Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi và HDC chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Bắc Ninh, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:07:17 | Được cập nhật: 8 giờ trước (22:19:56) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1907 | Lượt Download: 63 | File size: 0.047153 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1.(1,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
Hãy sắp xếp các chất sau vào các nhóm lipit (lipit đơn giản, lipit phức tạp và lipit
dẫn xuất): steroid, mỡ, glicolipit, photpholipit, sáp, dầu, terpen, carotenoid, lipoprotein.
Cho biết sản phẩm thủy phân của mỗi nhóm ?
Câu 2 ( 1,0 điểm) Cấu trúc tế bào
Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng:
dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Câu 3 ( 1,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không chọn
cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Câu 4 ( 1,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số phân tử ATP tạo thành trong quá
trình hô hấp hiếu khí nội bào của tế bào nhân thực với nguyên liệu khởi đầu là 1 phân tử
glucose?
Câu 5 ( 1,0 điểm) Truyền tin tế bào và phương án thực hành
a.
b.

Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt
hóa gen.
Nêu cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc.
Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là
vi khuẩn ?

Câu 6 ( 1,0 điểm) Phân bào
a. Các nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
trong giảm phân II và trong nguyên phân. Hãy cho biết vì sao lại như vậy?
b. Thời gian của pha G1 ở tế bào hồng cầu, tế bào hợp tử, tế bào gan, tế bào thần kinh
có gì khác nhau? Giải thích.
Câu 7 ( 1,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật

Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào
một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai,
đậy nắp kín và để nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b. Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát
được có gì khác?
Câu 8 ( 1,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
Một học sinh làm thí nghiệm lên men rượu, sau khi nấu chín gạo, để nguội, thay vì cho
bột bánh men rượu để ủ thì học sinh này lại dùng men làm bánh mỳ. Kết quả là thí
nghiệm không thành công.
a. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công?
b. Một số cơ sở sản xuất bánh mỳ, để rút ngắn thời gian làm bánh cũng như để bánh mỳ
nở xốp hơn người ta dùng bột nở hóa học. Hãy nêu mô tả cơ chế làm nở bánh mỳ trong
hai trường hợp và trình bày lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ?
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ?
Câu 9 ( 1,0 điểm) Virus
a. So sánh cơ chế một virut động vật và một virut vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào
1 tế bào vật chủ?
b. Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm
của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích?

Câu 10 ( 1,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm.
Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo
thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở
gia cầm, bạn hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng
đồng.
2. Hãy so sánh interferon và kháng thể?

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THÙY HOA

SĐT: 01695343931

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH


u

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Sinh học – Lớp 10

Nội dung
* Lipit đơn giản: Mỡ, sáp, dầu.

Điể
m
0,25

- Sản phẩm thủy phân: Glicerol, axit béo.
* Lipit phức tạp: glicolipit, photpholipit, lipoprotein.
1

- Sản phẩm thủy phân: Alcol, axit béo dài, chất không phải lipit 0,50
(cacbohidrat, photpho hay protein)
* Lipit dẫn xuất: Steroid, terpen, carotenoid.

0,25

- Sản phẩm thủy phân: dẫn xuất từ sự thủy phân của 2 loại lipit đơn giản
và lipit phức tạp.
2

a. Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn
quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép
phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép 0,25
thành màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ
dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với
ligand – chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên
màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
b. Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử
của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng

0,25

- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn
với một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ
môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của
protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền

0,25

thông tin vào bên trong tế bào.

0,25

3

Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá
mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh
hơn?
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để các
phản ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và làm chết 0,25
tế bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân
biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.
- Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm 0,25
năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng
hơn.
- Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng
nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra.
0,25

0,25

4

Không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP thu được
sau quá trình hô hấp hiếu khí bởi các lý do sau:
+ Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra
trong quá trình đường phân, giai đoạn oxy hóa pyruvate hay chu trình
Crebs không nhất thiết phải đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, một

