Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 12 trường THPT Lịch Hội Thượng năm 2021-2022

53031e8feb4b02441e6be4b4cba96176
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 17 tháng 5 2022 lúc 20:14:18 | Được cập nhật: hôm kia lúc 21:54:11 | IP: 14.165.12.204 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 165 | Lượt Download: 1 | File size: 0.058799 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần: 28_Tiết: 107, 108 Ngày soạn: 23/3/2022

KẾ HOẠCH BÀI DẠY:

KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Môn học: Ngữ văn; lớp: 12

Thời gian thực hiện: 02 tiết

A_MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 4 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20
3 Viết bài văn nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

Lưu ý:

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

- Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm.

B_BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung

kiến thức/

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

ĐỌC HIỂU

Văn bản nghị luận hiện đại

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

- Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích.

- Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,...

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích.

- Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích.

- Hiểu một số đặc điểm của nghị luận
hiện đại.

Vận dụng:

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

2 1 1 0 4
2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (khoảng 150 chữ) Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Nhận biết:

- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao:

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

1*
3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Nhận biết:

- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...

Thông hiểu:

- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

1 *
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) của Lưu Quang Vũ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nhận diện nhân vật, hành động kịch, xung đột kịch,... trong đoạn trích.

Thông hiểu:

- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng; đặc sắc trong ngôn ngữ đối thoại, xung đột, ngôn ngữ,...

- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của kịch hiện đại Việt Nam, được thể hiện trong đoạn trích.

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để thể hiện cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của kịch
hiện đại.

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

Tổng 6
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

C_BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2021 - 2022

SỞ GDĐT TỈNH SÓC TRĂNG

TRƯỜNG THPT

LỊCH HỘI THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC

(Đề kiểm tra có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12

Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ tên học sinh:……………………………Lớp:………

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi.(...)

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “...ơi” dịu dàng!

(Trích Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (0,75 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden?

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “...ơi” dịu dàng!”.

Câu 4. (0,5 điểm) Anh/chị hãy nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn.

Thực hiện các yêu cầu sau:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc giao tiếp bằng tiếng nói.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích quan điểm sống của Hồn Trương Ba và Ðế Thích được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện trong đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết

Đế Thích: Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với  thân xác này

Ðế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?

Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta nữa…chị ta thật đáng thương!”

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

------------- HẾT -------------

D_XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

SỞ GDĐT TỈNH SÓC TRĂNG

TRƯỜNG THPT

LỊCH HỘI THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm … trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

0,75
2

Âm thanh mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden là âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên mình.

- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời có ý chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

0,75
3

- Điệp từ: đừng, hãy

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự mong mỏi của tác giả và tính cấp thiết của việc chấm dứt những hình thức giao tiếp “ảo” để nói với nhau bằng “âm thanh của tiếng nói con người”.

+ Tạo âm hưởng, tăng tính sinh động hấp dẫn cho đoạn văn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời chung chung, chưa rõ các ý: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm.

1,0
4

- HS chỉ ra được quan điểm, thái độ của tác giả: không đồng tình và rất lo ngại trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn.

- HS nhận xét được: Đó là quan điểm và thái độ đúng đắn, có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh con người.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời: không cho điểm

0,5
II LÀM VĂN 7,0
1 Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc giao tiếp bằng tiếng nói. 2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của việc giao tiếp bằng tiếng nói.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc giao tiếp bằng tiếng nói. Có thể theo hướng sau:

- Giao tiếp bằng tiếng nói là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người.

- Khi giao tiếp bằng tiếng nói, con người không chỉ tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn cảm nhận được cả trạng thái cảm xúc, tình cảm,...của người nói thông qua ngữ điệu nói, giọng nói,...Từ đó mà hiểu rõ, hiểu đúng về nhau hơn.

- Giao tiếp bằng tiếng nói giúp con người dễ gần gũi nhau hơn, do đó cũng giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống nhiều hơn..

