Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Địa lí 12 năm học 2018-2019, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình (Mã đề 004).

180f7c6c5eae2b9cfeccd6d2eff069ee
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 12:56:44 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 20:24:57 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 114 | Lượt Download: 0 | File size: 0.223232 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 NĂM HỌC 2018-2019

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.

------------------------------

Mã đề thi 004

Họ, tên thí sinh: ............................................................................................................................................

Số báo danh: ...................................................................................................................................................

Chọn đáp án đúng nhất trả lời các câu hỏi sau:

C©u 1 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 21, khu vực nào ở nước ta có hoạt động công nghiệp theo lãnh thổ tập trung cao nhất?

A.

Đồng bằng sông Hồng.

B.

Đông Nam Bộ.

C.

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

D.

Đồng bằng sông Cửu Long.

C©u 2 :

Đặc điểm về nguồn lao động nước ta:

A.

Chất lượng lao động cao.

B.

Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật đông.

C.

Phân bố lao động đồng đều giữa các vùng.

D.

Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

C©u 3 :

Dựa vào át lát Việt Nam trang 13 cho biết: Lát cắt AB từ Sơn Nguyên Đồng Văn đến của sông Thái Bình dài khoảng bao nhiêu km và cắt qua các dãy núi cánh cung nào?

A.

Dài khoảng 330 km, cắt qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn.

B.

Dài khoảng 300 km, cắt qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn.

C.

Dài khoảng 360 km, cắt qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn.

D.

Dài khoảng 330 km, cắt qua cánh cung Bắc Sơn, Đông Triều.

C©u 4 :

Ngành kinh tế biển nào sau đây không xuất hiện ở Trung du miền núi Bắc Bộ?

A.

Khai thác dầu khí.

B.

Khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản.

C.

Giao thông vận tải biển.

D.

Du lịch biển - đảo.

C©u 5 :

Dựa vào át lát trang 23 (Giao thông) cho biết đường số 6 nối các tỉnh, thành phố nào nào của nước ta?

A.

Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

B.

Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

C.

Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

D.

Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

C©u 6 :

Trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là:

A.

Cây ăn quả.

B.

Cây lương thực.

C.

Cây rau đậu

D.

Cây công nghiệp.

C©u 7 :

Tỉnh nào của Tây Nguyên được coi là ngã ba Đông Dương?

A.

Đắc Lắc.

B.

Kon Tum.

C.

Đắc Nông.

D.

Lâm Đồng.

C©u 8 :

Cho bảng số liệu: Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014.

( Đơn vị: triệu USD )

Năm

Giá trị xuất khẩu

Giá trị nhập khẩu

2000

14482,7

15636,5

2005

32447,1

36761,1

2010

72236,7

84838,6

2014

150217,1

147849,1

Để thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 ta vẽ loại biểu đồ nào?

A.

Biểu đồ miền.

B.

Biểu đồ đường.

C.

Biều đồ cột.

D.

Biểu đồ tròn.

C©u 9 :

Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là:

A.

Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

B.

Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

C.

Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

D.

Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C©u 10 :

Nhận xét nào không đúng về đặc điểm tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A.

Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.

B.

Có đầy đủ 3 vành đai sinh vật theo độ cao.

C.

Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

D.

Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C©u 11 :

Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

A.

Nguốn vốn.

B.

Thủy lợi.

C.

Nguồn lao động.

D.

Thị trường.

C©u 12 :

Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta ?

A.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016.

B.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được kí kết.

C.

Việt Nam gia nhập Asean tháng 7 năm 1995.

D.

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới(WTO) năm 2007.

C©u 13 :

Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

A.

Đông Bắc.      

B.

Tây Bắc.

C.

Trường Sơn Bắc.      

D.

Trường Sơn Nam.

C©u 14 :

Cho biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014. (Đơn vị %)

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

A.

Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất.

B.

Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.

C.

Dịch vụ nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.

D.

Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm.

C©u 15 :

Căn cứ át lát Việt Nam trang 19, tính toán và cho biết năng suất lúa của nước ta năm 2000, 2007.

A.

42,4 tạ /ha và 49,9 tạ/ha.

B.

40 tạ /ha và 50 tạ/ha.

C.

4,24 tạ /ha và 4,99 tạ/ha.

D.

4 tạ /ha và 5 tạ/ha.

C©u 16 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13 em hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ:

A.

Vườn quốc gia Bái Tử Long.

B.

Vườn quốc gia Hoàng Liên.

C.

Vườn quốc gia Tam Đảo.

D.

Vườn quốc gia Ba Bể.

C©u 17 :

Dựa vào át lát Việt Nam trang 11, bằng hiểu biết của mình cho biết : Đất xám trên phù sa cổ phân bố chủ yếu ở vùng

A.

Đồng bằng sông Hồng.

B.

Đông Nam Bộ.

C.

Tây Nguyên.

D.

Trung du miền núi Bắc Bộ.

C©u 18 :

Vùng biển nào của nước ta mà ở đó Nhà nước thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ phần đất liền?

A.

Vùng nội thủy.

B.

Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C.

Vùng lãnh hải.

D.

Vùng đặc quyển kinh tế.

C©u 19 :

Khó khăn lớn về điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là:

A.

Mùa khô kéo dài.

B.

Đất bị bạc màu.

C.

Địa hình thấp.

D.

Ít khoáng sản.

C©u 20 :

Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đông lần lượt là các cánh cung:

A.

Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.

B.

Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều.

C.

Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

D.

Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.

C©u 21 :

Ý nào dưới đây không đúng về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

A.

Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.

B.

Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước.

C.

Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.

D.

Lãnh thổ phân hóa thành hai tiểu vùng.

C©u 22 :

Các huyện đảo Vân Đồn, Cồn Cỏ, Trường Sa, Phú Quốc lần lượt thuộc các tỉnh nào?

A.

Quảng Ninh, Quảng Trị, Kiên Giang, Khánh Hòa.

B.

Quảng Ninh, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận.

C.

Quảng Ninh, Quảng Trị, Khánh Hòa, Kiên Giang.

D.

Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kiên Giang.

C©u 23 :

Các quốc gia Đông Nam Á nằm trên bán đảo Trung Ấn là:

A.

Xingapo, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia.

B.

Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia.

C.

Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Miama.

D.

Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

C©u 24 :

Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là :

A.

Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B.

Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.

C.

Tất cả các tỉnh đều giáp biển.

D.

Vùng trung du trải dài.

C©u 25 :

Ở Tây Nguyên bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới, còn trồng được cây có nguồn gốc cận nhiệt là do:

A.

Có khí hậu cận nhiệt đới mát mẻ.

B.

Có các cao nguyên với mặt bằng rộng lớn.

C.

Có khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô.

D.

Do ảnh hưởng của độ cao địa hình.

C©u 26 :

Thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến ở nước ta là:

A.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

B.

Thị trường xuất khẩu mở rộng và nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

C.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp chế biến.

D.

Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C©u 27 :

Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển nền kinh tế mở vì:

A.

Giáp nước bạn Lào.

B.

Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.

C.

Có quốc lộ 1 chạy qua.

D.

Giáp vùng Tây Nguyên rộng lớn giàu nguồn nguyên liệu.

C©u 28 :

So với các nước trong khu vực và trên thế giới dân số nước ta thuộc loại:

A.

Đông dân.

B.

Trung bình.

C.

Rất đông.

D.

Khá đông dân.

C©u 29 :

Quốc gia Đông Nam Á nào chưa gia nhập Asean?

A.

Campuchia.

B.

Đông ti mo.

C.

Lào.

D.

Brunây.

C©u 30 :

Trong các hướng giải quyết cơ sơ năng lượng , hướng nào không phải là nguồn năng lượng nội vùng Đông Nam Bộ?

A.

Sử dụng điện từ đường dây 500 kV.

B.

Phát triển điện tuốc bin khí.

C.

Xây dựng nhà máy thủy điện.

D.

Xây dụng nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.

C©u 31 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, các tỉnh của nước ta có cửa khẩu quốc tế giáp với Trung Quốc là:

A.

Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

B.

Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa.

C.

Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

D.

Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

C©u 32 :

Đặc điểm không đúng về sự hoạt động của bão ở nước ta?

A.

Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.

B.

Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

C.

Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng IX, X, VIII.

D.

Bão đổ bộ vào miền Nam có cường độ mạnh nhất.

C©u 33 :

Di sản văn hóa phi vật thể thế giới của nước ta là:

A.

Phố cổ Hội An.

B.

Di tích Mỹ Sơn.

C.

Cố đô Huế.

D.

Cồng chiêng Tây Nguyên.

C©u 34 :

Tuyến đường có vai trò quan trọng, được coi là tuyến xương sống trong hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta là:

A.

Các tuyến đường ngang.

B.

Quốc lộ 1.

C.

Đường sắt Thống Nhất.

D.

Đường Hồ Chí Minh.

C©u 35 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam cho biết: Phần lớn biên giới trên đất liền của nước ta năm trong vùng

A.

cao nguyên.

B.

đồng bằng.

C.

gò đồi thấp.

D.

đồi núi.

C©u 36 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 hãy cho biết: Trong các hệ thống sông của nước ta dưới đây, hệ thống sông nào không bồi đắp phù sa cho đồng bằng của nước ta?

A.

Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang.

B.

Hệ thống sông Mã.

C.

Hệ thống sông Hồng.

D.

Hệ thống sông Thu Bồn.

C©u 37 :

Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do:

A.

Diện tích trồng lúa lớn.

B.

Người dân có kinh nghiệm.

C.

Tăng vụ.

D.

Thâm canh.

C©u 38 :

"Lập lòe trời chớp Vũng Rô

Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài".

Câu ca dao dự báo thời tiết về vùng đất "Hoa vàng cỏ xanh". Dựa vào át lát trang 28, bằng hiểu biết của mình cho biết Vũng Rô, Hòn Yến, Chóp Chài là những địa danh thuộc tỉnh nào?

A.

Bình Định.

B.

Ninh Thuận.

C.

Khành Hòa.

D.

Phú Yên.

C©u 39 :

Nhận định chưa chính xác về đặc điểm địa hình nước ta?

A.

Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

B.

Địa hình ít chịu tác động của con người.

C.

Cấu trúc địa hình đa dạng.

D.

Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

C©u 40 :

Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010.

B.

Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.

C.

Tình hình phát triển ngành thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010.

D.

Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.

------------------HẾT----------------

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o)

M«n : Khao sat dia 12 - lan 4 (18-19)

§Ò sè 004

01

28

02

29

03

30

04

31

05

32

06

33

07

34

08

35

09

36

10

37

11

38

12

39

13

40

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Trang 6/4- mã đề 004