Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi năng khiếu Lịch sử 10 lớp 10 Sử lần 2 năm học 2019-2020, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương

875726cf34744d6efd3cbd330a38f39c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 6:27:11 | Được cập nhật: 2 tháng 4 lúc 16:49:37 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 284 | Lượt Download: 4 | File size: 0.501231 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LỚP: 10 SỬ NGUYỄN TRÃI Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 21/10/2019 A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo các tiêu chí: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội. Qua đó nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển của các quốc gia thời cổ đại và liên hệ với ngày nay. Câu 2 (2,0 điểm) Nêu những hiểu biết cơ bản về Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến? Theo em, Nho giáo đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc thời kì này như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm) Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ từ khi nhà nước cổ đại ra đời cho đến khi bị thực dân phương Tây xâm lược. Từ đó rút ra nhận xét tổng quát về Ấn Độ thời phong kiến. B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (4.0 điểm) Câu 4 (2.0 điểm) Em hiểu như thế nào về thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam? Hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? Câu 5 (2.0 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét? --------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. ĐÁP ÁN 10SỬ Điểm Câu Câu 1 Nội dung trả lời * Lập bảng (2điểm) Tiêu chí Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Điều kiện tự nhiên - Ra đời ở lưu vực các dòng sông lớn, đồng bằng rộng, đất màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi, khí hậu nhiệt đới… - Ra đời ở bờ bắc Địa Trung Hải gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, nhiều đồng bằng sinh sống thuận lợi, khí hậu ấm áp… - Nông nghiệp là chủ đạo - Nông nghiệp không phát triển Kinh tế - Ngoài ra còn có thủ công nghiệp và thương nghiệp… - Thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát đạt… Thể chế chính trị - Quân chủ chuyên chế Cơ cấu xã hội - 3 tầng lớp (quý tộc, nông dân - 3 tầng lớp (chủ nô, bình dân, tự do, nô lệ) nô lệ) 0.25 0.25 - Dân chủ chủ nô 0.25 - Nông dân đông nhất, là lực - Nô lệ chiếm số lượng lớn, là lượng sản xuất chủ yếu… lực lượng sản xuất chủ yếu (xã hội chiếm nô). 0.5 * Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển của các quốc gia thời cổ đại và liên hệ với ngày nay. - Trong buổi bình minh của lịch sử, điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng thậm chí quyết định đến sự phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (phân tích) Câu 2 (2 điểm) 0.5 - Ngày nay, điều kiện tự nhiên vẫn là nhân tố quan trọng, song nhìn chung không đóng vai trò quyết định, mà quyết định sự phát triển của các quốc gia là các nhân tố khác như con người, khoa học kĩ thuật … (dẫn chứng) 0.25 * Hiểu biết cơ bản về Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến: 1,0đ - Hoàn cảnh ra đời: 0.25 + Người sáng lập: Khổng Tử (551 – 479 TCN), tên thật là Khâu, tự là Trọng Ni, là người nước Lỗ, có học vấn uyên bác, được mọi người bấy giờ gọi là “ông Thánh”…. + Trên cơ sở của việc chỉnh lí lại những sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc…Khổng Tử đã dần dần sáng lập ra một học thuyết gọi là Nho gia. Sau này, trong quá trình phát triển, Nho gia thịnh hành, người ta xây văn miếu, tạc tượng Khổng Tử để thờ nên học thuyết này dần trở thành một tôn giáo, được gọi là Nho giáo… - Nội dung cơ bản của Nho giáo: chú trọng việc giáo dục đạo đức cho người quân tử, bao gồm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng. Trong đó, chữ nhân là cơ bản, là cái gốc. Nho giáo chủ trương dùng lễ trị, đức trị, nêu ra thuyết chính danh định phận để duy trì trật tự xã hội phong kiến gồm có quân tử và tiểu nhân. - Quá trình phát triển: Nho giáo không được sử dụng vào thời của Khổng Tử, cũng không được trọng dụng dưới thời Tần và đầu Hán. Bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, Nho giáo mới được đưa lên vị trí độc tôn và trở thành công cụ của giai cấp thống trị trong việc ổn định và duy trì trật tự xã hội phong kiến…. 