Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG môn Hóa lớp 9 tỉnh Quảng Trị năm 2020-2021

319d93a0ffae8d41c1549389b54e68ec
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 7 2021 lúc 16:29:30 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 11:29:04 | IP: 113.165.74.10 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1317 | Lượt Download: 65 | File size: 0.212496 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG TRỊ

KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS

NĂM HỌC: 2020 - 2021

(Khóa ngày 25 tháng 3 năm 2021)

MÔN THI: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (5,0 điểm)

1. Dự đoán hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2.

b) Cho Na2SO3 vào dung dịch chứa KMnO4 và NaHSO4.

c) Cho FeCl2 vào dung dịch chứa hỗn hợp dư gồm H2SO4 loãng và KMnO4.

2. Hỗn hợp rắn gồm Al, Fe2O3, Cu và Al2O3. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các chất mà không làm thay đổi khối lượng của mỗi chất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Cho hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,06 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,0 gam hỗn hợp hai oxit. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, thu được 0,04 mol khí SO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol của Mg và Cu trong hỗn hợp ban đầu.

4. Cho FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, thu được dung dịch A1 và 16,2 gam hỗn hợp khí CO2 và NO. Cho m gam Cu tan hết trong dung dịch A1, thu được dung dịch B1 chứa ba chất tan có tỉ lệ nồng độ mol là: 1 : 2 : 3. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m.

Câu 2. (4,5 điểm)

1. Có năm chất rắn đựng trong 5 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, NH4Cl, NaOH, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy phân biệt chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Cho 3,31 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 0,035 mol H2. Mặt khác, nếu cho 0,12 mol hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với Cl2 dư, đun nóng, thu được 17,27 gam chất rắn Y. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi chất trong 3,31 gam X.

3. Cho dung dịch chứa 19 gam muối clorua của một kim loại (hóa trị II) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 22 gam muối sunfua, thu được 11,6 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng và xác định công thức hai muối.

Câu 3. (4,5 điểm)

1. Cho lần lượt các chất rắn gồm FeS2, NaCl, NaBr và NaI phản ứng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng, dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Trộn lẫn các cặp chất sau chứa trong dung dịch riêng biệt: natri cacbonat, amoni hiđrosunfat, nhôm clorua, bari clorua, natri hiđroxit. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Cho m gam hỗn hợp Y gồm FexOy, Cu và CuO tác dụng với dung dịch HCl, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối) và còn lại 3,2 gam kim loại. Chia dung dịch Z thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 43,975 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi nguyên tố trong Y.

Câu 4. (6,0 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

CH3COONa → CH4 → X → Y → Z → T → Cao su Buna.

2. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam chất A (CxHyOz) cần dùng vừa đủ một khối lượng O2 bằng 8 lần khối lượng oxi có trong A, thu được mCO2 : mH2O = 22 : 9. Biết A đơn chức và tác dụng với Na. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Chia 44,8 gam hỗn hợp gồm axit axetic, glixerol và etyl axetat thành ba phần. Phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 0,06 mol H2. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,4M, đun nóng. Phần 3 có khối lượng bằng phần 2 đem tác dụng hết với NaHCO3, thu được 0,12 mol CO2. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi chất có trong phần 2.

4. Đốt cháy hoàn toàn 2,54 gam este E, mạch hở, thu được 0,12 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Biết rằng 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, đun nóng, thu được một ancol (rượu) và 28,2 gam một muối của axit cacboxylic đơn chức. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của E.

Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Fe=56; Cu=64; Ag=108.

----------------- HẾT -----------------

Thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC HSG VĂN HÓA LỚP 9 THCS

NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn thi: HÓA HỌC

(Hướng dẫn chấm có 4 trang)

Câu Ý Nội dung

Điểm

Câu 1
1

a) Màu vàng nâu nhạt dần: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4

b) Dung dịch mất màu tím:

5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O

c) Xuất hiện khí màu vàng lục, dung dịch mất màu tím.

