Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Vật lý 9 năm 2019-2020

57307a2d14b978452830eec9ca45a01a
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 4 2022 lúc 18:30:46 | Được cập nhật: hôm qua lúc 18:39:59 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 92 | Lượt Download: 2 | File size: 0.472064 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Điện từ học

1. Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

2. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

3. Nhận biết đư­ợc ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.

Số câu hỏi

2(C1.1; C3.6)

1(C2.1)

3

Số điểm

1,5 đ

2,5đ

2. Quang học

4. Nhận biết được thấu kính hội tụ.

5. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.

6. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.

7. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.

8. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

9. Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.

10. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.

11. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

12. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

Số câu hỏi

3(C4.3; C5.10; C6.5)

3(C7.2; C8.4; C10.9)

1(C9.2)

2(C11.4; C12.3)

9

Số điểm

1,5đ

1,5đ

1,5đ

6,5đ

3. Sự chuyển hoá và bảo toàn năng lượng

13. Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

14. Kể tên được những dạng năng lượng đã học.

Số câu hỏi

2(C13.7; C14.8)

2

Số điểm

TS câu

8

4

2

14

TS điểm

10đ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN VẬT LÍ 9

Trường THCS ............... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Vật lí 9

Năm học: 2019 – 2020

Thời gian: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI:

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C... Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

  1. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm.

C. luân phiên tăng, giảm. D. luôn luôn không đổi.

Câu 2: Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì góc tới và góc khúc xạ có đặc điểm gì?

A. Góc khúc xạ bằng góc tới. B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 3: Chọn ý sai: Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì?

A. Bị thắt lại . B. Thu nhỏ dần lại.

C. Loe rộng dần ra. D. Gặp nhau tại 1 điểm.

Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây, mắt không phải điều tiết?

  1. Nhìn các vật ở cực cận.

  2. Nhìn các vật ở cực viễn.

  3. Nhìn các vật đặt gần mắt hơn cực viễn.

  4. Nhìn các vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

Câu 5: Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào sau đây không thể dùng để làm kính lúp được?

A. 5cm. B. 8cm. C. 15cm. D. 25 cm.

Câu 6: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu (A~). Dụng cụ này dùng để đo đại lượng nào sau đây?

  1. Đo hiệu điện thế của dòng điện một chiều.

  2. Đo hiệu điện thế cảu dòng điện xoay chiều.

  3. Đo cường độ dòng điện của dòng điện một chiều.

  4. Đo cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.

Câu 7: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đổi màu. B. Phát sáng.

C. Đứng yên. D. Chuyển động.

Câu 8: Con người có thể nhận biết trực tiếp dạng năng lượng nào sau đây?

A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Điện năng. D. Quang năng.

Câu 9: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

  1. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính.

  2. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một gương phẳng.

  3. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính hội tụ.

  4. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Câu 10: Chọn ý sai: Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm nào sau đây?

A. Tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Có thể thay đổi được tiêu cự.

C. Không làm bằng thủy tinh. D. Làm bằng chất mềm, trong suốt.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1(1,5 điểm).: Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

Câu 2 (1,5 điểm).: Nêu biểu hiện và cách khắc phục tật cận thị. Đối với bản thân học sinh ta cần làm gì để bảo vệ mắt tránh tật cận thị?

Câu 3 (1,5 điểm).: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15 cm, Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 10 cm, AB = h = 2 cm.

a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh.

Câu 4 (0,5 điểm). Bằng cách vẽ hình hãy xác định các yếu tố của thấu kính trong trường hợp sau (nêu rõ cách vẽ).

DrawObject1

DrawObject2

B

DrawObject3

DrawObject4

A

-----------Hết---------

Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra, không làm trên đề thi này.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Trả lời đúng mối câu được 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

C

C

B

D

D

D

A

A

A

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

-Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều: gồm 2 bộ phận chính là cuộn dây dẫn và nam châm. Một trong hai bộ phận quay gọi là roto, bộ phận còn lại đứng yên gọi là stato. (1,0 điểm)

- Hoạt động: Khi roto quay số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm là xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều. (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

-Biểu hiện của tật cận thị:

+Chỉ nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa. (0,25 điểm)

+ Điểm cực cận và cực viễn ở gần hơn mắt bình thường. (0,25 điểm)

-Cách khắc phục:

+ Người bị cận thị muốn nhìn rõ các vật ở xa phải đeo thấu kính hội tụ có tiêu điểm nằm tại cực viễn của mắt. (0,25 điểm)

+ Phẫu thuật. (0,25 điểm)

-Đối với học sinh để tránh tật cận thị cần: (0,5 điểm)

+ Ngồi học đúng tư thế, mắt đặt cách sách 25- 30 cm.

+ Học và đọc sách nơi có đủ ánh sáng.

+ Hạn chế tiếp xúc với các ánh sáng có hại cho mắt: điện thoại, máy tính,…

+ Điều tiết mắt hợp lí, không nhìn gần quá lâu.

CDrawObject5 âu 3. (1,5 điểm)

a. Dựng ảnh : (0,5 điểm)

b. Xét hai cặp tam giác đồng dạng :

+ FIO đồng dạng với FAB mà OI = AB

ta có ( 1 ) (0,25 điểm)

+ OAB đồng dạng với OAB ta có : . (0,25 điểm)

T ừ (1) và (2) suy ra :

(0,25 điểm)

AB = AB . = 2 . = 1,2 cm (0,25 điểm)

Vậy khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là 6 cm và chiều cao của ảnh là 1,2 cm

Câu 4. (0,5 điểm)

Vẽ hình (0,25 điểm)

DrawObject6

Nêu cách vẽ: (0,25 điểm)

-Nối B với B’ cắt trục chính (AA’) tại O.

- Từ O dựng thấu kính vuông góc với trục chính. Đó là thấu kính hội tụ vì ảnh lớn hơn vật.

- Từ B kẻ tia sáng song song với trục chính cắt thấu kính tại I. Nối I với B’ cắt trục chính tại tiêu điểm F’.

-Từ B’ vẽ tia ló song song với trục chính cắt thấu kính tại K. Nối K với B cắt trục chính tại F

Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn được điểm tối đa.

Người ra đề

Tổ trưởng

Duyệt của chuyên môn