Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT QG 2020 - Môn Ngữ văn - Đề 14 - Có lời giải chi tiết

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 27 tháng 8 2020 lúc 13:48:07 | Được cập nhật: hôm kia lúc 10:30:41 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1225 | Lượt Download: 8 | File size: 0.073216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020
ĐỀ SỐ 14

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Niềm vui là lương thực chúng ta sống dựa vào
Ngay từ thời Trung cổ, nhà y học nổi tiếng người Iran là Ibn Sina, người được mệnh danh là “cha đẻ
của y học” đã từng làm một thí nghiệm.
Ông tìm hai con dê đực to khỏe như nhau, lần lượt thả chúng vào hai chỗ khác nhau. Một con được
thả trên bãi cỏ yên tĩnh, an toàn, không có bất kỳ nguy hiểm nào; con còn lại được thả trong vườn bách thú
bên cạnh chuồng sói.
Hai con dê này đều được ăn ngon ngủ kỹ, sống trong môi trường thoải mái. Con dê đầu tiên sống tự
do tự tại, còn con thứ hai do thường xuyên cảm thấy bầy sói bên cạnh đang nhìn mình, đang có ý đồ xấu
với mình, suốt ngày lo lắng sợ hãi, tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thắng cao độ, nên không lâu sau
thì chết.
Qua thí nghiệm này chúng ta phát hiện, dê muốn sinh tồn, không những cần có đồ ăn thức uống, mà
còn cần sự bình yên về tinh thần. Khi con dê ở vào trạng thái sợ hãi, lo lắng trong thời gian dài, cho dù bày
bao nhiêu đồ ăn ngon trước mặt nó, cũng khó có thể duy trì sự sống của nó.
Đối với con người chúng ta mà nói, nếu không thể duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, e rằng chúng ta
cũng sẽ có kết cục giống với con dê thứ hai kia. Sự suy sụp trong tinh thần và sự rệu rã của hệ thống sinh lý
đều có tính tàn phá như nhau. Tác dụng của cán cân vui vẻ chính là giúp chúng ta không ngừng hấp thu
“chất dinh dưỡng” từ niềm vui trong cuộc sống hiện thực, bảo vệ chúng ta trong trạng thái sinh tồn trong
vui vẻ.
Hãy quay về hiện thực cuộc sống, thử xem cán cân vui vẻ không ngừng giành lấy niềm vui trong hiện
thực để duy trì sinh mệnh của chúng ta như thế nào.
(Tìm lại cái tôi đã mất - Trình Chí Lương, dẫn theo https://www.downloadsachmienphi.com)
Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của con dê thứ hai trong thí nghiệm trên là gì?
Câu 2. Cán cân vui vẻ theo tác giả ở đây là gì?
Câu 3. Để cân bằng cán cân vui vẻ, con người cần những “chất dinh dưỡng” nào?
Câu 4. Theo anh/chị, có giải pháp gì hiệu quả cho những người đang mất thăng bằng “cán cân vui vẻ”?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Quan niệm của anh/chị về một cuộc sống đầy đủ? Trình bày qua một đoạn văn 200 chữ.

Câu 2. (5 điểm)
Trong Việt Bắc, khi miêu tả lại những ngày đầu kháng chiến, Tố Hữu viết:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cũng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dầy
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Sau đó là những trận đánh lớn của ta:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Phân tích hai đoạn thơ để làm nổi bật sự phát triển của cuộc cách mạng và tính sử thi được thể hiện.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu
Câu 1

Yêu cầu
Nhận biết về
kiến thức

Câu 2

Điền câu trả lời
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của con dê thứ hai trong thí nghiệm trên là suốt
ngày lo lắng sợ hãi, tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng cao độ.

Nhận biết

Cán cân vui vẻ chính là sự duy trì trạng thái tinh thần yên ổn, vui vẻ, tránh khỏi

Thông tin

những lo âu, sợ hãi căng thẳng.
Để duy trì cán cân vui vẻ, những “chất dinh dưỡng” con người cần chính là:
+ Môi trường sống thoải mái, đảm bảo các nhu cầu của hệ thống sinh học

Câu 3

Thông hiểu

+ Cảm giác về sự an toàn
+ Niềm vui trong cuộc sống hiện thực.
+ Trình bày ngắn gọn trong 5-7 câu.
+ Nêu giải pháp: bù đắp những dưỡng chất bị thiếu hụt: chăm lo sức khỏe, trau

Câu 4

Vận dụng

dồi tri thức, gia tăng quan hệ cộng đồng, tìm kiềm niềm vui tinh thần,...
+ Thuyết phục bằng lí lễ, dẫn chứng.

