Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ Văn chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - Lần 1 - Năm 2020

4add733f50e5228bc36ab0a902ec7298
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 27 tháng 8 2020 lúc 13:47:43 | Được cập nhật: 6 tháng 4 lúc 21:13:31 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1102 | Lượt Download: 25 | File size: 0.246272 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn Vật Lý trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 1

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHAN BỘI CHÂU

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2020

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

...Thất bại đầu tiên trong cuộc đời mỗi người đều rất đau đớn. Không một ai là ngoại lệ cả. Những người chưa quen với thất bại khi lập kế hoạch cho tương lai thường có ý nghĩ “biết đâu". Tỉ lệ cạnh tranh cao nhưng biết đâu mình sẽ đỗ. Gần đây tình hình kinh tế không được tốt lắm nhưng nếu mình chăm chỉ biết đâu cửa hàng của mình sẽ thành công lớn. Họ thường tưởng tượng những điều như thế. Không nhiều người chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cụ thể nếu họ thi trượt hay kinh doanh thất bát. Đặc biệt, càng những trường hợp nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra, khi giấc mơ đổ vỡ, họ càng cảm thấy bế tắc hơn vì chưa từng nghĩ đến phương án nào khác. Ngoài ra, những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những người sống mà chưa từng gặp khó khăn, họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải thất bại đầu tiên trong đời.

Nhưng bạn có biết không? Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục lần nữa trong cuộc đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Và đã là con người thì bất kì ai cũng phải trải qua những lần nản lòng như thế cho đến lúc chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường. Hãy nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất bại. Bạn thất bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém người khác. Thất bại chỉ là bài học đáng quỷ để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được như mình muốn. Vì vậy, sau khi thất bại, hãy bình tĩnh tự hỏi: thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình? Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này, khả năng bạn lặp lại thất bại tương tự là rất lớn.

(Trích Khi lần đầu tiên thất bại trong đời, Yêu những điều không hoàn hảo, Hae Min, NXB Nhã Nam, 2018, tr.142- 143)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nhận biết

Theo tác giả, những đối tượng nào sẽ dễ tuyệt vọng khi gặp thất bại đầu tiên trong cuộc đời?

Câu 2. Thông hiểu

Từ “biết đâu” trong đoạn trích thể hiện tâm lí gì của các bạn trẻ khi lập kế hoạch cho tương lai?

Câu 3. Thông hiểu

Vì sao tác giả cho rằng: Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có thể trưởng thành hơn?

Câu 4. Thông hiểu

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về lời nhắn nhủ của người viết: Thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vận dụng cao

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách mà bản thân đối diện và vượt qua thất bại.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích hai đoạn thơ sau, từ đó chỉ ra vẻ đẹp riêng của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong cách khám phá, cảm nhận về hình tượng Nhân dân, Đất Nước:

- “Những người vợ nhở chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..."

-“... Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại"

(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.118 - 119)

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Phần

Nội dung

I

1.

Phương pháp: đọc, tìm ý

Cách giải:

- Những người hay tuyệt vọng khi thất bại là: những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra; những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ; những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.

2.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Từ “biết đâu” cho thấy tâm lí hi vọng, mong chờ những điều may mắn đến với mình.

3.

Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

Tác giả cho rằng như vậy vì: khi tìm ra nguyên nhân thất bại của bản thân bạn sẽ rút ra kinh nghiệm, bài học cho mình, để những lần sau đó sẽ không lặp lại những thất bại tương tự.

4.

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Cách giải:

Gợi ý:

“Thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường” là một quan điểm đúng đắn. Bởi cuộc đời này chúng ta sẽ gặp liên tiếp những nhất bại, và từ trong thất bại đó con người ngày một khôn lớn, trưởng thành hơn. Nếu cả cuộc đời mà ta chưa từng gặp thất bại thì tức là bạn chưa từng nỗ lực, cố gắng, chưa từng sống một cách trọn vẹn. Đừng sợ thất bại một lần, hai lần mà chỉ sợ bạn không dám đối diện với thất bại, buông thả để cuộc đời là một thất bại lớn.

II

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách bản thân đối diện với thất bại

2. Giải thích.

- Thất bại là khi bạn không đạt được những mục tiêu mình đã đặt ra.

3. Bàn luận

- Trong cuộc đời mỗi người sẽ đối diện với vô vàn lần thất bại. Nhưng đứng trước thất bại mỗi người lại có những cách ứng xử khác nhau, là gục ngã, là đứng lên.

- Cách ứng xử trước thất bại:

+ Đứng trước thất bại không bi quan, chán nản.

+ Khi thất bại ta phải tìm hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại.

+ Thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động.

+ …

- Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.

- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

❖ Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

❖ Yêu cầu nội dung:

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của bản trường ca.

  • • Phân tích đoạn trích

Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước.

*Đoạn 1:

a) Phương diện không gian địa lí:

* Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

- Đoạn thơ có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những địa danh quen thuộc: Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên,…làm nên bức tranh sống động về thiên nhiên quê hương đất nước. Đồng thời, nó còn gợi liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam ẩn chứa trong dáng hình sông núi.

- Đoạn thơ mang một kết cấu lạ. Độ dài ngắn của những câu thơ khác nhau nhưng đều mang một cấu trúc: chia thành hai nửa liên kết với nhau bằng những động từ: góp, góp cho, góp nên, góp tên, góp mình

-> đằng sau những danh lam thắng cảnh nổi tiếng là những cuộc đời đã đóng góp âm thầm và lặng lẽ.

* Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi ĐN sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

=> Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đến khái quát mang tính triết lý) , dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước.Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng định : trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địac chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.

*Đoạn 2:

b) Phương diện thời gian lịch sử:

- Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Đăng ký mua để nhận bản word đầy đủ!

ĐĂNG KÝ MUA ĐỂ NHẬN TRỌN BỘ ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN 2020

(File word- lời giải đầy đủ chi tiết)

Bộ hơn 300 đề thi thử THPT quốc gia 2020 Ngữ Văn nguồn từ các sở GD, trường chuyên, các giáo viên nổi tiếng, trung tâm luyên thi và đâu sách uy tín; 100% file word dành cho giáo viên, có lời giải giải chi tiết, chuẩn cấu trúc mới của bộ GD

Liên hệ đặt mua: Nhắn tin hoặc gọi điện đến: (Điện thoại/ ZALO): 090.87.06.486

Giao tài liệu qua email trước khi thanh toán đối với khách hàng là giáo viên!

Website: tailieugiaovien.com

Trang 6