10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 10Cl2 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 24H2O

1,5
2

- Cho hỗn hợp tác dụng với Cl2, lấy chất rắn sau phản ứng cho vào H2O dư, lọc chất không tan là Al2O3 và Fe2O3, dung dịch chứa AlCl3 và FeCl3

- Cho hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, lọc lấy Fe2O3. Dung dịch chứa NaAlO2 và cho NaOH cho tác dụng với CO2 dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được Al2O3

- Cho hỗn hợp AlCl3 và CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, rồi khử bằng H2 dư, thu được Cu, dung dịch thu đượccho tác dụng với CO2 dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi, rồi điện phân nóng chảy, thu được Al

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Cu + Cl2 → CuCl2

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Cu(OH)2 CuO + H2O

CuO + H2 Cu + H2O

2AlCl3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 6NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 4Al + 3O2

1,5
3

Do tính khử Mg>Cu và tính oxi hóa Ag+>Cu2+ nên thứ tự phản ứng:

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag (1)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (2)

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3 (3)

Mg(OH)2 MgO + H2O (4)

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 (5)

Cu(OH)2 CuO + H2O (6)

2Ag + 2H2SO4 đặc Ag2SO4 + SO2 + 2H2O (7)

Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O (8)

Vì tạo hai oxit nên A chỉ chứa hai muối là Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 ⇒AgNO3 hết

Nếu không có (2): m(2 oxit tối đa) = 0,03.40 + 0,05. 80 = 5,2 < 6 gam có (2) và Mg hết. Gọi nMg=x mol, nCu(2)=y mol, nCu(dư)=z mol

1,0
4

3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2O (1)

Gọi nNO = a mol ⇒ nCO2=3a mol ⇒ 30a + 3a.44 =16,2 ⇒ a = 0,1 mol

Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

NX: 2nCu(NO3)2 = nFe(NO3)2 ⇒ nFe(NO3)3 (dư)=3nCu(NO3)2

Gọi n Cu(NO3)2= b⇒ 2b+3b=0,3 mol ⇒ b=0,06 mol⇒ m = 64.0,06 =3,84 gam

1,0
Câu 2
1

- Trích MT cho quỳ tím vào: không hiện tượng là NaCl, hóa đỏ là NH4Cl, xanh là NaOH, Na2CO3 và hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

- Trích MT còn lại cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng: không tạo khí là NaOH, tạo khí là Na2CO3, hỗn hợp NaCl và Na2CO3

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2

- Lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm sau phản ứng với dung dịch HNO3, cho tác dụng với dung dịch AgNO3. Nếu không tạo kết tủa trắng thì muối ban đầu là Na2CO3, tạo kết tủa trắng thì muối ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

1,5
2

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Al, Fe và Cu trong 3,31 gam X

(1)

(2)

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (3)

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (4)

Cu + Cl2 → CuCl2 (5)

Khi cho 3,31 gam X thì:

Ta có hê:

1,5
3

+ Gọi MCl2 là muối clorua, X2Sn là công thức của muối sunfua

TH1 : Tạo kết tủa muối sunfua

nMCl2 + X2Sn nMS↓ + 2XCln

= ⇒ M = 29,135 (loại)

TH2 : Tạo kết tủa hiđroxit

nMCl2 + X2Sn + 2nH2O nM(OH)2↓ + nH2S↑ + 2XCln

= ⇒ M = 24 (Magie)

+ Theo giả thiết và phản ứng ta cũng có : =

⇒ X = 39n ⇒ n = 1, X = 39 (kali) ⇒Công thức hai muối: MgCl2 và K2S

1,5
Câu 3
1

2FeS2 + 14H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

NaCl + H2SO4 đặc, nóng → NaHSO4 + HCl

2NaBr + 2H2SO4 đặc, nóng → Na2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O

8NaI + 5H2SO4 đặc, nóng → 4Na2SO4 + H2S + 4I2 + 4H2O

1,0
2

Na2CO3 + 2NH4HSO4 → (NH4)2SO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3CO2

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3

NH4HSO4 + BaCl2 → BaSO4 + NH4Cl + HCl

NH4HSO4 + 2NaOH → NH3 + Na2SO4 + 2H2O

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

1,5
3

Ta có: nNaOH = 0,5.0,5 = 0,25 mol; nCu (dư) = 3,2/64 = 0,05 mol

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (1)

Fe­xOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O (2)

(y - x)Cu + xFeCl2y/x ( y - x)CuCl2 + xFeCl2 (3)

