Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử vào 10 môn Sinh huyện Vĩnh Tường năm 2013-2014

92662d86bd14481ff499fb5a7d749a21
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2021 lúc 16:34:37 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 22:06:13 | IP: 14.175.222.19 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 421 | Lượt Download: 5 | File size: 0.067584 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 LẦN 2 Môn: Sinh Thời gian làm bài: 60 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Bộ NST của bệnh nhân Đao có đặc điểm nào sau đây? A. Có 1 NST ở cặp NST thứ 21 B. Có 1 NST ở cặp NST thứ 21 C. Có 3 NST ở cặp NST thứ 21 D. Có 4 NST ở cặp NST thứ 21 2. Nơi lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền là A. ADN B. Protein C. mARN D. rARN 3. Số lượng NST ở một loài là 2n = 20. Có bao nhiêu NST ở thể tam bội của loài đó? A. 20 B. 21 C. 30 D. 60 4. Trong lần phân bào lần I của giảm phân, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào ở kì nào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối 5. Nguyên nhân gây ra thường biến là do A. rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của NST B. biến đổi đột ngột trên phân tử ADN C. thay đổi trật tự của các cặp Nuclêôtit trên gen D. tác động trực tiếp của môi trường sống 6. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được là nhờ hút máu của trâu bò. Quan hệ giữa rận, bét với trâu bò thuộc mối quan hệ nào sau đây? A. Kí sinh B. Sinh vật ăn sinh vật khác C. Cộng sinh D. Cạnh tranh II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). So sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Câu 2 (1 điểm). Vẽ sơ đồ và nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Câu 3 (1,5 điểm). Xét cặp gen tương ứng Bb: Gen B dài 0.408 μm (micrômet) và có tỉ lệ A:G = 5:7; Gen đột biến b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài không thay đổi. a) Đột biến này liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêôtit và thuộc dạng nào của đột biến gen? b) Số lượng nuclêôtit từng loại có trong gen B và gen b là bao nhiêu? Câu 4 (1,0 điểm). Thể đa bội là gì? Nêu đặc điểm của thể đa bội. Câu 5 (1 điểm). Nêu sự khác nhau về đặc điểm hình thái và sinh lí giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. Câu 6 (1,5 điểm). Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao do gen B qui định trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp do gen b qui định. Đem lai cây thân cao với cây thân thấp thu được F 1 gồm 50% cây thân cao, 50% cây thân thấp. Tiếp tục cho các cây F 1 giao phấn tự do ngẫu nhiên với nhau, kết quả phân li kiểu gen và kiểu hình thu được ở F2 như thế nào? Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án C A C B 5 D 6 A II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 2 3 4 Nội dung NST thường NST giới tính - Luôn tồn tại theo từng cặp tương đồng. - Chỉ có cặp XX là tương đồng. - Có nhiều cặp trong 1 tế bào - Thường chỉ có 1 cặp trong mỗi tế bào - Giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái, - Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái, không xác định được giới tính. xác định được giới tính. - Chứa gen quy định tính trạng thường, - Chứa gen quy định giới tính và NST không liên quan gì đến giới tính. thường liên kết với giới tính. https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn Vẽ sơ đồ và nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng. - Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.............................................................................. - Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. + Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong phân tử mARN. + Trình tự các nuclêôtit trong phân tử mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin. + Prôtêin trực tiếp tham gia vào thành phần cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. a. - Theo bài ra gen đột biến ít hơn gen B 1 liên kết hidro nhưng 2 gen có chiều dài không đổi, chứng tỏ đột biến này liên quan đến 1 cặp nuclêôtit, đây là dạng đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. b. - Gen B có L = 4080A0 => N = 2400 (nuclêôtit) - Theo đề ra: A : G = 5 : 7 => A = (5/7).G (1) - Theo công thức: 2A + 2G = N => 2A + 2G = 2400, thay (1) vào ta có: 2.(5/7).G + 2G = 2400 => G = X = 700 (nuclêôtit). => A = T = 500 (nuclêôtit) - Gen b: Số nu từng loại sẽ là: A = T = 500 + 1 = 501 (nuclêôtit) G = X = 700 - 1 = 699 (nuclêôtit) (HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của bộ NST đơn bội n (nhiều hơn 2n). - Đặc điểm của thể đa bội: + Cơ thể đa bội có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng lên gấp bội làm cho hàm lượng ADN tăng lên tương ứng, + Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, tích lũy được nhiều chất hữu cơ, + Kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Những đặc điểm của cây Đặc điểm hình thái - Lá - Thân 5 6 Đặc điểm sinh lí - Quang hợp Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng - Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt. - Phiến lá lớn, màu xanh thẫm - Thân cây thấp, số cành cây - Tán rộng vừa phải, số cành cây ít,0,5 nhiều. chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà,... - Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước. Bạch đàn, thông, xà cừ, lúa, ngô... - Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp - Thoát hơi nước yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Cây điều tiết thoát hơi nước kém: Thoát hơi nước tăng cao trong 0,5 điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo. Ví dụ Lá lốt, ráy, lá dong, gừng, vạn niên thanh.. - Lai cây thân cao với cây thân thấp (bb) -> F1: 1/2 cây thân cao : 1/2 cây thân thấp -> kiểu gen cây thân cao là: 0,5 Bb.......................................................................................................... - Sơ đồ lai : P: Bb x bb GP : (1/2 B : 1/2 b) b 0,5 F1: 1/2 Bb : 1/2bb ( 1/2 cây thân cao : 1/2 cây thân thấp)....... F1x F1 : ( 1/2 Bb: 1/2 bb) x ( 1/2 Bb: 1/2 bb) 0,5 GF1 : ( 1/4 B: 3/4 b) x ( 1/4 B: 3/4 b) F2 : TLKG: 1/16BB : 6/16Bb : 9/16bb TLKH: 7/16 cây thân cao: 9/16 cây thân thấp………....................... (Thí sinh viết 3 SĐL cho tỉ lệ F2: 7/16 cây thân cao: 9/16 cây thân thấp vẫn cho điểm tối đa)