Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Vật lý 7 trường THCS Bản Luốc năm 2019-2020

109c79f00f89e3c4937e4ad5396fcbd2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 13:30:30 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:04:53 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 76 | Lượt Download: 0 | File size: 0.084848 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD &ĐT AN MINH

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÒA 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

Năm học: 2019 - 2020

MÔN VẬT LÍ - LỚP 7

MA TRẬN ĐỀ:

Tên

chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp VD cao Cộng
TN TL TN TL TN TL TN TL
Vật nhiễm điện. Hai loại điện tích. Biết cách làm nhiễm điện cho 1 vật. Biết 2 loại điện tích Biết sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện do cọ sát.
Số câu 1 1 1 3
Số điểm 0,5 0,5 2 3
Tỉ lệ % 5% 5% 20% 30%
Dòng điện, Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. Chất dẫn điện, chất cách điện.

- Nhận biết được chất dẫn điện, chất cách điện

- Biết được bản chất dẫn điện của kim loại

- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

- Hiểu được chất dẫn điện, chất cách điện, nêu ví dụ.

Vẽ được sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện

Số câu 2 1 1 1 5
Số điểm 1 0,5 2 2 5,5
Tỉ lệ % 10% 5% 20% 20% 55%
. Hiệu điện thế - - Hiểu được hiệu điện thế định mức trên đụng cụ dùng điện
Số câu 1 1
Số điểm 0,5 0,5
Tỉ lệ % 5% 5%
Các tác dụng của dòng điện. An toàn điện - Hiểu được tác dụng từ, tác dụng sinh lý, của dòng điện.
Số câu 2 2
Số điểm 1 1
Tỉ lệ % 10% 10%
TS câu 3 5 1 1 1 11
TS điểm 1,5 2,5 2 2 2 10
Tỉ lệ % 15% 25% 20% 20% 20 100%

PHÒNG GD &ĐT AN MINH

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÒA 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

Năm học: 2019 - 2020

MÔN VẬT LÍ - LỚP 7

ĐỀ BÀI:

I.Trắc nghiệm khách quan(4 điểm):Chọn đáp án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?

A. Cọ xát. B. Hơ nóng vật. C. Bỏ vật vào nước nóng. D. Làm cách khác.

Câu 2: Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:

A. Chúng đều bị nhiễm điện âm. B. Chúng đều bị nhiễm điện dương.

C. Chúng nhiễm điện khác loại. D. Các nhận định trên đều sai.

Câu 3: Kim loại là chất dẫn điện vì có các:

  1. Điện tích. B. Hạt mang điện

C.Êlectrôn D. Eelectrôn tự do

Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:

  1. Một đoạn dây nhựa. B. Một thỏi sứ.

C.Một đoạn ruột bút chì. D. Một mảnh gỗ khô.

Câu 5: Nam châm điện có thể hút được các:

  1. Vụn giấy. B. Vụn nilong.

C.Vụn sắt. D. Vụn đồng.

Câu 6: Nếu sơ ý chạm vào dây dẫn có dòng điện đi qua cơ thể làm cho:

  1. Tim ngừng đập. B. Cơ bị co giật.

C.Ngạt thở, thần kinh tê liệt. D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 7: Sơ đồ mạch điện nào sau đây là sơ đồ xác định đúng chiều quy ước của dòng điện:

Câu 8: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây:

  1. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.

  2. Đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.

  3. Đèn chỉ sáng khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.

  4. Đèn chỉ được sử dụng vào nguồn có hiệu điện thế dưới 220V.

II. Tự luận(6 ĐIỂM):

Câu 9: Chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ? (2 điểm)

Câu 10( 2 điểm):

  1. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Bộ nguồn điện hai pin mắc nối tiếp nhau, công tắc đang đóng, dây nối, bóng đèn.

  2. Xác định chiều dòng điện theo quy ước trên sơ đồ của mạch điện đó.

Câu 11( 2 điểm): Khi dùng đũa thủy tinh cọ xát với lụa, thanh êbônít cọ xát vào lông thú. Sau đó đặt gần nhau sẽ có hiện tượng 2 thanh hút nhau. Vậy thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện gì? Lông thú lúc đó có bị nhiễm điện không? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm( mỗi câu 0,5 điểm):

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A C D C C D D B

Tự luận:

Câu 9:

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: Đồng, nhôm, sắt

Cất các điện là chất không cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: Nhựa, sứ, cao su.

Câu 10:

+ _ K

Câu 11:

Thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện âm. Lông thú lúc đó nhiễm điện dương . Vì sau khi cọ xát thanh êbônít nhận thêm êlectrôn nên nhiễm điện âm, lông thú mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương.

Người ra đề: Phạm Bá Hữu