Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử Hóa TNTHPT trường THPTDTNT THCS-THPT Bắc Hà năm 2021-2022

891ecc1f60d7ed0e2d625c993c173511
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 29 tháng 6 2022 lúc 10:14:45 | Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 23:37:02 | IP: 14.165.12.96 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 117 | Lượt Download: 0 | File size: 0.208896 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ

THCS&THPT BẮC HÀ

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG NĂM 2022 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Lines 5

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. Al(NO3)3. D. NaAlO2.

Câu 2: Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A. tristearin. B. trilinolein. C. tripanmitin. D. triolein.

Câu 3: Cho dungdịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

A. xanh thẫm. B. trắng. C. trắng xanh. D. nâu đỏ.

Câu 4: Ở điều kiện thích hợp, amino axit tác dụng với chất nào sau đây tạo thành muối amoni?

A. HCl. B. CH3OH. C. KOH. D. NaOH.

Câu 5: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. CaCO3. B. CaSO3. C. Ca(HCO3)2. D. CaCl2.

Câu 6: Ở nhiệt độ cao, khí CO không khử được oxit nào sau đây?

A. Al2O3. B. CuO. C. PbO. D. Fe2O3.

Câu 7: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?

A. CH2=CH2. B. CH2=CH−CH=CH2.

C. CH3−CH=CH2. D. C6H5−CH=CH2.

Câu 8: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Fe. B. Ag. C. BaCl2. D. NaOH.

Câu 9: Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. SO2. B. CO2. C. H2S. D. H2.

Câu 10: X là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt và rất độc. Chất X là

A. N2. B. CO2. C. CO. D. NH3.

Câu 11: Quặng hematit có công thức là

A. Fe3O4. B. FeCO3. C. FeS2. D. Fe2O3.

Câu 12: Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Câu 13: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Mg2+. B. Fe3+. C. Na+. D. Cu2+.

Câu 14: Saccarozơ thuộc loại

A. đa chức. B. đisaccarit.

C. polisaccarit. D. monosaccarit.

Câu 15: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là

A. 180. B. 225. C. 112,5. D. 120.

Câu 16: Nung 13,44 gam Fe với khí clo dư .Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng sản phẩm thu được là 29,25 gam. Hiệu suất của phản ứng là

A. 80%. B. 90,8%. C. 75%. D. 96,8%.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Công thức của X là

A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5.

C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.

Câu 18: Cho các chất: Cl2, Cu, HCl, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại Na khử được ion trong dung dịch muối.

B. Cho lượng nhỏ Ca vào dung dịch NaHCO3, thu được kết tủa trắng.

C. Một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.

D. Dung dịch NaOH tác dụng với lượng dư khí CO2 tạo thành muối axit.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tính bazơ của NH3 yếu hơn tính bazơ của metylamin.

B. Hợp chất H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.

C. Tetrapeptit mạch hở có chứa 3 liên kết peptit.

D. Muối mononatri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính.

Câu 21: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 22: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,6. B. 16,8. C. 20,8. D. 22,6.

NH2-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH+ 2NaOH -> 2muối(H2N-CH2-COONa +H2N-CH(CH3)COONa) +H2O

BTKL: mGly-Ala + mNaOH =m muối + mH2O=> m muối

Câu 23: Thủy phân đisaccarit X, thu được 2 monosaccarit Y, Z. Oxi hóa Y hoặc Z bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ T. Hai chất Y, Z lần lượt là:

A. glucozơ và fructozơ. B. saccarozơ và glucozơ.

C. glucozơ và tinh bột. D. saccarozơ và amoni gluconat.

Câu 24: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của m là

A. 1,35. B. 4,05. C. 8,1. D. 2,7.

Câu 25: Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là

A. 1,6. B. 0,6. C. 1,2. D. 0,8.

Lúc đầu mới cho dd HCl: H+ + CO32- -> HCO3-

0,1 0,1 0,1

Nhiều HCl: H+ + HCO3- -> CO2 + H2O

0,06 0,06

Vay nHCl = 0,1 + 0,06 =0,16 mol=> a =n/V =1,6M

C2: nH+ =nCO32- + nCO2

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Poli(vinyl clorua) hay PVC dùng sản xuất chất dẻo.

