Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Tin 9 tỉnh Long An năm 2015-2016

638f1c43c69a0f4e3c92bc6a01f39eb3
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 21 tháng 8 2021 lúc 21:49:00 | Được cập nhật: 11 giờ trước (19:46:37) | IP: 14.243.134.238 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 170 | Lượt Download: 2 | File size: 0.043008 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9. MÔN THI : TIN HỌC NGÀY THI : 12/4/2016 THỜI GIAN : 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Lưu ý: Thí sinh tạo thư mục là SBD của mình, làm bài và lưu với tên tập tin là bai1.pas, bai2.pas, bai3.pas vào thư mục SBD vừa tạo. Câu 1 (7.0 điểm): Cho xâu ký tự S có từ 4 đến 5 ký tự số, được quy ước như sau: hai ký tự cuối là hai chữ số cuối của một năm trong thế kỷ 21, một hoặc hai ký tự đầu cho biết ngày, các ký tự còn lại cho biết tháng. Viết chương trình tạo ra ngày có dạng ngày/tháng/năm hợp lệ từ xâu ký tự đã cho. Dữ liệu: Vào từ file Bai1.inp: Dòng đầu là số nguyên dương N N dòng tiếp theo mỗi dòng là một xâu có dạng xâu S. Kết quả: Xuất ra màn hình N dòng với mỗi dòng là các ngày hợp lệ được tạo từ các xâu dạng S tương ứng, nếu xâu không tạo được ngày hợp lệ ghi NO. Ví dụ: Bai.inp 5 1316 30216 11216 29217 42316 Xuất ra màn hình 1/3/2016 3/02/2016 11/2/2016; 1/12/2016 NO NO Biết rằng: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày; các tháng còn lại có 30 ngày, riêng tháng 2 năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày. Năm nhuận là năm chia hết cho 4 và không chia hết cho 100 hoặc năm chia hết cho 400. Câu 2 (7.0 điểm): Hai số tự nhiên được gọi là Nguyên tố tương đương nếu chúng có chung các ước là số nguyên tố. Ví dụ số 75 và 15 là nguyên tố tương đương vì cùng có các ước nguyên tố là 3 và 5. Yêu cầu: a) Xuất các ước là số nguyên tố của N và M. b) Cho biết N và M có là nguyên tố tương đương không. c) Có bao nhiêu số gọi là nguyên tố tương đương với M trong các số bé hơn M. Dữ liệu: nhập từ bàn phím hai số nguyên dương N và M Trang 1/2 - Kết quả: Xuất ra màn hình Dòng đầu ghi các ước là số nguyên tố của N. Dòng thứ hai ghi các ước là số nguyên tố của M. Dòng thứ ba ghi kết quả kiểm tra: có (Yes) hoặc không (No) Dòng tiếp theo là số lượng các số là nguyên tố tương đương với M. Nhập từ bàn phím N=15 M= 75 Kết quả trên màn hình 35 35 Yes 2 Câu 3 (6.0 điểm): Trong đợt thi THPT quốc gia năm 2015 tại TPHCM, một trường có N đoàn học sinh tham gia, mỗi đoàn thi ở một điểm thi khác nhau. Đoàn thi thứ i đi đến điểm thi cách trường Di km (i = 1, 2, 3,…N). Trường có M xe (N<=M) để phục vụ đưa đón học sinh. Xe thứ j có mức tiêu thụ xăng là Vj (j = 1, 2, 3,…M) đơn vị thể tích/km. Yêu cầu: Hãy chọn N xe để phục vụ cho việc đưa đón học sinh, mỗi xe chỉ phục vụ một đoàn sau cho tổng số xăng là ít nhất. Dữ liệu: file văn bản Bai3.inp Dòng đầu chứa hai số nguyên dương N và M (N<=M<=200) Dòng thứ hai chứa các số nguyên dương: D1, D2,…DN. Dòng thứ ba chứa các số nguyên dương: V1, V2,…VM. Các số trên cùng một dòng ghi cách nhau một khoảng trống Kết quả: Xuất ra màn hình Dòng đầu ghi tổng số xăng cần dùng cho việc đưa học sinh đi thi (không tính lượt về). Dòng tiếp theo ghi chỉ số j của các xe được chọn phục vụ đoàn (các chỉ số ghi cách nhau một khoảng trống) Bai3.inp 34 759 17 13 15 10 Kết quả trên màn hình 256 234 Hết Họ và tên thí sinh …………………………………… Số báo danh ………………….. Chữ ký giám thị 1: ……………………… Chữ ký giám thị 2:………………………... Trang 2/2