0,25

số sản phẩm có thể rẽ nhánh sang một quá trình chuyển hóa khác.
+ Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết
trực tiếp với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do
vậy có sai lệch giữa năng lượng giải phóng ra và số ATP tổng hợp được.
+ NADH được tạo ra ở đường phân trong tế bào chất không được
vận chuyển vào trong ty thể (vì màng trong của ty thể không thấm với 0,25
NADH). Do đó NADH trong tế bào chất sẽ nhường e cho 1 số chất chuyền
e (hệ con thoi electron), và nhờ hệ con thoi này chuyển e đến NAD + hoặc
FADH2.
Từ 1 NADH tế bào chất, nếu chuyển đến NAD + thì sẽ hình thành 1
NADH trong ty thể, nếu chuyển đến FAD thì sẽ hình thành 1 FADH2 trong
ty thể. Do đó hiệu quả tạo ATP khác nhau.
+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi vận chuyển điện tử có thể không cung
cấp toàn bộ lực khử cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có
thể còn cung cấp cho các quá trình khác

0,25

0,25
5

a.
Cơ chế chất truyền tin thứ hai
- Thụ thể ở màng sinh chất

Cơ chế hoạt hóa gen
- Thụ thể trong tế bào chất hoặc
trong nhân.

- Chất truyền tin khuếch tán trực
- Chất truyền tin không khuếch tán
tiếp được qua màng (bản chất lipit)
trực tiếp được qua màng (bản chất
protein, peptit,...)
- Đáp ứng nhanh chóng, ngắn hơn.

- Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn.

- Không có sự phiên mã, dịch mã.

- Có sự phiên mã, dịch mã.

b. Cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị
mốc.
- Dùng que cấy vô trùng lấy một ít nấm sợi trên mẩu bánh mì (hoặc vỏ
cam...) đã bị mốc cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5ml nước.

0,25

- Dùng que cấy lấy một giọt nước dung dịch này đưa lên một phiến kính
sạch.
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao ngọn lửa đèn cồn 0,25
rồi đưa lên soi kính.
Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi
khuẩn
Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong
dịch bào của rau quả thường có hàm lượng axit và đường cao không thích
hợp cho vi khuẩn.

0,25

0,25

6

- Các NST tử được gắn với nhau dọc theo chiều dọc của chúng bằng các
phức protein gọi là cohensin.
-Trong nguyên phân sự gắn kết này đến đến cuối kì giữa, sau đó enzim
phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực
đối lập của tế bào.
-Trong giảm phân, sự gắn kết của nhiễm sắc tử được giải phóng qua 2
bước: ở kì giữa 1, các NST được giữ nhau bởi sự gắn kết giữa các vai của
các nhiễm sắc tử trong các vùng mà ở đó ADN đã được trao đổi. Trong kì
sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách
nhau.

0,25

- Các nhiễm sắc tử chị em vẫn được gắn với nhau nhờ 1 loại protein có tên 0,25
là shugoshin, protein này đã bảo vệ cohensin ở tâm động không bị phân
hủy bởi enzim, nhờ vậy duy trì sự gắn kết giữa các nhiễm sắc tử chị em
và đảm bảo cho chúng phân li bình thường trong giảm phân II.
- Ở cuối kì giữa II, enzim phân hủy cohensin cho phép các nhiễm sắc tử
tách rời nhau.
b. - Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên
không có pha G1.
- Tế bào hợp tử: pha G1 thường rất ngắn hợp tử phân chia rất nhanh, chủ
yếu là phân chia nhân.
- Tế bào gan: pha G1 kéo dài (ĐV có vú: 1 năm), do tế bào rất ít phân chia.
- Tế bào thần kinh: không bao giờ phân chia, pha G 1 kéo dài suốt đời sống
cơ thể.

0,25

0,25

7

a. Các hiện tượng quan sát được:
- Chai nhựa bị căng phồng.
- Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
- Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường
không có oxi, nấm men tiến hành phân giải saccarozơ thành glucozơ và
fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này để tiến hành lên men rượu:
0,25
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6

2C2H5OH + 2CO2

- Quá trình lên men tạo ra khí CO 2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai
đậy nắp kín nên CO2 không thoát ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng
phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục.
- Quá trình lên men tạo ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
b. Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không
khí, có oxi nên các tế bào nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ,

0,25

rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2

6CO2 + 6H2O.

Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được 0,25
với oxi nên tiến hành lên men rượu:
C6H12O6

2C2H5OH + 2CO2

Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên
men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn,
độ xáo trộn dung dịch cao hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men,

0,25

cá tế bào mặt thoáng tiến hành hô hấp, có thải ra CO 2 nhưng không đi qua
dung dịch nên không tạo bọt khí.
- Mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
8

a.
- Trong thí nghiệm lên men rượu từ gạo, sau khi nấu chín gạo, để nguội,
trộn với bột bánh men rượu để ủ. Trong bột bánh men rượu có các loại vi
sinh vật chủ yếu gồm: Nấm sợi, vi khuẩn và nấm men.
- Trong điều kiện có ôxi ban đầu nấm sợi và vi khuẩn sinh trưởng trước,
để sinh trưởng chúng tiết ra enzim amilaza, maltaza, các enzim này
chuyển tinh bột thành đường. Khi ôxi cạn nấm sợi và vi khuẩn bị chết, 0,25
nấm men trong điều kiện thiếu ôxi tiến hành lên men chuyển glucose
0,25
thành rượu etylic và CO2.
- Vì vậy khi học sinh này thay bột bánh men rượu bằng men làm bánh mỳ
thì không có quá trình chuyển tinh bột thành glucose nên quá trình lên
men không xảy ra.
b. Cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp đều là quá trình làm sản 0,25
sinh CO2. Khi CO2 gặp nhiệt độ cao khuếch tán nhanh ra ngoài tạo nên
các khoảng trống trong bánh mỳ làm cho bánh có độ xốp.
Việc sử dụng các loại bột nở làm bánh mỳ làm cho bánh vừa có độ giòn,
vừa có độ xốp đồng thời thời gian làm bánh được rút ngắn tuy nhiên trong
bột nở có các chất phụ gia và làm tăng hàm lượng muối trong bánh mỳ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.
- Lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ: Quá trình lên men tạo
CO2 làm nở bánh, đồng thời quá trình sinh trưởng và lên men của nấm
men khi làm bánh làm tăng giá trị dinh dưỡng trong bánh mỳ đồng thời
không làm tăng hàm lượng mối trong bánh mỳ.
0,25

c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ:
- kích thước lớn, các tế bào có độ đồng đều cao.
- Sinh trưởng nhanh, chịu được nhiệt độ cao.
- Có tốc độ lên men nhanh, ốc độ khuếch tán CO2 nhanh…
- Giàu dinh dưỡng…
9

a.
- Thông thường VR của VK chuyển genom VR vào tb chủ, để lại capxit
(vỏ) ở bên ngoài.
- Các VR ĐV gắn vào TB vật chủ đặc hiệu và chuyển vật chất di truyền
không được bao bọc bởi capxit vào tế bào vật chủ. Song thường gặp hơn là
các VR đi vào bằng cơ chế nhập bào hoặc bằng sự lõm vào của màng tế
bào. Capxit bị loại bỏ sau sự xâm nhập.
b.
0,25
*Virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao vì:
- Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân
bản nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng
hợp nên ADN- còn gọi là sao chép ngược).
- Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất
di truyền của virut rất dễ bị đột biến.
*Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của
năm sau:
- Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra.
Nếu chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi
vacxin.

- Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin

mới. VD: Năm trước là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì phải dùng vacxin
để chống virut H1N1.

0,25

c.
Cấu trúc

- Phân tử ADN vòng, kép

- Có thể là mạch kép hoặc
ADN mạch đơn, ARN mạch
kép hoặc mạch đơn.
0,25
- Mang gen gây hại cho tế bào
chủ.

- Mang gen quy định các đặc
tính có lợi cho vi khuẩn (như
kháng kháng sinh, kháng độc
tố, chống hạn,...)
Chức năng

Luôn nằm trong tế bào chất ADN có thể cài vào ADN của
của vi khuẩn, không bao giờ tế bào chủ, khi có tác nhân

làm tan tế bào vi khuẩn.

kích thích thì có thể sẽ làm tan
tế bào chủ.

0,25

10

1. + Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm hập vào mô của cơ
thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh sản đủ mức
gây ảnh hưởng có hai đến cơ thể.

0,25

+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây từ người này
sang người khác.
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.

0,25

+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng
nguyên của chúng là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra 0,25
toàn vùng, đôi khi là đại dịch rất nghiêm trọng.
2- Giống nhau:
+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khác nhau
Interferon
Kháng thể
- Do các loại TB trong cơ thể tổng - Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi

0,25

hợp khi có vi rút xâm nhập.

có kháng nguyên (vi rút, vi
khuẩn…) xâm nhập.
- Có tác dụng kháng virut
- Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi
khuẩn, kháng độc…
- Không có tính đặc hiệu đối với - Có tính đặc hiệu cao đối với các
loại virut, đặc hiệu loài.
loại mầm bệnh, không đặc hiệu
loài.