Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi năng khiếu Lịch sử 10 lớp 10 Sử lần thứ nhất năm học 2019-2020, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương

6b32f6b73a1bd43313186c25a4385c79
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 6:26:42 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 19:50:08 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 314 | Lượt Download: 6 | File size: 0.527557 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 16/9/2019 ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ NHẤT MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Câu 1 (2,0 điểm): Từ thời cổ đại đã có quan niệm “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Viết một đoạn ngắn để trình bày quan điểm của em về khái niệm “Lịch sử” và tầm quan trọng của việc học Lịch sử. Câu 2 (2,0 điểm): Bằng những kiến thức đã học, hãy làm rõ chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc và kết quả thực hiện. Liên hệ với văn hóa Việt Nam thời hội nhập. Câu 3 (2,0 điểm): Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. Từ đó nêu suy nghĩ về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu 4 (2,0 điểm): Làm rõ cơ sở hình thành và biểu hiện của nền dân chủ cổ đại ở phương Tây? Phân tích tác động của thể chế chính trị đó đối với sự phát triển văn minh phương Tây. Câu 5 (2,0 điểm): Giải thích và chứng minh rằng: Nền văn hóa Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại phát triển cao và toàn diện. --------------------------Hết-------------------------- Họ và tên thí sinh: ……………………………………….Số báo danh……………… Chữ ký giám thị 1: ………………………Chữ ký giám thị 2:……………………….. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ NHẤT LỚP 10 SỬ Câu 1 2 Nội dung cần trình bày Điểm Từ thời cổ đại đã có quan niệm “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Viết một đoạn ngắn để trình bày quan điểm của em về khái niệm “Lịch sử” và tầm quan trọng của việc học Lịch sử. * Khái niệm “Lịch sử” - Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ / diễn ra trong quá khứ, gắn với con người và 0.5 xã hội loài người.... - Lịch sử còn được hiểu là một bộ môn khoa học xã hội tìm hiểu và dựng lại toàn bộ 0.5 những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ... 1.0 * Tầm quan trọng của việc học lịch sử ... + Học lịch sử giúp ta biết những gì diễn ra trong quá khứ, có tri thức phong phú... + Giúp rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và định hướng tương lai ... + Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh -> “Lịch sử là thầy dạy của của cuộc sống”. + Hiện nay, hiểu biết lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng của học sinh Việt Nam rất yếu kém -> học lịch sử để có tri thức toàn diện, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy làm rõ chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc và kết quả thực hiện. Liên hệ với văn hóa Việt Nam thời hội nhập. - Âm mưu: + Xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt, làm cho các thế hệ người Việt dần quên đi nguồn gốc, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc, quên đi thân phận của một dân tộc đang bị đô hộ, làm suy giảm đi ý chí chiến đấu của người dân Việt + Tạo điều kiện cho sự mở rộng tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa; thực hiện âm mưu biến nước ta trở thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, - Thủ đoạn: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho... - Kết quả: Không hoàn thành được mục tiêu đề ra. Nhân dân ta không bị đồng hóa; tiếng Việt vẫn được bảo tồn; các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì. Đồng thời, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực 0.5 0.5 0.5 của nền văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường và "Việt hóa" nó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người Việt … - Liên hệ: Học sinh có thể trình bày theo cách riêng, nhưng nêu được thời cơ và thách thức của Việt Nam, sự cần thiết phải chủ động hòa nhập nhưng không hòa tan, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... 3 4 0.5 Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. Từ đó nêu suy nghĩ về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. * Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền 0.25 - Hai Bà Trưng + Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời Bắc thuộc; lập vương triều mới với những chính sách tiến bộ... + Sau đó tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến anh dũng chống quân xâm lược Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ... (song thất bại) 0.25 - Lý Bí + Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Lương, khôi phục nền độc lập; xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc và bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta + Lãnh đạo cuộc kháng chiến anh dũng chống quân Lương xâm lược (dù thất bại nhưng đã khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta)... 