Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Thái Thịnh năm 2017-2018

acc9d78b9b15a0b6e9c1d08b70dcd410
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:03:34 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 1:04:31 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 131 | Lượt Download: 1 | File size: 0.026805 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA

Trường THCS Thái Thịnh Môn: Ngữ văn 8

Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (5 ĐIỂM)

Cho những câu thơ sau:

“…Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió….”

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ. (1 điểm)

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, theo phương pháp lập luận Tổng- phân- hợp,

phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (Gạch chân, chú thích). (3 điểm)

PHẦN II (5 ĐIỂM)

Cho câu văn sau:

“Xem khắp nước Việt ta chỉ nơi này là thắng địa, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Câu 1: Câu văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)

Câu 2: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? (1 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng ½ trang giấy thi), nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương. (3 điểm)

---------------------------------------Hết----------------------------------------

PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA

Trường THCS Thái Thịnh Môn: Ngữ văn 8

Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 90 phút

Đề 2

PHẦN I (5 ĐIỂM)

Cho câu văn sau:

“Xem khắp nước Việt ta chỉ nơi này là thắng địa, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Câu 1: Câu văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)

Câu 2: Nêu xuất xứ của tác phẩm? (1 điểm)

Câu 3: Hãy lấy ý câu văn trên để làm câu chủ đề cho đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10 câu) phân tích những lợi thế của Đại La. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn. Gạch chân và chú thích câu nghi vấn đã sử dụng. (3 điểm)

PHẦN II (5 ĐIỂM)

Cho đoạn thơ sau:

"...Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

...

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điêm)

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ. (1 điểm)

Câu 3: Tình yêu quê hương đối với Tế Hanh là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay. (3 điểm).

---------------------------------------Hết----------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 1

PHẦN I (5 ĐIỂM)
Câu Nội dung Điểm

Câu 1

1 điểm

  • Tác phẩm: Quê hương

  • Tác giả: Tế Hanh

0.5đ

0.5đ

Câu 2

1 điểm

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

- Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu.

- Bài thơ Quê hương rút trong tập Nghẹn ngào (1939) sau được in lại trong tập Hoa niên xuất bản năm 1945.

0.5đ

0.5đ

Câu 3

3 điểm

a. Yêu cầu về hình thức:

  • Đúng hình thức đoạn văn tổng-phân- hợp

  • Số lượng câu: Khoảng 10 câu.

  • Đoạn văn sử dụng một câu cảm thán, có gạch chân, chú thích.

b.Yêu cầu nội dung: Đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

  • Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong điều kiện thiên nhiên đẹp:

“Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”

  • Hứa hẹn một chuyến ra khơi bình yên, thắng lợi.

  • Hình ảnh: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá…

  • Hình ảnh: chiếc thuyền:

  • So sánh: như con tuấn mã

  • ĐT mạnh: hăng, phăng, vượt

  • Nổi bật bức tranh lao động đầy hứng khởi + Liên tưởng: Đoàn thuyền ra khơi đánh cá mà như một con ngựa chiến đang xông pha nơi trận mạc

  • Tư thế làm chủ, kiêu hãnh chinh phục sông dài,biển rộng của người dân làng chài.

  • Hình ảnh cánh buồm( vật cụ thể) so sánh với mảnh hồn làng (vật trừu tượng) + nhân hóa “rướn”:

  • Cánh buồm như có tâm hồn, sức sống riêng, đang cố gắng vươn lên để thu gió của biển khơi…

  • Đoàn thuyền đánh cá ra khơi mang theo cả tâm hồn của dân làng với bao lo toan, niềm tin yêu, hi vọng…

  • Thể hiện ý chí mãnh liệt của cả một làng quê đang hăng say lao động, hăng hái ra khơi đánh cá.

0.5đ

2.5đ

PHẦN II (5 ĐIỂM)

Câu 1

1 điểm

  • Tác phẩm: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

  • Tác giả: Lí Công Uẩn

0.5đ

0.5đ

Câu 2

1 điểm

Xuất xứ tác phẩm:

  • Ngay sau khi lªn lµm vua, n¨m 1010, LÝ C«ng UÈn (tøc vua LÝ Th¸i Tæ) ®· viÕt “ChiÕu dêi ®«” quyÕt ®Þnh dêi ®« tõ Hoa L­ vÒ thµnh §¹i La, sau ®æi tªn lµ Th¨ng Long (Hµ Néi ngµy nay).

Câu 3

3 điểm

Gợi ý đoạn văn:

a. Hình thức:

- Đoạn văn nghị luận khoảng 1/2 trang giấy.

