Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 6 trường THCS Thái Thịnh năm 2018-2019

771e19bc9dd3df3f6f8abee7e149523d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 19:26:40 | Được cập nhật: hôm qua lúc 19:40:04 | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 154 | Lượt Download: 0 | File size: 0.028403 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH BÀI KIỂM TRA SỐ 3

Năm học 2018 – 2019 Đề 1

Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (6 điểm)

Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

1. Những câu thơ trên trích trong đoạn trích nào? Của ai? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó? (1 điểm)

2. Nao nao là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy lại mang ý nghĩa như thế nào cho câu thơ ? (1 điểm)

3. Trong Truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có cách dùng từ như vậy. (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp khoảng 12 câu diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân câu bị động). (3,5 điểm)

Phần II (4 điểm)

Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam trung đại.

1. Vì sao có thể coi “Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử? (1 điểm)

2. Tại sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại viết chân thực và hay về vua Quang Trung như vậy? (1 điểm)

3. Từ văn bản trích “Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước? (2 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ 1

Phần I (6 điểm)

TT Nội dung Biểu điểm

Câu 1

1 điểm

- Đoạn trích Cảnh ngày xuân

- Tác giả: Nguyễn Du

- Nội dung đoạn thơ: Cảnh buổi chiều mùa xuân khi tan hội và tâm trạng của con người (hoặc cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về).

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 2

1 điểm

- Chữ nao nao đâu chỉ gợi về hình ảnh dòng nước chảy liu diu, thoáng chút gợn trên bề mặt, mà còn diễn tả một nỗi buồn dịu nhẹ đang tỏa lan.

- Cảnh gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn và linh cảm về cuộc gặp gỡ định mệnh với nấm mồ nàng Đạm Tiên bất hạnh và chàng thư sinh phong tư tài mạo tót vời Kim Trọng

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

0,5 điểm

VD:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

0,5 điểm

Câu 4

3,5 điểm

* Yêu cầu hình thức:

- Kiểu đoạn: tổng – phân- hợp

- Số câu: khoảng 12 câu

- Yêu cầu tiếng Việt: câu bị động.

* Yêu cầu nội dung: - Cảm nhận về 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

HS đảm bảo một số ý sau:

- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian.

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân

- Cảnh ấy nhuốm màu tâm trạng nhân vật.

- Cảnh vật ấy cũng hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

1 điểm

2,5 điểm

Phần II (4 điểm)

TT Nội dung Biểu điểm

Câu 1

1 điểm

- Có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử vì:

+ Về nội dung: tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử.

+ Về hình thức: Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo lối chương hồi. Kết cấu, cách khắc họa chân dung và tính cách nhân vật, cách miêu tả, cách kể chuyện của tác phẩm đậm chất tiểu thuyết.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

1 điểm

Học sinh nêu được các ý sau:

- Chép sử là phản ánh hiện thực và cần tôn trọng sự thật. Các tác giả vốn là những trí thức yêu nước có lương tâm và tài năng nên không thể không tôn trọng sự thật lịch sử.

- Các tác giả dù là cựu thần chịu ơn sâu nặng của nhà Lê nhưng họ đã tận mắt chứng kiến và không thể bỏ qua sự thực là vua Lê hèn mạt “cõng rắn cắn gà nhà”, đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào nanh vuốt của kẻ thù xâm lược.

- Với lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, các tác giả không thể không vui và nức lòng trước chiến thắng lẫy lừng của dân tộc đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Mặt khác trong thực tế không thể phủ nhận Nguyễn Huệ là bậc kì tài, là người anh hùng, chí cao, tâm sáng, yêu nước thương dân, là người có vai trò lớn trong chiến thắng quân Thanh, là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho khí phách của dân tộc. Vì thế ý thức dân tộc của họ đã lớn hơn tư tưởng quân thần.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 3

2 điểm

Câu viết đoạn:

* Yêu cầu hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn

- Độ dài khoảng 1 trang giấy thi. Chữ viết sạch sẽ, cẩn thận, không sai lỗi chính tả, diễn đạt.

