Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi năng khiếu Lịch sử 11 lớp 11 Sử lần 3 năm học 2019-2020, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương

ab842afc3f0f67f6bc7308f725877b82
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 6:27:55 | Được cập nhật: hôm qua lúc 14:48:03 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 411 | Lượt Download: 3 | File size: 0.642697 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 25/11/2019 - ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ BA MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 SỬ Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Chỉ rõ ý nghĩa của từng chiến thắng đối với toàn cục chiến tranh. Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao nói, tổ chức Liên hợp quốc ra đời là một thành công lớn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3 (2,0 điểm): Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước? Những yếu tố nào tác động đến việc xác định con đường cứu nước của Người? Câu 4 (2,0 điểm): Có 2 nhận định sau đây về phong trào cách mạng 1936 – 1939: Phong trào cách mạng 1936 – 1939 chỉ mang tính dân chủ. Phong trào cách mạng 1936 – 1939 vừa mang tính dân chủ vừa mang tính dân tộc Trình bày suy nghĩ của em về các nhận định trên! Câu 5 (2,0 điểm): Phân tích bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 11 SỬ Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Ý nghĩa của từng chiến thắng đó đối với toàn cục chiến tranh. Nội dung Điểm a. Chiến thắng bảo vệ Mát-xcơ-va (T6/1941- T12/1941) - T6/1941, quân Đức mở cuộc tấn công lớn và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”. Nhân dân LX kiên quyết chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. - 12/1941, HQLX dưới sự chỉ huy của tướng Gu-cốp đã phản công đẩy lùi quân 0,5 Đức rời xa Mát-xcơ-va hàng trăm Km - Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiến Xta-lin –grát nhưng bị thất bại - Ý nghĩa: Chiến thắng Mát-xcơ-va đánh dấu sự thiệt hại nặng nề của đạo quân 0,25 trung tâm. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức b. Chiến thắng Xta-lin-grát (T11/1942 – T6/1944) - Trong trận phản công Xta-lin-grát, Hồng quân Liê Xô đã tấn công, bao vây, 0,25 chia cắt và bắt sống toàn bộ 33 vạn quân tinh nhuệ của của Đức do thống chế Pao-lút chỉ huy - Ý nghĩa: Trận phản công tại Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô đã tạo bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh mặt trận Xô Đức và cho cả cuộc 0,25 chiến tranh. Ưu thế chuyển từ Phe trục sang phe Đồng Minh. Sau chiến thắng này Hồng quân Liên Xô đã chuyển sang thế tấn công trên khắp các mặt trận c. Chiến thắng công phá Béc-lin (16/4 – 2/5/1945) - 16/4/1945 – 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công Béc-lin, trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt: + Ngày 30/4/1945, Hồng quân cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc Hội Đức, đánh tan 1 triệu quân Đức. Hít le tự sát dưới hầm cố thủ 0,5 + Ngày 2/5/1945, Béc-lin treo cờ trắng đầu hàng + 9/5/1945, Đức kí hiệp định đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu - Ý nghĩa: Chiến thắng Béc-lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt Phát xít Đức, buộc chính phủ mới của Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao nói, Liên hợp quốc ra đời là một thành công lớn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? * Khẳng định: Sự ra đời của LHQ là thành công lớn trong quan hệ quốc tế từ sau 0,25 CTTG II * Chứng minh: - LHQ ra đời là biểu hiện của khát vọng hòa bình của toàn nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lích sử loài người. Sự ra đời của LHQ đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân TG, đó là giữ gìn hòa bình, an ninh, ngăn chặn nguy cơ chiến 0,25 tranh thế giới mới (nêu sự kiện HN Ianta, HN Xanphranxixcô) - Nêu nguyên tắc hoạt động (…), khẳng định: đặc biệt 4 nguyên tắc đầu tạo cơ sở rõ ràng, minh bạch, tạo cơ sở pháp lí để các tổ chức khác đề ra nguyên tắc 0,5 hoạt động. - Quy mô: không ngừng mở rộng thành viên (193 – 2012). Là diễn đàn toàn cầu lớn nhất, duy nhất của các quốc gia, dân tộc… LHQ là tổ chức có sự tham gia bình đẳng của tất cả các nước, dù lớn dù nhỏ, các chế độ chính trị khác nhau, 0,25 khác hẳn với hội quốc liên (là tổ chức của các nước lớn), các dân tộc đều có tiếng nói của mình trong các diễn đàn của tổ chức quốc tế lớn này - Thời gian tồn tại: Liên hợp quốc được thành lập