- Diễn đạt mạch lạc, có câu chủ đề.

b.Nội dung:

- K/Đ vấn đề:

Để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, cần có sự đóng góp rất lớn của thế hệ trẻ với trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết, trách nhiệm cao.

- Bàn luận:

+ Tích cực: Có nhiều người trẻ tuổi có tài, có đức, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội (chịu khó học tập, năng động, sáng tạo, có lối sống, phẩm chất đạo đức tốt...) -> đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương mình.

VD: giáo sư Ngô Bảo Châu, những học sinh, sinh viên giành thành tích cao qua các kì thi trong và ngoài nước ở các lĩnh vực VH và thể thao....

->Là niềm tự hào cho bản thân, gia đình, quê hương, đáng để chúng ta tự hào, ngợi ca, học tập, noi theo

+ Tiêu cực: Còn 1 số bạn trẻ, thanh thiếu niên chưa chịu khó học hành, chơi bời lêu lổng, sa vào các TNXH, sống thờ ơ thiếu TN với bản thân và cộng đồng-> tương lai khó có thể tốt đẹp, là gánh nặng của gđ, XH; khó có thể góp phần làm giàu mạnh QH...

->Đáng lên án, chê trách.

- Các nhiệm vụ cụ thể của thế hệ trẻ:

+ Cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh…

+ Cần tích cực học tập, nâng cao trình độ của bản thân.

+ Tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp…

+ Liên hệ bản thân, rút ra BH:

Ngay từ bây giờ cần cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội -> góp phần xây dựng, làm giàu mạnh quê hương.

0.5đ

2.5đ

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (5 ĐIỂM)
Câu Nội dung Điểm

Câu 1

1 điểm

  • Tác phẩm: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

  • Tác giả: Lí Công Uẩn

0.5đ

0.5đ

Câu 2

1 điểm

Xuất xứ tác phẩm:

  • Ngay sau khi lªn lµm vua, n¨m 1010, LÝ C«ng UÈn (tøc vua LÝ Th¸i Tæ) ®· viÕt “ChiÕu dêi ®«” quyÕt ®Þnh dêi ®« tõ Hoa L­ vÒ thµnh §¹i La, sau ®æi tªn lµ Th¨ng Long (Hµ Néi ngµy nay).

0.5đ

0.5đ

Câu 3

3 điểm

HS viết đoạn văn, yêu cầu

  1. Về hình thức:

  • Đúng đoạn văn T-P-H

  • Số lượng: 10 câu

  • Câu chủ đề: (Đại ý): Đại La là mảnh đất thắng địa, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

  • Có một câu nghi vấn. Gạch chân và chú thích.

  1. Về nội dung: (Đại ý)

  • Về lịch sử: kinh đô cũ của Cao Vương

  • VÒ vÞ trÝ ®Þa lÝ: ë n¬i trung t©m trêi ®Êt, đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây

  • Địa hình, địa thế:

+ thế rồng cuộn hổ ngồi

+ có núi, có sông

+ đất rộng mà bằng, cao mà thoáng

  • Đời sống dân cư:

+ Không phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt

+ Muôn vật phong phú tốt tươi.

0.5đ

2.5đ

PHẦN II (5 ĐIỂM)

Câu 1

1 điểm

- Tác phẩm: Quê hương

- Tác giả: Tế Hanh

0.5đ

0.5đ

Câu 2

1 điểm

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

- Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu.

- Bài thơ Quê hương rút trong tập Nghẹn ngào (1939) sau được in lại trong tập Hoa niên xuất bản năm 1945.

0.5đ

0.5đ

Câu 3

3 điểm

a. Hình thức:

- Đoạn văn nghị luận khoảng 1/2 trang giấy.

- Diễn đạt mạch lạc, có câu chủ đề.

b.Nội dung:

  • Giải thích: quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có những kỉ niệm thời thơ ấu…

  • Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người:

+ Ai cũng có quê hương, gắn bó với quê hương, với những truyền thống, phong tục tập quán…tốt đẹp của quê hương → tình cảm dành cho quê hương thật tự nhiên, sâu nặng…

+ Quê hương bồi đắp cho ta những giá trị về tinh thần cao quý (tình làng nghĩa xóm…).

+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho mỗi chúng ta trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên ta…là cái đích để mỗi người dù có đi đâu cũng luôn hướng về.

(lấy dẫn chứng trong đời sống và trong thơ văn).

+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí còn quay lưng lại phản bội quê hương…

+ Tình yêu quê hương đồng nhất với tình yêu đất nước.

+ Xây dựng, bảo vệ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

  • Liên hệ bản thân: Là học sinh, ngay từ bây giờ phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

0.5đ

2.5đ