B. Polistiren (PS) dùng để sản xuất chất dẻo.

C. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.

D. Xenlulozơ axetat dùng để sản xuất thuốc súng không khói. (Từ xenlulozo (trong bông gòn 98%)

Câu 27: Nhỏ nước brom vào dung dịch chất X, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Mặt khác, nếu cho một mẩu natri vào ống nghiệm chứa X nóng chảy thì thu được khí Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X là

A. phenol. B. ancol etylic.

C. anilin. D. anđehit axetic.

Câu 28: Phương trình H+ + OH- H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:

A. NaOH + HCl NaCl + H2O.

B. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl.

C. 3HCl + Fe(OH)3 FeCl3 + 3H2O.

D. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O.

Câu 29: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

ớc 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.

ớc 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa.

ớc 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Cho các nhận định sau:

(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.(đúng)

(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề. (đúng)

(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng xenlulozơ thì thu được kết quả tương tự.

(Sai Saccarozo thì được)

(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay muối CuSO4 bằng muối FeSO4 thì thu được kết quả tương tự. (sai glu ko tác dụng với Fe(OH)2 hhay Fe(OH)3

(e) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu xanh tím do tạo thành phức đồng glucozơ. (sai màu xanh lam hay xanh đăc trưng)

Số nhận định đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 30: Thủy phân m gam hỗn hợp E gồm các chất béo, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm C17H35COONa, C17H33COONa, C15H31COONa có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 2 : 2. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 2,27 mol O2 thu được CO2, H2O và Na2CO3. Giá trị của m là

A. 26,1. B. 53,2. C. 57,2. D. 42,6.

Sơ đồ phản ứng:

m g E+ 3NaOHY C17H35COONa:5x

C17H33COONa:2x

C15H31COONa:2x +C3H5(OH)3

Đốt cháy Y:

Y(C17H35COONa:5x; C17H33COONa:2x; C15H31COONa:2x) +O2 2,27 mol→ CO2+H2O+Na2CO3

BTNTNa: 2nNa2CO3=5x+2x+2x→nNa2CO3=4,5x

BTNTH: 2nH2O=35.5x+33.2x+31.2x→nH2O=151,5x

BTNTC: nCO2+nNa2CO3=18.5x+18.2x+16.2x=158x

nCO2=158x−4,5x=153,5x

BTKL: mY+mO2=mCO2+mH2O+mNa2CO3

<→(306.5x+304.2x+278.2x)+72,64=153,5x.44+151,5x.18+4,5x.106→x≈0,01 mol

Thủy phân hỗn hợp:

Ta có: 

NTNT Na: nNaOH=nNa/muốI =5x+2x+2x=9x=0,09 mol

nC3H5(OH)3=1/3 nNaOH =0,03 mol

BTKL:mE=mY+nC3H5(OH)3−mNaOH→mE=26,94+2,76−3,6=26,1 g

Câu 31: X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,9. B. 0,8. C. 0,675. D. 1,2.

C2:

50x +52x +54x =11,7 => x =0,075

nBr2 =4x +3x+2x =0,675

Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 29,12 lít khí (đktc). Oxi hóa lượng C trong m gam X rồi dẫn sản phẩm khí thu được vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, thu được y gam chất tan. Giá trị của y là

A. 19,5. B. 19,4. C. 20,3. D. 21,2.

CO2 + OH -> HCO3

x x x

CO2 + 2OH -> CO32- + H2O

Y y y

Giải hệ y = 0,05; x =0,15

m muối =y = mK + mNa + mHCO3 + mCO3

Câu 33: Cho các phát biểu sau:

(a) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(c) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.

(d) Dung dịch lysin, axit glutamic đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.

(e) Cao su buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên. (cao su tổng hợp)

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 34: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm C và S vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 17,92 lít hỗn hợp khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam X thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,5. B. 16,2. C. 17,2. D. 15,6.

C, S + HNO3 -> NO2 + CO2 +H2SO4 + H20

Đặt a, b là số mol của C, S

Vẫn giống câu 32 : R = mC + mS : n C + nS = 12.0,1 + 32.0,05 : 0,15= 56/3

Câu 35: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng):

Biết Z1 và T1 có cùng số nguyên tử cacbon; Z1 là hợp chất hữu cơ đơn chức. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Nung Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được ankan đơn giản nhất.