để duy trì trật tự 2 cực Ianta 0,25 nhưng khi trật tự này sụp đổ, Liên hợp quốc không ngừng mở rộng, nâng cao vị thế…. - Hoạt động toàn diện: các chương trình của LHQ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực 0,5 an ninh – quân sự mà trên mọi lĩnh vực…thu được nhiều thành tựu (nêu khái quát vai trò, nhưng phải làm nổi bật được: Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới). Trong hoạt động của mình, tính hiệu lực của Liên hợp quốc ngày càng rõ nét, khác hẳn với Hội Quốc liên… Trong hơn 1 nửa TK tồn tại, Liên hợp quốc đã ngăn chặn được chiến tranh hạt nhân và nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ ba, duy trì hòa bình an ninh thế giới, thúc đẩy xu thế hợp tác.. => Khẳng định: Là thành công lớn trong quan hệ quốc tế. Câu 3 (2,0 điểm): Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước? Những yếu tố nào tác động đến việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? a. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước? 0,25 - Nêu tóm tắt hành trình.. - Điểm khác: + Về hướng đi và sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những người đi trước, hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương tây, đến nước Pháp.... + Về mục đích: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài, tổ chức lực lượng đánh Pháp theo con đường dân chủ tư sản, Nguyễn Ái Quốc đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình, mục đích là đi tìm đường cứu nước. + Về hành trình: để tìm chân lý cứu nước, Người đã trải qua một cuộc hành trình 1,0 lâu dài, qua nhiều nước ......vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. + Nguyễn Ái Quốc tiếp cận, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê – nin và đi theo con đường cách mạng vô sản b. Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc - Bối cảnh thời đại mới: Chủ nghĩa tư bản chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những mâu thuẫn trong lòng nó đang phát triển gay gắt...Cách mạng tháng Mười Nga thành công, mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại giải phóng 0,25 dân tộc”; làm cho phong trào công nhân ở các nước tư bản có quan hệ mật thiết với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Thời đại đầy biến động trên giúp NAQ nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn để xác định một con đường cứu nước đúng đắn. - Yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc: Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân VN đã diễn ra liên tục và anh dũng, đã đi theo nhiều con 0,25 đường cứu nước khác nhau nhưng đều không thành công, đặt ra yêu cầu bức thiết là tìm ra con đường cứu nước mới. - Trí tuệ và nhãn quan chính trị của NAQ: NAQ sinh ra và lớn lên khi đất nước đã biến thành thuộc địa, nhân dân chịu cảnh lầm than. Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước, nhưng NAQ không tán thành con đường cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới. Trong quá trình tìm đường cứu nước, NAQ đã tiến hành khảo sát ở nhiều quốc gia trên thế giới; rút ra nhiều kết luận quan trọng; phát hiện thấy trong Luận cương của Lê nin một phương hướng cứu nước mới, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản. Câu 4 (2,0 điểm): Có 2 nhận định sau đây về phong trào cách mạng 1936 – 1939. - Phong trào cách mạng 1936 – 1939 chỉ mang tính dân chủ. - Phong trào cách mạng 1936 – 1939 vừa mang tính dân chủ vừa mang tính dân tộc Trình bày suy nghĩ của em về các nhận định trên! - Khẳng định 2 nhận định trên: Khẳng định 1 là nhận định sai bởi vì phong trào này vừa mang tính dân tộc vừa mang tính dân chủ, tức là nhận định 2 là nhận định đúng. * Mang tính dân tộc vì: - Xác định nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu chiến lược, kẻ thù trước mắt – mục tiêu đấu tranh. Phong trào xác định nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến; giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày)-> PT 36 – 39 vẫn nằm trong quá trình vận động giải phóng dân tộc Việt Nam thời kì 1930 – 1945 được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Phong trào nhằm vào bọn phản động thuộc địa không thực hiện những chính sách tiến bộ của MTND Pháp – đây là một bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc. Chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc nên phong trào mang tính dân tộc. Về mục tiêu đấu tranh: Đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh đòi từ tay kẻ thù dân tộc. - Lực lượng cách mạng, lãnh