Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử TNTHPTQG Hóa lần 2 tỉnh Vĩnh Phúc mã đề 311 năm 2022

59bd1a8d8ed9df63e3221c6d3efb3e50
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 8 2022 lúc 20:07:48 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 13:14:41 | IP: 248.216.172.95 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 115 | Lượt Download: 3 | File size: 0.091136 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

Frame1

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI

TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 2

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 4 trang)

Mã đề thi: 311

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl =35,5; Na = 23;

K = 39; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe =56; Cu =64; Zn = 65.

Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Zn.

Câu 42: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Bạc. B. Đồng. C. Nhôm. D. Vàng.

Câu 43: Chất nào sau đây có liên kết ba trong phân tử?

A. Etan. B. Benzen. C. Axetilen. D. Etilen.

Câu 44: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8. B. 16. C. 14. D. 12.

Câu 45: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, CaCO3Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 46: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. AlCl3. B. NaOH. C. Al. D. Al(OH)3.

Câu 47: Cho 7,8 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với nước, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m

A. 10,2. B. 9,5. C. 11,5. D. 11,2.

Câu 48: Ở nhiệt độ cao khí H2 khử được oxit nào sau đây?

A. CaO. B. CuO. C. MgO. D. Al2O3.

Câu 49: Số nguyên tử hiđro có trong một phân tử glucozơ là

A. 6. B. 10. C. 12. D. 22.

Câu 50: Kim loại sắt tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl. B. NaOH. C. MgCl2. D. FeCl2.

Câu 51: Chất nào sau đây không phải là kim loại kiềm?

A. K. B. Fe. C. Li. D. Na.

Câu 52: Lên men 90 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 100%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96. B. 17,92. C. 22,4. D. 11,2.

Câu 53: Cho dãy các chất: Gly-Gly, H2N-CH2-COOH, CH3COOCH3, tinh bột. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 54: Polime nào sau đây có chứa nhóm chức este trong phân tử?

A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).

C. Nilon-6. D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 55: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. Đimetylamin. B. Phenylamin. C. Etylamin. D. Metylamin.

Câu 56: Metyl fomat có công thức là

A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3.

C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH3.

Câu 57: Thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thu được muối của axit béo và

A. glixerol. B. phenol. C. este đơn chức. D. ancol đơn chức.

Câu 58: Dung dịch chất nào sau đây có môi trường bazơ?

A. NaOH. B. NaCl. C. H2SO4. D. HCl.

Câu 59: Nước cứng có tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. CaSO4, MgSO4.

C. Ca(NO3)2, Mg(NO3)2. D. CaCl2, MgCl2.

Câu 60: Số liên kết peptit có trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 61: Đốt cháy một lượng bột sắt trong khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào lượng nước dư, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và thấy còn lại một lượng chất rắn không tan. Dung dịch Y chứa chất tan nào sau đây?

A. FeCl3. B. FeCl3, Fe. C. FeCl2. D. FeCl2, FeCl3.

Câu 62: nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?

A. Tơ tằm. B. nilon-6. C. visco. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 63: Hợp chất sắt(II) sunfat có công thức là

A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. FeSO3. D. FeS.

Câu 64: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo thành HCOONa và C2H5OH?

A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3.

Câu 65: Chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y, khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn và CaO, thu được khí metan. Công thức của X là

A. HCOONH3C2H5. B. CH3COOH3NCH3.

C. C2H5COONH4. D. HCOONH2(CH3)2.

Câu 66: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất Y có 3 nguyên tử H trong phân tử.

(b) T là hợp chất hữu cơ đa chức.

(c) Q là axit metacrylic.

(d) X có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.