- Cần có cách nói phù hợp, biết lựa lời, ...để việc giao tiếp đạt hiệu quả.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
2 Phân tích quan điểm sống của Hồn Trương Ba và Ðế Thích được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện trong đoạn trích. 5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Quan điểm sống của Hồn Trương Ba và Ðế Thích được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ (0,25 điểm), tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, đoạn trích, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) 0,5

* Phân tích quan điểm sống của Hồn Trương Ba và Ðế Thích:

- Giải thích quan điểm: cách nhìn về cuộc sống. Quan điểm  đúng thể hiện lập trường, đạo đức, vốn sống, văn hóa và sự tiến bộ, tích cực trong cuộc sống.Quan điểm sai lệch biểu hiện lối sống tiêu cực, hành động sai trái, tạo cơ hội cho kẻ xấu làm điều ác, hãm hại người tốt…

- Hoàn cảnh của Trương Ba: Bất đắc dĩ phải sống trong thân xác hàng thịt, dần dần Trương Ba bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, không làm chủ được cảm xúc…nhất là sự thay đổi của Trương Ba làm người thân đau khổ, bản thân ông bế tắc tuyệt vọng. Trương Ba đã thắp hương gọi Ðế Thích và hai người đã đối thoại với nhau thể hiện rõ quan điểm của nhau.

- Quan điểm của Trương Ba:

+ Không chấp nhận lối sống: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Ðó là lối sống giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. Ðiều đó chứng tỏ Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống không phải là mình, chiến thắng sự hèn nhát tầm thường, yếu đuối của bản thân, không chịu lùi bước trước xác hàng thịt.

+ Khát vọng được sống là mình: trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Ðó mới thực sự là sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người.

+ Phê phán Ðế Thích nghĩ đơn giản, sống quan liêu hời hợt.

+ Dám từ bỏ những thứ không phải của mình để trả lại sự sống cho anh hàng thịt. Trương Ba không chỉ cao thượng mà rất nhân hậu vị tha.

=> Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép, chắp vá, vô nghĩa.

Quan điểm của Ðế Thích:

+ Không ai được sống là mình, trên trời dưới đất đều sống kiểu bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: Tôi, ông và cả Ngọc hoàng thượng đế tối cao cũng vậy. Ðó là sự thật phải chấp nhận không nên thay đổi, phủ nhận.

+ Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng…Vậy quan điểm của Ðế Thích không coi trọng sự sống thực sự mà chỉ coi trọng sự tồn tại. Ðó là quan điểm của vị tiên trên trời quan liêu hời hợt, vô cảm.

+ Không nên đổi tâm hồn đáng quý của bác cho tâm hồn tầm thường của anh hàng thịt, Ðế Thích cho rằng sống chắp vá, sống gượng ép: bên trong một đằng bên ngoài một nẻo không nguy hại gì cho ai. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn cảnh đó.

- Nhận xét hai quan điểm sống:

+ Trương Ba đúng đắn, tích cực, coi trọng sự sống thực sự là mình còn Ðế Thích sai lầm, quan liêu chỉ coi trọng sự tồn tại còn sống được là mình không cần quan tâm.

+ Quan điểm của Trương Ba thể hiện tý tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành, phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép đang diễn ra phổ biến, trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội.

- Nghệ thuật: ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát cao, thể hiện rõ xung đột kịch và tích cách nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc về nhân vật … trong đoạn trích: 2,5 điểm.

- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 2,25 điểm.

- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện nhân vật … : 0,75 điểm - 1,25 điểm.

- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện nhân vật … : 0,25 điểm - 0,5 điểm.

2,5

* Đánh giá

Tài năng soạn kịch của Lưu Quang Vũ: từ một tình huống trong truyện cổ dân gian, nhà văn đã sử dụng sáng tạo thành xung đột kịch gay gắt căng thẳng mang nhiều ý nghĩa.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn …; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

IV. XEM XÉT LẠI ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN

DUYỆT ĐỀ

TỔ TRƯỞNG

(Kí và ghi rõ họ tên)

DƯƠNG BÍCH HUYỀN

LHT, ngày 03 tháng 4 năm 2022

GIÁO VIÊN

(Kí và ghi rõ họ tên)

Phùng Thị Thanh Thúy