Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Việt An năm 2019-2020

1948bc330c1d42c665ab001b6c2384f1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:19:05 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 7:15:24 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 281 | Lượt Download: 2 | File size: 0.03039 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THCS Việt An ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học: 2019- 2020 MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút

PHẦN I ( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.”

( SGK Ngữ Văn 8, tập II, NXB Giáo dục, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? ( 0,5 điểm)

Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản đó? ( 0,5 điểm)

Câu 3:

  1. Theo tác giả, nguyên nhân nào dẫn đến nước mất nhà tan? ( 0,5 điểm)

  2. Xét theo mục đích nói câu sau thuộc kiểu câu gì? ( 0,5 điểm)

“ Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.”

Câu 4: Qua văn bản mà em vừa trả lời ở câu 1, bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi hãy trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành trong xã hội? ( 3,0 điểm)

PHẦN II ( 5,0 điểm)

Trong bài thơ “ Ngắm trăng”, tác giả Hồ Chí Minh có viết:

“ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”

Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn thành bài thơ và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? ( 1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ cuối của bài thơ ( 1,0 điểm)

Câu 3: Bằng một đoạn văn ( khoảng 12 câu) theo hình thức quy nạp, hãy trình bày cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên, yêu tự do và tinh thần thép của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài thơ “ Ngắm trăng”. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc ( gạch chân- chú thích) ( 3,0 điểm)

…………………..HẾT………………

Trường THCS Việt An

Năm học: 2019- 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút

CÂU HỎI NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM

I.

Câu 1

- Văn bản: Bàn luận về phép học

- Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

0,25 đ

0,25 đ

Câu 2

- Thể loại: Tấu

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,25 đ

0,25 đ

Câu 3

Câu 4:

a.Nguyên nhân dẫn đến nước mất nhà tan:

- Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

- Chúa tầm thường, thần nịnh hót.

b.Kiểu câu: Câu cảm thán.

1.Giải thích:

- Học là gì?

- Hành là gì ?

2. Thực trạng vấn đề học và hành ngày nay: hs tự lấy dẫn chứng.

3. Mối quan hệ giữa “học” và “hành”: Học với hành phải đi đôi. Chúng là hai mặt thống nhất, bổ sung cho nhau:

+ Nếu học mà không hành thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, trở thành người vô dụng ( dẫn chứng)

+ Nếu hành mà không học thì có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có sự soi sáng, chỉ đạo của lí thuyết, dẫn đến mò mẫm, lúng túng, thậm chí dễ mắc sai lầm trong công việc ( dẫn chứng)

=> Muốn thành công trong công việc phải biết kết hợp giữa họchành một cách chặt chẽ và xuyên suốt. Lấy lí thuyết hỗ trợ cho thực hành và ngược lại lấy thực hành để khẳng định sự đúng đắn của lí thuyết. Từ đó, rút kinh nghiệm nâng cao hơn hiệu quả trong học tập.

4. Lợi ích của việc “học đi đôi với hành”:

- Vừa giúp nắm vững tri thức lí thuyết lại vừa rèn kĩ năng thực tế sẽ đem lại hiệu quả cao trong học tập.

- Việc học sẽ không còn nhàm chán.

- Đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

5. Liên hệ, mở rộng:

- Phê phán những lối học sai lầm: chỉ học mà không hành hoặc hành mà không học; xem nhẹ việc học hoặc hành

6. Bài học và liên hệ bản thân:

- “Học đi đôi với hành” là một phương pháp học đúng đắn, mang lại hiệu quả cao…

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5

0,5 đ

0,5 đ

II

Câu 1

- Chép chính xác 3 câu thơ

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2

-Biện pháp nhân hóa: “ Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

- Tác dụng: Hình ảnh trăng được nhân hóa như con người, trăng và người có sự giao tiếp, trăng như người bạn giúp xua tan phần nào nỗi cô đơn của người tù trong đêm.

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3:

*Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn: Quy nạp

- Số lượng: 12 câu

* Yêu cầu Tiếng Việt: sử dụng 1 câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc ( gạch chân, chú thích)

*Nội dung: HS nêu được cảm nhận của mình về tình yêu thiên nhiên, yêu tự do và tinh thần thép của nhà thơ- chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Hai câu thơ đầu:

+ Điệp từ “ vô”; hai từ “ tửu”, “ hoa”

->Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: bị cầm tù, điều kiện thiếu thốn…

+ Câu nghi vấn “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

->Tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp

->Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên

->Sự rung động mãnh liệt rất nghệ sĩ

Tình yêu thiên nhiên, yêu tự do…..

-Hai câu cuối:

+ Kết cấu đăng đối, điệp từ “ khán”…, nghệ thuật nhân hóa

+ Sự đổi vị trí, vận động, chuyển hóa nhân ->thi gia

Cuộc vượt ngục bằng tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù. Thi sĩ Hồ Chí Minh có thể ung dung giữa chốn ngục tù tàn bạo để tâm hồn bay bổng với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là biểu hiện tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản.

0,5 đ

0,5 đ

2,0đ

Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, tổ chấm cần trao đổi, thống nhất để đánh giá.

Khuyến khích những bài làm có dấu ấn riêng, sáng tạo, thuyết phục.