(e) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 67: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với lượng dư hỗn hợp Y (gồm CuO, Fe2O3, MgO) nung nóng, sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn Z. Hòa tan toàn bộ Z bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Hỗn hợp X ở trên tác dụng được tối đa với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Giá trị của V là

A. 0,20. B. 0,05. C. 0,15. D. 0,10.

Câu 68: Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala-Gly, 2,925 gam Val, 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly, 18,375 gam Ala-Val-Gly 12,25 gam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cn dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V

A. 57,12. B. 32,48. C. 69,44. D. 50,288.

Câu 69: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 8% khối lượng) vào lượng nước dư thu được dung dịch Y và 3,584 lít H2 (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 17,28 gam Al. Giá trị của m là

A. 31,6. B. 36,0. C. 34,4. D. 32,0.

Câu 70: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc của glucozơ theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.

Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch glucozơ 1%.

Bước 3: Đun nóng nhẹ ống nghiệm hoặc đun cách thủy khoảng 70°C trong thời gian 2 phút.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở bước 2, xuất hiện kết tủa Ag trắng sáng bám vào ống nghiệm.

B. Ở bước 3, xuất hiện bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.

C. Nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì vẫn xảy ra phản ứng tráng bạc.

D. Ở bước 3, xảy ra sự khử glucozơ tạo ra amoni gluconat.

Câu 71: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Đun nước cứng tạm thời lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn.

(e) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn 12,92 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đu to bởi axit cacboxylic ancol; MX<MY<MZ<248) cn vừa đủ 0,47 mol O2, thu được 10,752 lít (đktc) khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dch NaOH (ly 20% so với lượng phn ng) rồi cng cất dung dch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đng kế tiếp hỗn hợp cht rn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 0,18 gam H2O. Phn trăm khối lượng của nguyên toxi trong phân t Y là

A. 43,84%. B. 45,45%. C. 48,48%. D. 54,24%.

Câu 73: Cho sơ đồ các phản ứng sau:

Các chất X2, X6 lần lượt là

A. NaOH, KHSO4. B. KOH, KHSO4. C. KOH, H2SO4. D. NaOH, H2SO4.

Câu 74: Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa (KOH 1M, K2CO3 2M) thu được dung dịch Y. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:

- Cho từ từ dung dịch HCl vào phần 1, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được 30 gam kết tủa.

- Cho dung dịch BaCl2 vào phần 2, thu được 59,1 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V

A. 8,96. B. 13,44. C. 17,92. D. 22,40.

Câu 75: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau 9650 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,08 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,12 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,18 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, cường độ dòng điện trong quá trình điện phân không đổi là 2A và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là

A. 11580. B. 17370. C. 19300. D. 13510.

Câu 76: Hỗn hợp khí A gồm 1,0 mol H2 và 0,5 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 9,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 80 gam. Công thức phân tử của Y là

A. C2H2. B. C3H4. C. C3H6. D. C4H6.

Câu 77: Một bình kín, dung tích không đổi chứa 0,05 mol hỗn hợp khí N2 và H2 có tỷ lệ mol 1 : 4 và một ít chất xúc tác rắn. Nâng nhiệt độ để tiến hành phản ứng, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, tiếp tục bơm vào bình một lượng dung dịch H2SO4 đặc, dư, sau phản ứng hoàn toàn, thấy áp suất trong bình giảm 16% so với ban đầu. Biết chất xúc tác và dung dịch H2SO4 chiếm thể tích không đáng kể. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3

A. 20%. B. 10%. C. 15%. D. 25%.

Câu 78: Cho các phát biểu sau:

(a) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.

(b) Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(c) Hiđro hóa hoàn toàn tripanmitin thu được tristearin.

(d) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng.

(e) Glucozơ, axit glutamic, sobitol đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số phát biểu sai

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 79: Hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (trong đó oxi chiếm 30% khối lượng). Cho m gam X tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 4,032 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 55,92 gam kết tủa. Cô cạn T thu được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 16,128 lít hỗn hợp khí Q (có tỉ khối hơi so với He bằng 9,75). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 21,0. B. 15,5. C. 18,0. D. 25,5.

Câu 80: Hỗn hợp X gồm các triglixerit và axit béo. Cho 50 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng thu được 4,6 gam glixerol và m gam muối của các axit béo. Giá trị của m là

A. 51,46. B. 51,80. C. 51,62. D. 53,42.

------------ HẾT ----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Trang 4/4 - Mã đề thi 311