0.25 * Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Trung Quốc phong kiến: 1,0đ - Tích cực: là hệ tư tưởng chủ đạo chi phối mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trung Quốc thời phong kiến, được coi là công cụ sắc bén của giai cấp phong kiến, là cơ sở lý luận cho sự tồn tại của chế độ phong kiến, giúp duy trì trật tự, ổn định xã hội, giáo dục con người sống theo các chuẩn mực đạo đức, tạo nên đặc trưng tính cách của người Trung Hoa và văn hóa Trung Quốc…. 0,5 - Tiêu cực: thủ tiêu đấu tranh giai cấp và sự tiến bộ xã hội, đề cao giáo dục đạo đức, nhưng lại không chú trọng đến khoa học, kỹ thuật; tư tưởng “dĩ nông vi bản” đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa… Càng về sau, Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trở thành vật cản cho những tiến bộ kinh tế, xã hội của Trung Quốc… Câu 3 (2 điểm) 0.5 a. Vẽ sơ đồ tia theo các mốc thời gian sau: 0,5 0,5 - 1500 năm TCN: các tiểu quốc đầu tiên ra đời ở Đông Bắc Ấn Độ -500 năm TCN: quốc gia Magađa lớn mạnh hơn cả thống nhất miền bắc Ấn Độ -III TCN: Asoca xây dựng đất nước hùng cường, thống nhất bán đảo Ấn Độ (trừ Panđya), truyền bá đạo Phật ra khắp đất nước Ấn Độ -Cuối thế IIITCNIV: chia rẽ, loạn lạc - IV->VII: Vương triều Gup-ta (319-467), hậu Gup-ta (407-606) và Hác-sa (606-647) đã định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ - VII->XII: thời kỳ chia rẽ, phân tán nhưng văn hóa Ấn Độ vẫn phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài - Từ 1206 ->1526: Vương triều Hồi giáo Đê-li thi hành chính sách áp bức dân 1,5 tộc, du nhập đạo Hồi, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông-Tây - Từ 1526 đến 1707: Vương triều Mô-gôn củng cố đất nước theo hướng Ấn Độ hóa, đặc biệt vua A-cơ-ba đã thi hành chính sách hòa hợp dân tộc - Cuối thế kỉ XVII: Ấn Độ khủng hoảng, bị thực dân Bồ Đào Nha xâm lược b. Nhận xét về Ấn Độ thời phong kiến (mỗi ý 0,25đ) - Chính trị: + Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến là lịch sử đấu tranh giữa thống nhất và phân tán. + Có vương triều do PK Ấn Độ thành lập, có vương triều ngoại tộc + Ít khi thống nhất, chỉ tương đối thống nhất ở vương triều Hồi giáo Đê-li và Mô-gôn - Xã hội: + tồn tại nhiều mâu thuẫn sâu sắc: sắc tộc, đẳng cấp, tôn giáo + Thường bị ngoại tộc tấn công và có nhiều phong trào đấu tranh chống giai cấp thống trị làm suy yếu chính quyền PK - Văn hóa: + Đạt nhiều thành tựu trên tất cả các mặt, mỗi miền đều phát triển những nét văn hóa đặc sắc + Là trung tâm văn minh của nhân loại, văn hóa có ảnh hưởng rộng khắp, đặc biệt là KV ĐNÁ Câu 4 (2 điểm)  Hiểu thế nào về thời kỳ Bắc thuộc: 0.5đ  Đây là một khái niệm để chỉ một giai đoạn lịch sử mà các triều đại 0.25 phong kiến phương Bắc xâm lược và thống trị nước ta, kéo dài từ 179 TCCN đến năm 905. Các triều đại nối tiếp nhau cầm quyền và thống trị Âu Lạc nhưng đều chung một âm mưu, mục đích: biến Âu Lạc thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.  Trong suốt nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều chính sách cai trị về chính trị (chia nước ta thành các 0.25 quận, huyện, cử người sang cai trị…), về kinh tế (bóc lột nhân dân, cướp đất, bắt cống nạp…), về văn hóa, xã hội (chính sách đồng hóa, thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh....)  Hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc: 1.5đ  Đây là một thời kỳ đen tối, để lại nhiều hệ lụy cho dân tộc ta, kéo lùi sự 0.5 phát triển của dân tộc đến hàng thế kỷ.  Nhưng bằng sức sống mãnh liệt, tinh thần đấu tranh quật cường, bản 0.25 lĩnh không chịu khuất phục, sự tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc những yếu Câu 5 (2 điểm) tố từ bên ngoài, ta đã tạo nên những chuyển biến to lớn về các mặt: 0.25  Về kinh tế: tiếp thu những thành quả về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất…  Về văn hóa: tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo các yếu tố tích 0.25 cực của văn hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự, phong tục tập quán…  Về xã hội: mâu thuẫn dân tộc gay gắt => nhân dân ta không ngừng 0.25 đấu tranh giành lại độc lập và tự chủ….Đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc…. *Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành độc lập 0,5 Thời gian Tên cuộc đấu tranh Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 100,137.144 Khởi nghĩa của ND Nhật Nam 157 Khởi nghĩa của ND Cửu Chân 178-181 Liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân 3 quận Giao Chi , Cừu Chân , Nhật Nam. 248 Khởi nghĩa Bà Triệu 542 Khởi nghĩa Lý Bí ( đưa tới sự thành lập nhà nước Vạn Xuân) 687 Khởi nghĩa Đinh Kiến , Lý Tự Tiên 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 776-791 Khởi nghĩa Phùng Hưng 819-820 Khởi nghĩa Dương Thanh 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ , dựng nền tự chủ cho dân tộc 938 Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền * Nhận xét ( đặc điểm ) - Nguyên nhân: +Do chính sách áp bức, bóc lột và đồng hóa của chính quyền PK phương Bắc … mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ là mâu thuẫn lớn nhất và ngày càng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đấu tranh. 0,5 + ND ta có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất và ý thức khôi phục độc lập tự chủ .. + Ta mất nước mà ko mất làng. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập… - Thời gian : Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục , với tính chất ngày càng quyết liệt - Mục tiêu : lật đổ chính quyền đô hộ, giành độc lập tự chủ . - Lãnh đạo: chủ yếu là quý tộc bản địa , hào trưởng địa phương (d/c: Hai Bà Trưng là con gái của Lạc tướng, Mê Linh, Lý Bí là hào trưởng Thái Bình – bất bình trước chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương, ông từ quan về dấy binh 0,5 khởi nghĩa , Khúc Thừa Dụ là hào trưởng đất Ninh Giang , Phùng Hưng và Ngô Quyền thuộc dòng dõi hào trưởng Đường Lâm)… - Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân (quí tộc bản địa , hào trưởng , nông dân , kể cả binh lính người Việt trong chính quyền đô hộ và quân lính của các quốc gia như Champa , Chân Lạp, Kim Lân (Malaixia), từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ)  Mang tính toàn dân sâu sắc . - Quy mô: Mở rộng khắp cả ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (có cuộc khởi nghĩa còn lan sang cả Hợp Phố) - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang. - Kết quả – ý nghĩa:  Lúc đầu các cuộc đấu tranh thường bị đàn áp và thất bại nhưng nếu có cuộc khởi nghĩa nào lật đổ được chính quyền đô hộ thì người lãnh đạo ngay lập tức xây dựng bộ máy chính quyền tự chủ hoặc xưng vương, đặt quốc hiệu, xác định kinh đô  chứng tỏ tinh thần dân tộc , độc lập , tự chủ của nhân dân ta.  Cuối cùng, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã giành được thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa của KTD và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của lịch sử DT…  Các cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc và sức sống mãnh liệt, góp phần bồi dưỡng truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của DT. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý … 0,5