* Yêu cầu nội dung:

- Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước.

- Họ có những quyết định đúng đắn, sáng suốt không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân như Quang Trung- Nguyễn Huệ hay xa xưa hơn nữa là Lý Công uẩn, Trần Quốc Tuấn và gần hơn là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta.

- Họ nhìn thấy nguy cơ, nắm được tình thế, hiểu được lòng người nhờ đó mà khích lệ được tình yêu, sự gắn bó với đất nước, dân tộc, tạo nên sự đoàn kết đồng lòng, toàn dân hợp sức tạo nên những thành quả, tạc nên trang sử vàng chói lọi cho nước nhà.

- Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập.

- Liên hệ với đất nước ta hiện tại và trách nhiệm của bản thân để trở thành những con người có ích cho đất nước.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH BÀI KIỂM TRA SỐ 3

Năm học 2018 – 2019 Đề 2

Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (6 điểm)

Cho đoạn thơ sau: 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? (1 điểm)

3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ "tưởng"; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ "xót". Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. (1 điểm)

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch dưới câu bị động). (3,5 điểm)

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“...Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”

1. Đoạn văn trên là lời nói của vua Quang Trung trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ? Tác phẩm nào? Do ai viết? Mục đích viết? (1,5 điểm)

2. Sự kiện lịch sử diễn ra trong hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có liên quan đến lễ hội truyền thống nào của dân tộc được tổ chức hàng năm mà em biết? (0,5 điểm)

3. Từ những lời nói trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? (2 điểm)

BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198

180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k;

170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k;

225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k;

280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2

Phần I (6 điểm)

TT Nội dung Biểu điểm

Câu 1

0,5 điểm

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 0,5 điểm

Câu 2

1 điểm

- Tìm được hai điển cố: "Sân Lai", "gốc tử"

- Hiệu quả: 

+ Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. 
+ Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

1 điểm

- Từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. 

- Từ "xót" trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.

-> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế. 

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

3,5 điểm

- Hình thức:

+ Đoạn văn quy nạp 

+ Viết đúng câu bị động (gạch dưới) 
- Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích 
+ Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt
. Nhớ Kim Trọng da diết
. Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình
. Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. 
+ Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha: 
. Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông
. Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. 
. Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể”
+ Lòng vị tha hết mực: 
. Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình
. Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. 

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Phần II (4 điểm)

TT Nội dung Biểu điểm

Câu 1

1,5 điểm

- Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung khi phủ dụ binh lính ở Nghệ An.

- Đoạn văn trên giống thể “Hịch” trong văn học cổ.

- Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn

- Viết để kêu gọi binh sĩ học tập “Binh thư yếu lược” chuẩn bị đánh giặc Nguyên Mông.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

0,5 điểm

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào ngày mồng năm Tết hằng năm tại thủ đô Hà Nội (để tưởng niệm chiến thắng của hoàng đế Quang Trung và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh. 0,5 điểm

Câu 3

2

điểm

a. Hình thức:

Đoạn văn nghị luận lập luận chặt chẽ khoảng 1 trang giấy, lời văn cảm xúc.

b. Nội dung:

Bài làm đảm bảo một số ý sau:

- Chủ quyền dân tộc là gì?

+ Chứng minh trong lịch sử bằng những dẫn chứng cụ thể

- Chủ quyền dân tộc có từ hằng nghìn năm nay (nêu dẫn chứng qua các tác phẩm văn học, lịch sử)

- Ngày nay mọi thế hệ người Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy tinh thần ấy (dẫn chứng).

- Liên hệ bản thân: Làm gì để bảo vệ chủ quyền dân tộc? (học sinh tự bộc lộ)

+ Học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

+ Đề cao cảnh giác trước mọi thế lực thù địch, mọi âm mưu chia rẽ dân tộc…

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm