Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử 12 năm học 2018-2019, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình (Mã đề 003)..

5d09df52ba245338cb3cddfe4266dcb0
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 13:25:12 | Được cập nhật: hôm qua lúc 15:47:55 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 146 | Lượt Download: 0 | File size: 0.086016 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

(Đề thi gồm có 4 trang)

BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4

NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 003

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:.................................. …

Số báo danh: ......................................

Câu 1: Ông là vị đại tướng duy nhất trong lịch sử nhân loại không được đào tạo tại bất kì trường quân sự nào, người duy nhất trên thế giới đánh bại cả Mĩ lẫn Pháp; là vị tướng có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử thế giới, là một thiên tài quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông là ai?

A. Nguyễn Chí Thanh B. Hoàng Văn Thái C. Lê Đức Anh D. Võ Nguyên Giáp

Câu 2: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967) viết tắt theo tiếng Anh là:

A. APEC B. ASEM C. AFTA D. ASEAN

Câu 3: Đặc điểm của phong trào Cần Vương ở nước ta cuối thế kỉ XIX là phong trào yêu nước

A. theo khuynh hướng dân chủ tư sản B. theo khuynh hướng vô sản

C. theo xu hướng bạo động D. theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

Câu 4: Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội (1976) đã quyết định tên nước ta là

A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C. Cộng hòa miền Nam Việt Nam D. Việt Nam Cộng hòa

Câu 5: Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã

A. phát động quần chúng chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa.

B. thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc

C. triệu tập Đại hội quốc dân Tân Trào

D. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng

Câu 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã…….

A. đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp

B. giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.

C. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến ở nông thôn

D. để lại nhiều bài học cho cách Cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 7: Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, đế quốc nào liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam?

A. Anh B. Đức C. Nhật D.

Câu 8: Tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ:

A. xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít

B. quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C. xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít

D. mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình.

Câu 9: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mĩ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày tháng 3/1947.

B. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava tháng 5/1955.

C. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 4/1949.

D. Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” tháng 6/1947.

Câu 10: Nhận xét nào dưới đây là ý nghĩa của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản (cuối năm 1929) ở nước ta ?

A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân ta

B. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới

Câu 11: Nguyên nhân chung dẫn tới quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930?

A. Do không nêu được cương lĩnh rõ ràng nhất quán, không lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia.

B. Do giai cấp tư sản Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép nên kinh tế phát triển chậm, chính trị không kiên định, không có tinh thần đấu tranh triệt để.

C. Do quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.

D. Do hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã suy yếu, không còn hấp dẫn như trước.

Câu 12: Tại mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì gây cho quân Pháp nhiều khó khăn?

A. “Vườn không nhà trống” B. “Đánh nhanh thắng nhanh”

C. “Chinh phục từng gói nhỏ” D. “Thủ hiểm”

Câu 13: Ai là người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Các Mác B. Ph.Ăng-ghen C. Lê-nin D. V.Putin

Câu 14: Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định, do:

A. tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh mới, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

B. việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp.

C. sự suy thoái nền kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chống chất.

D. những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước Châu Phi và Trung Á.

Câu 15: Năm 2019, nhà nước ta kỉ niệm bao nhiêu năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”?

A. 55 năm B. 60 năm C. 50 năm D. 65 năm

Câu 16: Nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” mà Bộ Chính trị Trung ương Đảng cách mạng nước ta đề ra là sau thắng lợi của

A. chiến dịch đường 14- Phước Long (cuối năm 1974- đầu năm 1975)

B. chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975)

C. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)

D. chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) và chiến dịch Huế- Đà Nẵng (3-1975)

Câu 17: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng nước ta là

A. giải phóng dân tộc B. đòi tự do, dân sinh, dân chủ

C. giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày D. chống bọn phản động thuộc địa và tay sai

Câu 18: Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương mà thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) là gì?