II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
- Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
- Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:
Câu

Nội dung

Đoạn văn

Giải thích

+ Vấn đề

- Những điều kiện cho một cuộc sống đầy đủ.

0.25 điểm

+ Giải thích

- Cuộc sống đầy đủ là khi người ta được đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống, để tự cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc và
thoải mái.

Phân tích/

Những yếu tố

- Mỗi con người có những nhu cầu khác nhau.

Bình luận

tạo nên một cuộc - Nhưng có những nhu cầu là chung cho cả nhân loại:

1.0 điểm

sống đầy đủ?

Nhu cầu sinh học: ăn, uống, ngủ, nghỉ,...
Nhu cầu cảm giác an toàn
Nhu cầu giao lưu tình cảm xã hội
Nhu cầu nhận thức: trí tuệ, thẩm mĩ,...
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu thể hiện bản thân

Làm sao có thể - Tất cả các yếu tố trên sẽ đảm bảo cho một cảm giác đầy đủ trong cuộc
đảm bảo hết tất sống.
cả các nhu cẩu

- Tùy từng hoàn cảnh, các nhu cầu sẽ tự cân bằng cho nhau, nên nhiều khi,

của con người? sự thiếu hụt một hoặc một vài yếu tố vẫn khiến cho người ta có được cảm
giác đủ đầy. Ví dụ: một sinh viên nghèo vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được
học tập và nghiên cứu đúng lĩnh vực đam mê.
Mở rộng

+ Cộng đồng

- Tôn trọng các nhu cầu cá nhân, và đảm bảo sự công bằng nhu

0.25 điểm

+ Cá nhân

cầu xã hội. Như vậy là tiến tới một xã hội nhân văn.
- Mồi con người cần biết đủ. Hạnh phúc là khi biết đủ.

Liên hệ

Bài học cho bản - Biết cân bằng và lựa chọn những nhu cầu thiết yếu cho mình cảm nhận

0.5 điểm

thân

Câu 2 (5 điểm)

một cuộc sống hạnh phúc.

Yêu cầu chung: 0.5 điểm
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải
có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Việt Bắc
- Dạng bài: phân tích hai đoạn thơ trong 1 văn bản
- Yêu cầu: học sinh chỉ ra sự phát triển của cuộc cách mạng và tính sử thi được sử dụng
TIẾN TRÌNH LÀM BÀI
KIẾN

HỆ

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

THỨC THỐNG Ý
CHUNG

Khái quát - Là nhà thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, hồn thơ Tố Hữu

0.5 điểm vài nét về tácthường rất nhạy cảm trước những vấn đề thời sự của đất nước, của dân tộc.
giả -

- Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng, Chính

tác phẩm phủ, Bác Hồ rời chiến khu Việt Bắc, từ biệt nhân dân Việt Bắc sau gần 15 năm gắn
bó, về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện có ý
nghĩa thời sự, chính trị, cho thấy với Tố Hữu, mọi sự kiện thời sự chính trị đều có
thể trở thành nguồn cảm hứng thực sự.
TRỌNG Giải thích

- Khuynh hướng sử thi (tính sử thi): Để chỉ những tác phẩm đề cập những vấn đề

TÂM

tính sử thi

lớn lao, những sự kiện, biến cố quan trọng có ý nghĩa sống còn với cả dân tộc, ngợi

4 điểm

0.5 điểm

ca những vị anh hùng, chiến sĩ yêu nước,.. Nhân vật chính tiêu biểu cho lí tưởng,
khát vọng, luôn hướng tới ánh sáng, luôn gắn số phận của cá nhân và số phận của
cộng đồng, là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của một tập thể, cộng đồng. Lời văn
sử thi thường mang vẻ đẹp ngợi ca, trang trọng, ngôn từ mang tính cách điệu, hào
hùng.