đạo, quy mô. Lực lượng đông đảo từ quần chúng cơ bản (công nhân, nông dân) đến tầng lớp trên (tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ) và cả một bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương …trong Mặt trận TNNDPĐĐD (sau là MTDCĐD)… trong đó đông đảo nhất là lực lượng dân tộc (mà chủ yếu là cong nhân và nông dân); lãnh đạo là Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương; quy mô rộng lớn, cả trong và ngoài nước. - Thông qua phong trào, Đảng … xây dựng được một đạo quân chính trị - đó là lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau…. Phong trào đã chuẩn bị về lực lượng, trận địa để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc… * Tính dân chủ: - Nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu trước mắt: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc; lực lượng: công nông – cơ bản, nòng cốt, mang tính giai cấp; hình thức và phương pháp: công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp… đòi quyền lợi giai cấp…; kết quả: Pháp đã nới lỏng một số quyền lợi, hướng đến thực hiện quyền dân tộc. HS phải kết luận: Phong trào mang cả tính dân tộc và dân chủ trong đó tính dân chủ là điển hình. Nguyên nhân là do hoàn cảnh trong nước và ngoài nước và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương (không kết luận trừ điểm) Câu 5 (2,0 điểm): Phân tích bối cảnh lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nghĩa của nó. a. a. Bối cảnh lịch sử. - Tình hình thế giới: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 nước và ý đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu và tiến vào nước Đức. Quân Anh – Mĩ giải phóng nước Pháp, rồi tiếp tục tiến công vào Đức từ phía Tây. Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh phản công, giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Sau khi Mĩ chiếm lại Philippin, đường biển của Nhật đi xuống các căn cứ ở phía Nam bị cắt đứt, chỉ còn đường bộ duy nhất qua Đông Dương. Vì thế, Nhật cần độc chiếm Đông Dương bằng mọi giá. - Ở trong nước: + Kể từ sau HNTW 8 (5/1941), lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của CMVN ngày càng phát triển… là cơ sở quan trọng để phát động khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa sau này. + Trước tình thế quân đồng minh đang phản công quân Nhật khắp chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, thực dân Pháp ở Đông Dương đang có kế hoạch tiến hành đảo chính chiếm lại Đông Dương. Để trừ hậu hoạ bị đánh sau lưng và giữ Đông Dương làm cầu nối đi từ Trung Quốc xuống các căn cứ phía Nam, Nhật quyết định ra tay trước. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương, Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt biện pháp nhằm củng cố quyền thống trị của chúng ở Đông Dương. + Trong bối cảnh Nhật đảo chính Pháp, một trong những kẻ thù nguy hiểm của cách mạng Việt Nam là Pháp là bị lật đổ. Ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Từ Sơn (Bắc Ninh). Trên cơ sở đánh giá tình hình (..) và đề ra chủ trương mới. Ngày 12/3/1945, Ban TVTW Đảng ra Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính; thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”; chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện… a. b. Ý nghĩa - Thực chất của cao trào kháng Nhật cứu nước là một thời kì khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn. Cao trào kháng Nhật cứu nước thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Sự phát triển của CMVN trong cao trào kháng Nhật cứu nước làm cho kẻ thù của CMVN là phát xít Nhật suy yếu nhanh, thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa mau chóng chín muồi. Qua cao trò lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc (lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng trên phạm vi cả nước), là cơ sở quan trọng để Đảng phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi. - Cao trào đã lôi cuốn hàng triệu lượt quần chúng vào trận tuyến đấu tranh với những hình thức phong phú, quyết liệt; quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh đầy đủ và toàn diện nhất, trực tiếp nhất, cán bộ đảng viên nâng cao năng lực lãnh đạo, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan và khách quan cho một cuộc Tổng khởi nghĩa. - Là một cuộc tập dượt vĩ đại đẩy nhanh sự tích luỹ về lượng để dẫn tới bước nhảy vọt về chất khi thời cơ đến, là tiền đề để Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. HẾT NGƯỜI RA ĐỀ: ĐẶNG THU HÀ