Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 28 năm 2021

fa5fc8e310e6252d2b5eb14df8218c41
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:09:18 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 3:47:30 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 77 | Lượt Download: 0 | File size: 0.018767 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 28

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Các nhà nho xưa cho rằng: Tiền trị gia, hậu trị quốc. Sức mạnh trường tồn Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định nằm ở cái trục Nhà – Làng – Nước. Một trong những lãnh tụ kiệt xuất của Đông Nam Á là cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng khẳng định: Gia đình là một giá trị đặc biệt được tôn thờ ở Singapore. Các nhà khoa học với thuật ngữ hiện đại: gia đình là tế bào của xã hội với ý nghĩa rằng tế bào ấy phát triển tốt xã hội mới tốt được, ngược lại phát triển không bình thường thì xã hội cũng không thể bình thường được. Xem vậy đủ thấy vai trò vô cùng quan trọng của gia đình(…)

Hãy dành tình yêu và thời gian cho gia đình, bởi đó chính là hạnh phúc. Kẻ bất hạnh nhất không phải là kẻ không có nhà, mà là kẻ có nhà (thậm chí là nhà cao cửa rộng) nhưng không tìm thấy hơi ấm trong ngôi nhà của mình! Mỗi người chúng ta đều rất bận rộn vì xã hội hiện đại và năng động đòi hỏi điều đó. Nhưng không vì bất kỳ lý do nào quên lãng chăm chút cho mái ấm gia đình. Hơi ấm trong mái nhà ấy đem lại hạnh phúc và sự bình yên cho mỗi chúng ta. Hãy vì chính chúng ta để có nhiều gia đình hạnh phúc. Và có nhiều gia đình hạnh phúc để có một xã hội tốt đẹp và đáng sống! 

(http://baovanhoa.vn,Gia đình thánh thiện,TS NGUYỄN VIẾT CHỨC)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đưa ra những luận cứ nào để khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của gia đình?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn: Kẻ bất hạnh nhất không phải là kẻ không có nhà, mà là kẻ có nhà (thậm chí là nhà cao cửa rộng) nhưng không tìm thấy hơi ấm trong ngôi nhà của mình!

Câu 4. Quan điểm: Hãy dành tình yêu và thời gian cho gia đình, bởi đó chính là hạnh phúc trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh( chị) ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về hậu quả việc quên lãng chăm chút cho mái ấm gia đình trong cuộc sống được gợi ở đoạn trích.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau:

…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

  • Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.28 - 29)

Từ đó, chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

-------------- HẾT -------------