B. T là hợp chất hữu cơ no, đơn chức.

C. Tổng số nguyên tử trong T1 bằng 12.

D. X không có đồng phân hình học.

LK pi= 3 ( 2 nhóm COO, 1LK đôi) mà Z1 và T1 có cùng số C => Z và T cũng cùng C là 3C

CH3-CH2-COO-CH=CH-COOH hay CH2=CH-COOCH2-CH2COOH ( loại vì ko theo thứ tự như sơ đồ)-> Z là CH3CH2-COONa ; T là OHC-CH2-COONa + H2 -> HO-CH2-CH2-COONa

2CH3-CH2-COONa + H2SO4 -> 2CH3CH2COOH + Na2SO4

Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.

(b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 .

(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 37: X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 21,2 gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30%. B. 45%. C. 35%. D. 40%.

Câu 38: : Hỗn hợp E gồm amin no, đơn chức, mạch hở X và amino axit no, mạch hở Y (chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 3,15 gam H2O và 0,145 mol hỗn hợp hai khí CO2 và N2. Nếu lấy m gam E ở trên tác dụng vừa đủ 0,05 mol HCl. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Giá trị m là 3,13.

B. Phân tử khối của Y là 75.

C. Phần trăm khối lượng Y trong E là 56,87%.

D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 31,11%.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam hỗn hợp E chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 8,904 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ), thu được 2 ancol (no, đồng đẳng liên tiếp) và hai muối X, Y có cùng số C (MX > MY và nX < nY). Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên cần vừa đủ 0,18 mol O2. Tổng số nguyên tử trong phân tử Y là

A. 15. B. 9. C. 7. D. 11.

Câu 40: Cho 48,05 gam hỗn hợp E gồm chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O4N) và este hai chức Y (C4H6O4) (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4) tác dụng với dung dịch NaOH (lấy dư 25%), đun nóng. Kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và dung dịch T có chứa ba muối (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối của axit cacboxylic). Cô cạn dung dịch T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 58,65. B. 60,65. C. 55,73. D. 53,65.

----------- HẾT ----------

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

Câu 30: C1:

C2:

m=26,1 gm=26,1 g

Giải thích các bước giải:

Sơ đồ phản ứng:

m g E+ 3NaOHY C17H35COONa:5x

C17H33COONa:2x

C15H31COONa:2x +C3H5(OH)3

Đốt cháy Y:

Y(C17H35COONa:5x; C17H33COONa:2x; C15H31COONa:2x) +O22,27 mol→ CO2+H2O+Na2CO3

BTNTNa: 2nNa2CO3=5x+2x+2x→nNa2CO3=4,5x

BTNTH: 2nH2O=35.5x+33.2x+31.2x→nH2O=151,5x

BTNTC: nCO2+nNa2CO3=18.5x+18.2x+16.2x=158x

nCO2=158x−4,5x=153,5x

BTKL: mY+mO2=mCO2+mH2O+mNa2CO3

<→(306.5x+304.2x+278.2x)+72,64=153,5x.44+151,5x.18+4,5x.106→x≈0,01 mol

Thủy phân hỗn hợp:

Ta có: 

NTNT Na: nNaOH=nNa/muốI =5x+2x+2x=9x=0,09 mol

nC3H5(OH)3=nNaOH : 3=0,03 mol

BTKL:mE=mY+nC3H5(OH)3−mNaOH→mE=26,94+2,76−3,6=26,1 g

Câu 31:

C2:

50x +52x +54x =11,7 => x =0,075

nBr2 =4x +3x+2x =0,675

Câu 32:

Câu 34: Chọn B

C, S + HNO3 -> NO2 + CO2 +H2SO4 + H20

Đặt a, b là số mol của C, S

Câu 35:

Câu 37:

Câu 38:

Đáp án B

A. m = 0,03.45 + 0,02.89 = 3,13 (g) => Đúng

B. Phân tử khối của Y là 89 => Sai

C. => Đúng

D. => Đúng

Câu 39:

Câu 40:

10