Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Thanh Mai năm 2019-2020

cb89d1ca2aee17655dc090fb0a10ebca
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:16:01 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 14:52:38 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 156 | Lượt Download: 3 | File size: 0.020751 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS THANH MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 8

Năm học: 2019 - 2020

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người.Kẻ đi học là học điều ấy.Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1.Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?Của ai?

Câu 2.Xác định rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn đầu tiên của đoạn trích và nêu rõ tác dụng.

Câu 3.Câu văn “Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người”, xét câu phân loại theo mục đích nói thì câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?

Câu 4. Từ vấn đề mà văn bản đặt ra, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 – 12 câu để nêu suy nghĩ của em về mục đích học tập của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay.

Phần II: (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“ Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

(Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi )

Câu 1.Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng nội dung đó và nêu tên tác giả?

Câu 2. “Văn hiến” trong câu “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” được hiểu là gì?

Câu 3.Việc sắp xếp trật tự từ trong hai câu sau có tác dụng gì?

“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương,”

Câu 4.

Cho câu văn sau:

“ Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”.Hãy lấy câu trên làm câu chủ đề cho đoạn văn diễn dịch và viết tiếp khoảng 10 – 12 câu văn để nêu cảm nhận của em về văn bản trên, trong đó có dùng một cảm thán, một câu trần thuật (gạch chân dưới câu cảm thán, câu trần thuật).

-----Hết-----

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Ngữ Văn 8 - HKII -

Phần Câu Nội dung Điểm

I

(4,0đ)

Câu 1

(0.5đ)

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản “Bàn luận về phép học” (Luận học pháp)

- Tác giả Nguyễn Thiếp

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1.0đ)

- Xác định rõ biện pháp nghệ thuật so sánh: người không học (không biết đạo) như ngọc không mài (không sáng)

- Tác dụng

+ Giúp nhận thức việc học là cần thiết đối với mỗi con người.

+ Việc mài ngọc phải kiên trì, cẩn thận, có ý chí quyết tâm ngọc mới thành đồ vật đẹp và sáng cũng như con người cần kiên trì tỉ mỉ và quyết tâm mới hiểu rõ đạo.

0.5đ

0.5đ

Câu 3

(0.5đ)

- Câu văn “Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người”, xét câu phân loại theo mục đích nói thì câu văn trên thuộc kiểu trần thuật

- Thực hiện hành động nói: giải thích

0,25đ

0,25đ

Câu 4

(2.0đ)

*Hình thức

- Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu.

- Diễn đạt trôi chảy, có liên kết nội dung, không mắc lỗi chính tả.

*Nội dung

- Trình bày suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về mục đích học tập của các bạn trẻ ngày nay:

+ Nhiều bạn đã xác định đúng đắn, động cơ mục đích học tập của bản thân, có ý thức phấn đấu, rèn luyện. Học để trau dồi trang bị tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực cho bản thân để làm hành trang bước vào đời. Học để đem tài năng, sức trẻ để cống hiến cho bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

  • Bên cạnh đó có những bạn học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn”

+ Nhận thức mục đích học tập còn lệch lạc, phiến diện.

+ Lựa chọn phương pháp học tập chưa đúng đắn.

  • Từ đó, học sinh có những liên hệ cho bản thân, suy nghĩ đúng đắn cho bản thân mình.

+ Cần có phương pháp học và mục đích học đúng đắn.

+ Cố gắng quyết tâm phấn đấu, rèn luyện để thực hiện mục đích học tập đó.

0.5đ

1.5đ

II

(6,0đ)

Câu 1 (1,0 đ)

- Nội dung chính của đoạn trích trên là: quan niệm về chân lí độc lập chủ quyền dân tộc của Nguyễn Trãi

- Kể tên một văn bản đã học trong chương trình có cùng nội dung: Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lí Thường Kiệt

0.5đ

0.5đ

Câu 2: (0,5 đ) “Văn hiến” trong câu “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” được hiểu là: nền văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
Câu 3: (0,5 đ) Việc sắp xếp trật tự từ trong hai câu đó thể hiện thứ tự xuất hiện trước sau của các triều đại phong kiến của Việt Nam và Trung Quốc.
Câu 4 (4,0 đ)

*Hình thức

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề đã cho. Không mắc các lỗi về diễn đạt (0,5 điểm)

- Có câu cảm thán (0,5 điểm), câu trần thuật (0,5 điểm)

* Nội dung đảm bảo các ý cơ bản sau

- Làm sáng tỏ vấn đề: “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy tinh thần dân tộc sâu sắc.

+ Tinh thần tự hào dân tộc thể hiện ở nguyên lí nhân nghĩa: yên dân, trừ bạo.

+ Khẳng định nền độc lập, chủ quyền của dân tộc (nền văn hiến lâu đời, chủ quyền riêng, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử riêng).

+ Sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.

1.5đ

2.5đ