Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Toán 5 huyện Dĩ An

967a79b8685199c05001c6dea60bebff
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 28 tháng 6 2022 lúc 21:52:36 | Được cập nhật: hôm kia lúc 3:56:02 | IP: 14.165.12.96 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 43 | Lượt Download: 1 | File size: 0.042672 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT TP DĨ AN

Trường TH: .................................................

Họ và tên:....................................................

Lớp:............................................................

Ngày kiểm tra:............./................/............

KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC

Năm học 2021-2022

Môn: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) LỚP 5

Thời gian: 55 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Bài thi gồm 2 trang)

Chữ kí giám thị Số phách
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Chữ kí Giám khảo Số phách

I. Học sinh đọc thầm bài đọc sau:

Tà áo dài Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…).

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Theo Trần Ngọc Thêm 

II/ Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

  1. Phụ nữ Việt Nam thường mặc chiếc áo dài như thế nào?

A. Mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau

B. Mặc chiếc áo dài thẫm màu

C. Mặc chiếc áo dài thẫm bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu.

HỌC SINH KHÔNG LÀM BÀI VÀO KHUNG NÀY

  1. Loại áo dài nào ngày xưa thườngđược phổ biến hơn cả?

A. Áo hai thân B. Áo tứ thân C. Áo năm thân

  1. Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

A. Có nhiều vạt áo hơn. B. Có nhiều màu sắcđẹp đẽ hơn.

C. Hài hoà, tế nhị, kín đáo, hiệnđại, trẻ trung hơn.

  1. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

A. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam.

B. Vì thích hợp với tầm vóc, dáng vẻ của người phụ nữ Việt Nam.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

  1. Hai từ: cổ truyền, tân thời là từ

A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa

  1. Trong câu: “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời” dấu phẩy có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

  1. Hai câu: “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiệnđại, trẻ trung.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ. C. Cả hai ý trên.

  1. Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” có tác dụng gì?

A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Báo hiệu một sự liệt kê.

9.(1đ) Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm”:………..

10.(1đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc.

11(1đ) Thêm vế câu thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu ghép.

Mùa xuân đã về, …

……………………………………………………………………………

Chúc các em tự tin làm bài tốt!

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022

Môn : TIẾNG VIỆT ( VIẾT) LỚP 5

Thời gian : 55 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. CHÍNH TẢ (15phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả sau:

Chim họa mi hót

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

II. TẬP LÀM VĂN (40 phút)

Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT (ĐỌC - HIỂU)- LỚP 5

Câu 1/ C. Mặc chiếc áo dài thẫm bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu.

Câu 2/ B. Áo tứ thân

Câu 3/ C. Hài hoà, tế nhị, kín đáo, hiện đại, trẻ trung hơn.

Câu 4/ C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5/ B. Trái nghĩa

Câu 6/ A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 7/ B. Lặp từ ngữ.

Câu 8/ C. Báo hiệu một sự liệt kê.

câu 9.Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả

Câu 10. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta //mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc.

Câu 11. Mùa xuân đã về, cây cối đam chồi nảy lộc

Hay: Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Môn Tiếng Việt lớp 5 (Viết)

  1. Chính tả: (2 điểm)

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp. (1 điểm)

  • Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi (1 điểm)

  1. Tập làm văn: (8 điểm)

* Mở bài (1 điểm) Giới thiệu người giáo viên định tả.

* Thân bài (4 điểm):

- Tả ngoại hình: (2 điểm)

+ Vóc dáng, tuổi, nêu được đặc điểm nổi bật của người định tả như mắt, mũi,

miệng, nước da, mái tóc,…

- Tả hoạt động: (2 điểm)

+ Nêu được tính tình của người được tả: cách ăn mặc, công việc hằng ngày của cô, cách đối xử của cô giáo với học sinh và mọi người xung quanh

+ Dáng đi, giọng nói của người tả.

* Kết bài (1 điểm): Nêu tình cảm của em về người định tả.

* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

* Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

* Sáng tạo (1 điểm)