Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 6 trường THCS Tây Mỗ đề 2

a98311677e3c2381e43f1a6070f0dc25
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 19:27:47 | Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 1:42:05 | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 110 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025147 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS TÂY MỖ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn Ngữ Văn (thời gian 90 phút)

ĐỀ 2

Phần I (6,5đ). Trong bài thơ “Lượm”, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ khắc họa sống động hình ảnh chú bé Lượm:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh”

(SGK Ngữ Văn 6 tập hai)

Câu 1: Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện 2 khổ thơ.

Câu 2: Bài thơ “Lượm” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 3: Chỉ rõ hình ảnh thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong 2 khổ thơ em vừa chép và phân tích hiệu quả nghệ thuật.

Câu 4: Bằng sự hiểu biết và cảm nhận của em về bài thơ “Lượm”, hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu làm rõ vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và sự hi sinh cao cả của Lượm. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một câu trần thuật đơn (gạch chân dưới phó từ, câu trần thuật đơn và chú thích rõ)

Phần II: (3,5đ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bóng tre trùm lên âu yếm bản làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.”

(SGK Ngữ văn 6 - tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.

Câu 3: Xác định CN-VN trong câu văn sau và cho biết vì sao câu văn đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn?

“Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc chúng ta cần làm gì để thiên nhiên mãi kì diệu, gắn bó, thân thiện với con người.

----------Hết---------

HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM

HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM GHI CHÚ
Phần I (6,5đ)

Câu 1

(1đ)

- Học sinh chép chính xác 6 câu thơ để hoàn thiện 2 khổ thơ

- Sai một lỗi chính tả, trừ 0,25 đ.

- Chép sai một câu thơ hoặc chép thiếu, trừ 0,5đ

1

Câu 2

(0,5đ)

- Năm 1949 – thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thiếu hoặc sai một trong hai dữ kiện trên trừ (0,25đ)

0,5

Câu 3

(1,5đ)

- Hình ảnh thơ có chứa biện pháp tu từ so sánh: “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng” hoặc “Như con chim chích”

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Gợi hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xắn, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng.

+ Gợi sự thích thú, say mê của Lượm khi làm công việc kháng chiến.

+ Qua đó, ta thấy được niềm yêu mến, cảm phục của tác giả dành cho Lượm.

(Học sinh nêu được 2 trong 3 ý trên cho 1 đ)

0,5

0,5

0,5

Câu 4

(3,5đ)

* Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số câu (cộng trừ 1 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ)

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.

- Có sử dụng phó từ, câu trần thuật đơn (gạch chân chú thích rõ) mỗi đơn vị kiến thức 0,25đ

* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:

* Lượm: chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu.

- Trang phục : cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.

-> đơn giản, gọn gàng.

- Dáng điệu: loắt choắt, đầu nghênh nghênh

nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch.

- Cử chỉ: chân thoăn thoắt, huýt sáo, cười híp mí.

nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời.

- Lời nói: “ Cháu đi liên lạc

Tự nhiên, chân thật.

* Lượm: chú liên lạc nhỏ tuổi, gan dạ, dũng cảm, bất chấp khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Lượm: nhỏ tuổi mà nhận nhiệm vụ liên lạc vô cùng khó khăn, nguy hiểm.

- Hoàn cảnh : khẩn cấp, khó khăn, nguy hiểm.

- Hành động: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm.

- Sự hi sinh: dũng cảm, thiêng liêng, cao cả hoá thân vào thiên nhiên

Thiếu nghệ thuật hoặc không biểu cảm trừ 0,5đ

1,0

2,5đ

Phần II

(3,5đ)

Câu 1

(0,5đ)

-Văn bản “Cây tre Việt Nam”

- Tác giả Thép Mới

0,25

0,25

Câu 2

(0,5đ)

- Đoạn trích đã cho ta thấy sự gắn bó thân thiết của tre với con người Việt Nam.

(Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải đúng hình thức câu văn hoàn chỉnh và nêu được nội dung chính của đoạn trích. Không đúng hình thức câu văn trừ 0,25đ)

0,5

Câu 3

(0,5đ)

- Xác định CN-VN:

“Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam//

CN

dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”

VN

=> Câu trần thuật đơn vì có một cụm CN-VN làm nòng cốt câu.

0,25

0,25

Câu 4

(2đ)

* Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số câu (cộng trừ 1 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ)

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.

* Nội dung:

- Chỉ ra được sự kì diệu, gắn bó của thiên nhiên với con người.

- Thiên nhiên đang lên tiếng kêu cứu, thậm chí nổi giận,..

- Những hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên:

+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, làm sạch bờ biển, nói không với rác thải nhựa, …

+ Sống hòa hợp, trân trọng, yêu quý thiên nhiên,…

+ Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ thiên nhiên,…

0,5

1,5

Gv ra đề TTCM Duyệt