Vì Cu dư nên dung dịch Z chỉ chứa CuCl2 và FeCl2

CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl ( 4)

FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl (5)

CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2AgCl (6)

Vì AgNO3 dư nên:

FeCl2 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag (7)

Theo (4, 5): nCl ( 2 muối CuCl và FeCl) = nNaOH = 0,25 mol

nHCl (1, 2) = 2.0,25 = 0,5 mol nO ( Y) = .nHCl = .0,5 = 0,25 mol

Theo (6, 7): nAgCl = nCl ( 2 muối CuCl và FeCl) = 0,25 mol

nAg = = 0,075 mol

nFeCl(7) = 0,075 mol nFe (Y) = 2.0,075 = 0,15 mol

nAgCl (7) = 2.0,075 = 0,15 mol nAgCl (6) = 0,25 - 0,15 = 0,1 mol

nCuCl (6) = = 0,05 mol nCu (Y) = 2.0,05 + 0,05 = 0,15 mol

2,0
Câu 4
1

CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3

2CH4 C2H2 + 3H2

CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2

CH2 = CH2 + H2O CH3CH2OH

2C2H5OH CH2 = CH – CH = CH2 + H2 + 2H2O

nCH2 = CH – CH = CH2 (- CH2 = CH – CH = CH2-)n

1,5
2

Phản ứng: CxHyOz + (x + y/4 – z/2) O2 xCO2 + y/2H2O (1)

Ta có: m(CO2) : m(H2O) = 44x : 9y ⇒ y = 2x

m(O2) = 8mO(A) ⇒ 32(x + y/4 –z/2) = 8.16z ⇒ 3z = x

CTPT của A là (C3H6O)n

Do A đơn chức, tác dụng với Na

⇒ n =1: A là rượu đơn chức ; hay n=2 : A là axit đơn chức

TH1: A là CH2 = CH – CH2OH

CH2 = CH – CH2OH + Na → CH2 = CH – CH2ONa + 1/2H2

TH2: A: C6H12O2 ⇒ C5H11COOH: C5H11COOH + Na → C5H11COONa + 1/2H2

CH3CH2CH2CH2CH2COOH, CH3CH3CH3(CH3)CHCOOH, CH3CH2CH(CH3)CH2COOH,

CH3CH2CH(CH3)CH2CH2COOH, CH3CH(CH3)CH2CH2CH2COOH,

CH3CH2C(CH3)2COOH, CH3C(CH3)2CH2COOH, CH3CH(CH3)CH(CH3)COOH,

1,5
3

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH

* Xét phần 2: Đặt x là số mol C3H5(OH)3

n(NaOH)=0,2 mol nCH3COOH + nCH3COOC2H5=0,2 mol

nCO2=nCH3COOH=0,12 mol nCH3COOC2H5=0,08 mol

m2=(92x+60.0,12+88.0,08)=92x+14,24m1=44,8–2(92x+14,24)=16,32-184x

* Ta có tỉ lệ:

Trong phần 2: 0,12 mol CH3COOH, 0,08 mol CH3COOC2H5, 0,04 mol C3H5(OH)3

1,5
4

Đặt CTTQ A: CxHyOz (x, y, z nguyên dương)

n= 0,12mol;=0,07 molmC= 1,44 gam; mH = 0,14 gam; mO=0,96 g

Ta có tỷ lệ: x: y: z = 6:7:3 CTPT của E: (C6H7O3)n

Ta có: n: n=1:3. Vậy E có 3 chức este, Suy ra E có 6 nguyên tử oxi (n=2)

Công thức phân tử của E là C12H14O6 (M = 254)

Vì E + NaOH 1 muối của axit cacboxylic đơn chức và một ancol

E có công thức dạng: (RCOO)3R'

(RCOO)3R’+ 3NaOH 3RCOONa + R’(OH)3

0,1 0,3 0,3 (mol)

MRCOONa = = 94gam/molMR = 27(C2H3)MR’ =254-213= 41 (C3H5)

Công thức cấu tạo của E là:

1,5

- Thí sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa. Làm tròn đến 0,25 điểm.

- Nếu thiếu điều kiện, thiếu cân bằng hoặc thiếu cả hai thì trừ một nửa số điểm của PTHH đó.

----------------- HẾT -----------------