Phân tích

1. Hình ảnh những ngày khó khăn thành lập căn cứ địa:

3.0 điểm

Để phán ánh được cuộc chiến đấu mang biểu tượng của tinh thần tự do và khát
vọng độc lập toàn dân, toàn quân, Tố Hữu đã khắc họa bức tranh kháng chiến khi
những ngày đầu căn cứ địa đối mặt với những trận càn quét của địch:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đã ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
- Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc đầy nguy nan ấy, quân và dân ta đã biết
dựa cả vào những địa hình tự nhiên núi đá” để “cùng đánh Tây”, biến địa hình
thành mê cung,“thành lũy sắt dày” mà bủa vây quân thù. Cả non sông như đang
đứng lên mà dẹp tan mọi âm mưu xâm lược.
2. Khúc ca ra trận:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Câu thơ “Những đường Việt Bắc của ta ” vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa
chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăm ngả, trăm đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo từ
Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng “của ta ” giản dị mà vô cùng
thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước
mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ.
- Hình ảnh đoàn binh
+ Đoàn binh đông đảo, khí thế rợp trời: Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm vây,
đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lở. Với những từ
láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ
âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống
động cuộc diễu binh hùng vĩ. Các từ tượng thanh và các từ tượng hình như “rầm rập
”, “điệp điệp”, “trùng trùng” được sử dụng một cách tài tình, diễn tả chính xác khí
thế tự tin, hồ hởi bao trùm cả dòng người đang ra trận với sức mạnh như dòng thác
tuôn trào, không gì có thể cản bước nỗi quân ta.
+ Hình ảnh đoàn binh mang lý tưởng: Ý thơ “ánh sao đầu súng” đậm chất lãng
mạn, nơi đầu súng của người lính cụ Hồ ngời sánh ánh sao lí tưởng cách mạng, hòa
bình của niềm tin chiến thắng. Đó là đội quân có sức mạnh của sự kỷ luật, khí thế
ngút ngàn, lại mang trong trái tim lý tưởng cao cả, đội quân đó sẽ chẳng kẻ thù nào

cản ngăn nổi.
- Hình ảnh đoàn dân công: Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực
lượng dân công hỏa tuyến hùng hậu. Tuy là bức tranh buổi đêm nhưng vẫn rừng rực
ánh sáng - ánh sáng của đuốc đỏ, tàn lửa, đèn pha:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm, sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
+ Thời gian làm việc: Ban đêm, nói lên sự khẩn trươg, khí thế rừng rực của lực
lượng dân công hỏa tuyến trong những tháng ngày sôi nổi với những trận đánh lớn.
Với khát vọng giải phóng đất nước cháy bỏng, những đoàn quân lấy đêm là ngày,
từng đoàn, từng đoàn, với bó đuốc rực cháy trên tay hối hả nối nhau ra trận.
+ Sức mạnh: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay, ý thơ ấy đã nói lên sức mạnh kỳ
vĩ, làm bừng tỉnh cả núi rừng. Nếu hiểu theo nghĩa ẩn dụ, “đá” tượng trưng cho khó
khăn, gian nan, thử thách, thì “bước chân” đoàn dân công đạp bằng mọi nguy nan,
dẫm tan những thử thách, đó chính là ý chí rừng rực, không gì có thể ngăn trở được.
- Cảm hứng ngày mai chính là sự tươi sáng, là viễn cảnh tương lai. Và nó phải xuất
phát từ đêm tối, sự tăm tối của màn đêm. Từ “đêm đêm” đến “nghìn đêm thăm
thẳm sương dày ”, đó là bóng tối của đêm trường nô lệ. Trong đêm tối ấy, xuất hiện
những nguồn sáng mạnh mẽ, rực rỡ, xua tan màn đêm, thắp lên niềm tin, hi vọng
thật mạnh mẽ. Đó là ánh sáng của đèn pha, của hàng vạn bó đuốc. Ánh sáng đó soi
rọi con đường, dẫn lối đến ngày mai. Ngày mai sẽ là ánh sáng, sẽ là độc lập, tự do.
Bàn luận,

…. Đăng ký mua để nhận bản word đầy đủ!

đánh giá
0.5 điểm

Đăng ký mua để nhận bản word đầy đủ!

ĐĂNG KÝ MUA ĐỂ NHẬN TRỌN BỘ ĐỀ
THI THỬ NGỮ VĂN 2020
(File word- lời giải đầy đủ chi tiết)

Bộ hơn 300 đề thi thử THPT quốc gia 2020 Ngữ Văn nguồn từ các sở GD, trường chuyên, các giáo
viên nổi tiếng, trung tâm luyên thi và đâu sách uy tín; 100% file word dành cho giáo viên, có lời giải
giải chi tiết, chuẩn cấu trúc mới của bộ GD
Liên hệ đặt mua: Nhắn tin hoặc gọi điện đến: (Điện thoại/ ZALO): 090.87.06.486
Giao tài liệu qua email trước khi thanh toán đối với khách hàng là giáo viên!
Website: tailieugiaovien.com