A. Phát hành tiền giấy B. Tăng thuế C. Tăng vốn đầu tư D. Cho vay lãi

Câu 19: Chính Đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời năm 1930 có tên gọi là:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Đảng Cộng sản Đông Dương

C. An Nam Cộng sản Đảng D. Đảng Lao động Việt Nam

Câu 20: Sự kiện nào dưới đây mở đầu kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta?

A. Ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

B. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

C. Ngày 6-1-1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc)

D. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 21: Trong công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 22-12-1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập

A. Đội Việt Nam cứu quốc quân. B. Quân đội Quốc gia Việt Nam

C. Việt Nam Giải phóng quân. D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 22: Từ tháng 9-1977, quốc gia nào ở Đông Nam Á là thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Xingapo B. Thái Lan C. Việt Nam D. Malaixia

Câu 23: Tại sao sau gần 40 năm (1858- 1896) thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên đất nước ta?

A. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.

B. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược.

C. Lực lượng quân triều đình nhà Nguyễn quá mạnh và luôn kiên quyết chống Pháp .

D. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các nước đế quốc khác.

Câu 24: Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của Nga là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự

A. viện trợ về kinh tế B. ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế

C. ủng hộ về chính trị D. hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Câu 25: Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam nhằm

A. biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp

B. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

C. giúp nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến

D. truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam

Câu 26: Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?

A. Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế với những chiến lược phát triển khác nhau.

B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

C. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện, hòa dịu.

D. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

Câu 27: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược

A. “Chiến tranh đặc biệt” B. “Chiến tranh cục bộ”

C. “Việt Nam hóa chiến tranh” D. “Đông Dương hóa chiến tranh”

Câu 28: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là

A. trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

B. liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. coi trọng quan hệ với Tây Âu.

D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

Câu 29: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của

A. thực dân Pháp B. quân phiệt Nhật Bản

C. đế quốc Mĩ D. phát xít Đức

Câu 30: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) của quân và dân miền Nam Việt Nam (tháng 8/1965) chính tỏ điều gì?

A. Đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

B. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

C. Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

D. Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Câu 31: Trong công cuộc xây dựng đất nước, cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành

A. trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

B. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

C. một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

D. siêu cường tài chính số một thế giới.

Câu 32: Điểm khác biệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là:

A. được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

B. nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta

D. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

Câu 33: Đây là loại máy bay ném bom hiện đại nhất mà Mĩ đã sử dụng để tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)

A. F111 B. F105 C. B52 D. A6

Câu 34: Từ những năm 60-70 (của thế kỉ XX), nhóm năm nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế nào?

A. Chiến lược kinh tế hướng nội

B. Chiến lược phát triển bền vững

C. Chiến lược kinh tế hướng ngoại

D. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

Câu 35: Sau ngày 2-9-1945, khó khăn nào là lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Giặc đói B. Giặc ngoại xâm C. Giặc dốt D. Nội phản

Câu 36: Nhằm giải quyết tình trạng trống rỗng về ngân sách sau Cách mạng tháng 8/1945, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào

A. “Tuần lễ vàng” B. “Xoá nạn mù chữ” C. “Tăng gia sản xuất” D. “Ngày đồng tâm”

Câu 37: Từ tháng 9-1930, trung tâm của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 diễn ra chủ yếu ở đâu?

A. Tiền Hải- Thái Bình B. Nghệ An và Hà Tĩnh

C. Trên cả nước D. Nam Kì

Câu 38: Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hội nghị Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam cam kết tôn trọng là:

A. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

C. Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

D. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 39: Điểm chung của các nước Tây Âu, Nhật Bản và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Đều chịu hậu quả hết sức nặng nề của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Đều nằm trong phe Đồng minh chống Phát xít

Câu 40: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng nào là chủ yếu?

A. Quân đội tay sai B. “Cố vấn” Mĩ

C. Quân Mĩ D. Quân đồng minh của Mĩ

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 003