Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Văn 8 huyện Văn Lãng năm 2016-2017

b4d682fb1cf5d9c89d3e340ecca3c9de
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 9 2021 lúc 18:00:22 | Được cập nhật: hôm qua lúc 0:21:08 | IP: 14.243.135.15 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 412 | Lượt Download: 8 | File size: 0.0896 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN VĂN LÃNG PHÒNG GD&ĐT VĂN LÃNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I - Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: - Nghị luận một vấn đề trong cuộc sống: Sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trước những hành động của kẻ xấu trong xã hội. - Vận dụng kiến thức của văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội và văn nghị luận văn học của kiểu văn nghị luận giả thích và chứng minh. 3. Thái độ: Giáo dục lòng hướng thiện, đồng cảm với những số phận bất hạnh, biết giúp đỡ người khác và thể hiện thái độ căm phẫn trước cái ác. II - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III - Ma trận đề Mức độ Vận dụng Nhận Thông Cộng biết hiểu Thấp Cao Chủ đề Nghị luận xã Nghị luận một vấn hội đề trong cuộc sống: Sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trước những hành động của kẻ xấu trong xã hội Số câu: 1 1 Số điểm: 8 8 % 40 40 Nghị luận Vận dụng kiến thức văn học của văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam Số câu: 1 1 Số điểm: 12 12 % 60 60 Tổng Số câu: 1 1 2 Số điểm: 12 8 20 % 60 40 100 UBND HUYỆN VĂN LÃNG PHÒNG GD&ĐT VĂN LÃNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu/01 trang Câu 1 (8 điểm): M. Luther King - nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi giữa thế kỉ thứ XX đã nói: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em qua câu nói trên? Câu 2 (12 điểm): Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. -------------------- Hết -------------------Họ và tên: ................................................................................................................., Lớp ................ Số báo danh: ...................................................... UBND HUYỆN VĂN LÃNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ O Câu Câu 1 (8 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016 -2017 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm 02 câu/02 trang) Nội dung Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng thực tiễn cuộc sống để giải thích và có dẫn chứng một số câu chuyện thực tế nhằm chứng minh rõ nhận định. Bài văn phải có bố cục mạch lạc, chặt chẽ. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các phần cơ bản sau đây: * Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Dẫn câu nói của M. Luther King. * Thân bài: - Giải thích các từ ngữ của và ý nghĩa của câu nói: + “Xót xa” là một trạng thái mà con người cảm thấy bất lực, muốn khóc nhưng nước mắt chẳng chảy, muốn có một hành động nào đó để xoa dịu nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu trước một sự kiện hay một hành động của ai đó. + “Người xấu” là những thế lực đen tối, gian ác đang hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người. Bất kể trong xã hội nào cũng đều có kẻ ác. + “Người tốt” là những người có lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn, việc họ làm luôn nghe theo sự mách bảo của lương tâm, là người luôn có trách nhiệm trong hành động cũng như lời nói của mình. + “Sự im lặng đáng sợ của người tốt” đối với lời nói và hành động của kẻ xấu là một lối sống vô cảm, thiếu sự quan tâm với những người xung quanh của một số người trong xã hội. - Nguyên nhân về sự im lặng của người tốt: + Họ im lặng vì cảm thấy cô độc khi thực hiện việc nghĩa mà không có được sự đồng cảm hay ủng hộ của số đông, sợ bị số đông chế nhạo. + Họ im lặng để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của bản thân và vì sợ chính mình phải chịu tổn thất nặng nề. + Họ im lặng vì sự bất lực của bản thân trước mặt bằng chung của xã hội. + Vì họ mất niềm tin vào công lý mà những người thực hiện công lý dựa theo tiêu chuẩn của đồng tiền. - Hậu quả: + Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. + Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta Điểm 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. - Giải pháp để không còn sự im lặng của người tốt đối với những hành động của kẻ xấu: + Kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân hãy đứng lên để bênh vực sự thiện, đừng vì những nỗi sợ, lo âu mà để cho sự ác hoành hành. + Những nhà chức trách, những nhà quản lý hãy mạnh tay với những kẻ xấu, đừng để thế lực của đồng tiền lấn át tiếng nói của lương tâm. - Lật lại vấn đề câu nói trên: Xã hội nước ta hiện nay vẫn có nhiều tấm gương dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, không thờ ơ với những cái ác trong cuộc sống. * Kết bài: - Khẳng định câu nói không chỉ đúng với cuộc sống đương thời mà M. Luther King đã sống mà còn hiển hiện ngay trong xã hội hiện đại ngày nay. - Chúng ta không bi quan hay an phận với cuộc sống hiện tại. Ngược lại, hãy luôn ý thức sự cao quý của con người là “bản tính thiện”, hãy mạnh dạn đứng lên, để cho bản năng “thiện” trong con người được hành động, nhằm tiêu diệt cái ác đang hoành hành. Câu 2 Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng kiến thức của văn học dân gian (12 điểm) và các tác phẩm văn học viết đã học để chứng minh các nhận định, luận điểm. Bài văn phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các phần cơ bản sau đây: * Mở bài: - Văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. - Khẳng định trong văn học dân gian và các tác phẩm văn học viết luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. * Thân bài: - Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân”. + Dẫn chứng các chuyện cổ tích, truyền thuyết + Dẫn chứng các câu ca dao. + Dẫn chứng các tác phẩm viết. - Văn học của dân tộc ta nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. + Dẫn chứng các chuyện cổ tích, truyền thuyết. + Dẫn chứng các câu ca dao. + Dẫn chứng các tác phẩm viết. * Kết bài: - Nêu những suy nghĩ của bản thân. - Khẳng định các giá trị nhân đạo và phê phán trong nền văn học Việt Nam. 0,5 0,5 1,0 1,0 0,75 0,75 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 0,75 0,75 Lưu ý: Học sinh có thể khai thác theo tác phẩm để chứng minh cùng lúc 2 luận điểm, nhưng các luận cứ, luận chứng phải phù hợp với các luận điểm theo yêu cầu đề bài. Ngày 04 tháng 01 năm 2017 Người ra đề Ngày 04 tháng 01 năm 2017 Người thẩm định Ngày .... tháng 01 năm 2017 Lãnh đạo duyệt Lương Ngọc Tuấn Nông Thị Yêu Bế Thăng Long