nhau trong đời sống hàng ngày. Câu 5,0 điểm)A. Yêu cầu chung:- Thể loại: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.- Nội dung: suy nghĩ, nhận xét về tình cảm khát vọng của người mẹ Tà ôi trong bàithơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.- Hình thức: bố cục hợp lí, văn phong sáng rõ, có cảm xúc, không mắc các lỗi về viếtvăn.B. Yêu cầu cụ thể:1) Mở bài:Giới thiệu khái quát về hình ảnh người mẹ với những tình cảm, khát vọngđược thể hiện trong bài thơ.2) Thân bài:2.1 Hoàn cảnh, công việc của người mẹ:- Lao động sản xuất chiến khu, tham gia chiến đấu: giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp,chuyển lán, đạp rừng, đi giành trận cuối...- Hoàn cảnh khó khăn, công việc vất vả: “Mồ hôi mẹ rơi”, “vai mẹ gầy”, “Lưng núithì to mà lưng mẹ nhỏ”... bộc lộ sự chịu đựng gian khổ, tinh thần quyết tâm, lòng tin thắnglợi, tấm lòng và khát vọng của người mẹ đối với con và quê hương đất nước.2.2. Tình cảm, khát vọng của người mẹ đối với con:- Tình thương yêu thiết tha, trìu mến: “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: Ngủngoan a-kay ơi...”- Gửi trọn niềm mong mỏi vào con: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”, “Con mơ chomẹ được thấy Bác Hồ”...- Ước mong con khôn lớn, cường tráng mạnh mẽ, là người lính chiến đấu cho tự do,là người dân của một đất nước hòa bình: “Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”, “Mai sau conlớn làm người tự do”...- Con là niềm hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phầnsưởi ấm lòng tin yêu và chí của mẹ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng”.2.3 Tình cảm, khát vọng của người mẹ đối với quê hương đất nước:- Tình yêu con gắn với lòng yêu nước và chí chiến đấu của người mẹ: “Mẹ thươnga-kay, mẹ thương bộ đội”, “Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước”...- Luôn gắn bó với cách mạng, nặng lòng với buôn làng, quê hương, khát khao đấtnước độc lập, tự do (thể hiện qua công việc và mong ước của người mẹ gửi gắm vào giấcmơ của con).- Tình cảm, khát vọng của người mẹ có sự phát triển qua các khúc ru, đó cũng chínhlà ước mơ, chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.2.4 Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ giúp thể hiện rõ tình cảm, khát vọng của ngườimẹ:- Giọng điệu thiết tha, ngọt ngào, bố cục đặc sắc của bài thơ, âm điệu lời ru dìu dặt,được tạo bởi điệp khúc: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ”, “Ngủ ngoan a-kay ơi...” và cáchngắt nhịp đều đặn... thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.- Lặp cụm từ: “Con mơ cho mẹ...” và mối liên hệ chặt chẽ, tự nhiên giữa hoàn cảnh,công việc và tình cảm, ước mong của người mẹ càng cho thấy tình yêu thương và niềm tintưởng, tự hào của người mẹ.3) Kết bài:- Khái quát, nâng cao vấn đềtrang 2- Đánh giá, nhận xét của bản thân về hình ảnh người mẹ với những tình cảm, khátvọng thể hiện trong bài thơ.C. Biểu điểm:- Điểm 5,0:+ Đáp ứng tốt những yêu cầu trên+ Có thể còn một vài sai sót nhỏ.- Điểm 4,0:+ Đáp ứng khá những yêu cầu trên+ Còn mắc một vài lỗi viết văn.- Điểm 3,0:+ Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên, đôi chỗ cảm nhận chưa thật sâu sắc.+ Bố cục hợp lí nhưng phân tích còn sơ sài, văn phong chưa trau chuốt.- Điểm 2,0:+ Hiểu đề nhưng phương pháp nghị luận còn lúng túng.+ Bố cục chưa hợp lí, văn viết chưa trôi chảy- Điểm 1,0:+ Chưa hiểu đề và phương pháp nghị luận+ Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi.- Điểm 0.0+ Không viết được gì.* Lưu ý:- Cơ bản chấm đúng theo đáp án- Cần chú đến kiến thức và kỹ năng làm bài của thí sinh. Chấp nhận những cáchdiễn đạt và sắp xếp các khác với đáp án nhưng vẫn đảm bảo tính logic. Khuyến khíchnhững bài viết có cảm xúc, phát hiện độc đáo, sáng tạo.- Cần xem xét tổng thể bài thi theo hệ thống để cho điểm một cách cụ thể và hợp lí.----------------------- HẾT -----------------------trang 3Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.