Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Văn vào đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

69c62634c07cbf52402023639f44c374
Gửi bởi: Phạm Thị Thu Hiền 4 tháng 1 2021 lúc 14:15:26 | Được cập nhật: 4 tháng 4 lúc 13:24:44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 643 | Lượt Download: 8 | File size: 0.169984 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Lib24.vn

Đề thi thử đại học môn Văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đề bài

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh khoa thi hương

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến

Váy lê quét đất, mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1 (0,5đ): Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1đ): Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”

  1. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường.”

Câu 2 (5đ): Vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Giải đề thi thử đại học môn Văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Câu 1 (0,5đ): Văn bản viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi nơi tôn nghiêm, trịnh trọng.

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng bài vịnh là đảo ngữ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến/Váy lê quét đất, mụ đầm ra”

Tác dụng: nhấn mạnh, châm biếm sự lố bịch của một kì thi trang trọng và sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ khi quan lại chỉ mải vơ vét của dân để làm giàu, làm đẹp cho bản thân mà không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và phát triển nước nhà.

Câu 4 (1đ):

Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất Bắc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà”.

  1. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”

  1. Mở bài

Ý chí là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của con người. Có ý kiến cho rẳng: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”. Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn.

  1. Thân bài

  1. Giải thích

Ý chí: sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để vươn tới những mục tiêu cao cả, những điều tốt đẹp. Khuyên con người cần cố gắng.

  1. Phân tích

  • Khi chúng ta có ý chí vươn lên, quyết tâm thực hiện mục tiêu chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học mới mẻ, kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.

  • Cố gắng vươn lên bằng ý chí của mình là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển.

  • Khi chúng ta có ý chí, chúng ta có thể vượt qua giới hạn của bản thân.

  1. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng là những tấm gương tiêu biểu đươc nhiều người biết đến, học tập và noi theo.

Gợi ý: Chủ tịch Hồ Chi Minh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.

  1. Phản biện

Bên cạnh những người có ý chí vươn lên thì vẫn còn nhiều người lười biếng, dễ nản chí, những người này sẽ khó có được thành công.

  1. Kết bài

Ý chí là yếu tố quan trọng giúp con người gây dựng sự nghiệp và đạt được thành công riêng cho bản thân. Chỉ khi chúng ta có ý chí, con đường thành công mới mở ra.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài phân tích vẻ đẹp của sông Hương

  1. Mở bài

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nhờ vào tài năng thiên phú của ông, dòng sông Hương hiện ra vô cùng xinh đẹp qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

  1. Thân bài

  1. Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên:

  • Có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại, rầm rộ, mãnh liệt.”

  • Là “một bản trường ca của rừng già” khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn.

  • Dịu dàng và trí tuệ khi trở thành “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa đất cố đô.

  • Vẻ đẹp biến ả như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.”

  • trầm mặc” khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn.

  • Mang màu sắc “triết lí, cổ thi” khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ.

  • vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long.

  • mơ màng trong sương khói” khi nó dời xa dần thành phố để đi qua những nương dâu, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ...

  1. Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa:

  • Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển của Huế... Sông Hương, ấy là “một người tài nữa đánh đàn lúc đêm khuya”, lại liên tưởng đến Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

  • Tác giả cho rằng đã có một dòng thi ca về con sông Hương, một dòng thơ không lặp lại mình, ấy là "dòng sông trắng - lá cây xanh", trong thơ Tản Đà, là vẻ đẹp hùng tráng "như kiếm dựng trời xanh" trong thơ Cao Bá Quát, là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu.

  1. Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử:

Sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thùy tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, rồi đến cách mạng tháng tám, chiến dịch mậu thân năm 1968....

  1. Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả:

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông Hương như một cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái Di - gan phóng khoán và man dại; là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt phô trương, giống như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều đục. “Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông…”

  1. Kết bài

Sông Hương vốn đã đẹp nhưng dưới ngòi bút của của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại trở nên đa màu sắc hơn. Nhiều năm trôi qua nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.