0.5 - Khúc Thừa Dụ + Nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành quyền tự chủ + Cuộc khởi nghĩa do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo đã đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938. 0.5 - Ngô Quyền + Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược thắng lợi với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, để lại nhiều bài học quý về nghệ thuật quân sự... + Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. 0.5 * Suy nghĩ về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng, song phải nêu bật được ý: Cá nhân kiệt xuất giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, ở những bước ngoặt của lịch sử, họ có thể giữ vai trò quyết định... Làm rõ cơ sở hình thành và biểu hiện của nền dân chủ cổ đại ở phương Tây? Phân tích tác động của thể chế chính trị này đối với sự phát triển văn minh phương Tây. 5 * Cơ sở hình thành + Điều kiện tự nhiên: ven biển Địa Trung Hải, dân cư tập trung ở thành thị với những 0,25 mối giao lưu trên biển rộng mở, tư tưởng tự do, phóng khoáng… + Kinh tế: Ở phương Tây, ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai 0,25 trò chủ đạo. Các chủ nô, chủ xưởng muốn được tự do phát triển kinh tế nên không chấp nhận có vua mà cần một bộ máy chính quyền với quyền lực tập trung trong tay nhiều người. 0,25 + Xã hội: Uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc bị đánh bạt. Quyền lực xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này là cơ sở để hình thành thể chế dân chủ. 0.75 * Biểu hiện của nền dân chủ cổ đại: - Đứng đầu là Đại hội công dân, bầu ra các cơ quan và quyết định mọi công việc của nhà nước. - Người ta không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người thành Hội đồng 500 (có vai trò như Quốc hội), thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ), có nhiệm kì 1 năm và có thể bị bãi miễn nếu như không hoàn thành nhiệm vụ... - Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm họp một lần tại quảng trường được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn của quốc gia - Bản chất của nền dân chủ ở Phương Tây cổ đại là nền dân chủ chủ nô. 0,5 * Thể chế chính trị ảnh hưởng tới sự phát triển văn minh phương Tây: - Tạo bầu không khí tự do trong sản xuất, đem lại giá trị nhân văn và hiện thực cho nội dung văn hóa -> kinh tế hàng hóa phát triển, văn hóa phương Tây đạt được những thành tựu rực rỡ... - Tạo nên truyền thống dân chủ ở phương Tây (có ảnh hưởng tới ngày nay)... Giải thích và chứng minh rằng: Nền văn hóa Hi Lạp – Rôma thời cổ đại phát triển cao và toàn diện. * Nền văn hóa Hi Lạp – Rôma cổ đại phát triển cao và toàn diện vì - Ra đời muộn hơn văn hóa phương Đông hàng nghìn năm nên tiếp thu, kế thừa những thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại… - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự giao lưu văn hoá (biển là cầu nối giữa các vùng) - Ra đời và phát triển dựa trên nền tảng sự phát triển cao của kĩ thuật (đồ sắt), của kinh tế công thương và thể chế dân chủ chủ nô ... * Chứng minh - Lịch và chữ viết: Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời (phép tính lịch của người Rô-ma rất gần với những hiểu biết ngày nay, là cơ sở để tính lịch ngày nay); sọ sáng tạo hệ chữ cái Rô-ma (ban đầu có 20 chữ sau thành 26 chữ) và số La Mã… đó là những cống hiến lớn lao đối với lịch sử nhân loại - Khoa học: Đến thời kì Hi Lạp – Rôma những hiểu biết khoa học mới trở thành khoa học thực sự. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 + Về toán học, người Hi Lạp đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, xuất hiện nhiều định lý, định đề có giá trị khái quát hóa cao – gắn với những nhà toán học nổi tiếng (Định lý Ta-lét, định lý Pitago, tiên đề Ơcơlit…). + Văn học: phát triển rực rỡ với các thể loại trường ca, sử thi (tiêu biểu là Hô-me với Iliat và Ôđixê), tuy nhiên hướng phát triển chủ yếu là kịch…(khác phương Đông trước Hi Lạp cổ đại chỉ có văn học dân gian) + Nghệ thuật: để lại nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ (đền Pác-tênông, đấu trường Rô-ma, tượng thần Atêna, tượng thần Vệ nữ Milô…). Nếu học sinh nêu được thêm thành tựu về Lịch sử và Địa lý có thể cho điểm khuyến khích, tuy nhiên không vượt quá số điểm của câu Người ra đề: Nguyễn Thị Nga 0.25 0.25 0.25