Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 8 trường TH-THCS Bãi Thơm năm học 2019-2020

6ae2955810f0bddd34ebc0058480ad39
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 3 2022 lúc 23:34:58 | Được cập nhật: hôm kia lúc 4:21:04 | IP: 113.189.71.228 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 46 | Lượt Download: 0 | File size: 0.028876 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020

TRƯỜNG TH & THCS BÃI THƠM MÔN: LỊCH SỬ 8

***** Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đánh giá khả năng nhận thức, ý thức học tập trong HKII của học sinh. Có biện pháp kịp thời để bồi dưỡng học sinh yếu kém.

2. Kỹ năng:

- Hoàn thiện dần kĩ năng làm bài kiểm tra viểt trên lớp, các kĩ năng tổng hợp của bộ môn.

3. Thái độ:

- Rèn tính trung thực trong kiểm tra, độc lập làm bài, nâng cao lòng ham học hỏi, ham hiểu biết cho học sinh.

II. MA TRẬN ĐỀ THI

Cấp độ

Tên chủ đề

(chương,bài…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1884. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Chiến sự ở miền Đông Nam Kì.( Nguyễn Trung Trức đốt cháy tàu Hi Vọng)

Số câu :

số điểm:

Tỉ lệ:

SC: 1c

SĐ:0,5 đ

TL:2,5%

SC: 1c

SĐ:0,25 đ

TL:2,5%

Số câu :2

sốđiểm:0,5

Tỉ lệ:5%

2. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.

-Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.

-Phan Đình Phùng chọn căn cứ Ngàn Trươi làm địa bàn khởi nghĩa.

Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương.

Ban hành “ChiếuCần

Vương”

khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương

Số câu :

số điểm:

Tỉ lệ:

SC: 2c

SĐ:0,5 đ

TL:5%

SC: 1/2c

SĐ:1 đ

TL:10%

SC: 1c

SĐ:0,25 đ

TL:2,5%

SC: 1/2c

SĐ:1 đ

TL:10%

Số câu :4

sốđiểm:2,75

Tỉ lệ:27,5%

3. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về KT-XHViệt Nam Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp Mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa.

Số câu :

số điểm:

Tỉ lệ:

SC: 1c

SĐ:0,25 đ

TL:2,5%

SC: 1c

SĐ:2 đ

TL:20%

Số câu :2

sốđiểm:2,25

Tỉ lệ:22,5%

4. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. -Thời gian Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. -Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành. Điền các sự kiện lịch sử.

Số câu :

số điểm:

Tỉ lệ:

SC: 2c

SĐ:1,75 đ

TL:17,5%

SC: 2c

SĐ:1,75 đ

TL:17,5%

SC:1c

SĐ:1đ

TL:10%

Số câu :4

số điểm:3,5

Tỉ lệ:35%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

SC: 6c

SĐ:2,75đ

TL:27,5%

SC: 1,5c

SĐ:3đ

TL:30%

SC: 4c

SĐ:2,25đ

TL:22,5%

SC: 1c

SĐ:1đ

TL:10%

SC: 1/2c

SĐ:1đ

TL:10%

T.Số câu :12

Tsố điểm:10

Tỉ lệ:100%

PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC

TRƯỜNG: TH-THCS BÃI THƠM

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN LỊCH SỬ 8

Thời gian làm bài: 45phút

Họ và tên:.................................................

Lớp: 8/...

Điểm Nhận xét của thầy (cô)

ĐỀ BÀI

I.TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất khi nào?
 A. 04/06/1862. B. 05/06/1862.
C. 06/06/1862. D. 07/06/1862.
Câu 2. Ngày 25/8/1883, triều đình ký với Pháp một Hiệp ước thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì đó là Hiệp ước nào?

  1. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác- Măng. D. Pa- tơ- nốt.

Câu 3.Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã làm gì để giúp vua cứu nước?

A. Rèn đúc vũ khí. B. Tích trữ lương thực.

C. Tập luyện võ nghệ. D. Ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần vương.

Câu 4. Sự kiện đốt cháy tàu Hi-vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông của Nguyễn Trung Trực đã nói lên điều gì?

  1. Độc lập tự cường dân tộc.

B.Ý thức đấu tranh của nhân dân.

C.Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

D.Ý thức tự giác đấu tranh.

Câu 5.Tại sao Phan Đình Phùng chọn Ngàn Trươi làm căn cứ chính của cuộc kháng chiến?

A.Địa thế hiểm trở, thuận lối đánh du kích.

B.Là nơi đông dân cư.

C.Được nhân dân nơi đây nhiệt tình hưởng ứng.

D.Là nơi kín đáo, dễ cố thủ.

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
  A. Từ năm 1897 đến năm 1912 B. Từ năm 1897 đến năm 1913
C. Từ năm 1897 đến năm 1914 D. Từ năm 1897 đến năm 1915
Câu 7. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911. B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911.
C. Ngày 10 tháng 5 năm 1911. D. Ngày 19 tháng 5 nám 1911.

Câu 8. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX?
  A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến.

Câu 9(1 điểm): Điền các cụm từ cho sẵn sau đây vào chỗ..... cho đúng với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1884. (1đ).

- Bắc Kì.

- Trung Kì.

- Nam Kì.

- Gia Định.

- Định Tường.

- Cửa biển Thuận An.

- Đà Nẵng.

Tấn công cửa biển.................................không thành công. Pháp chuyển vào tấn công.........................................và thôn tính...............................rồi chuyển ra đánh....................................Cuối cùng, Pháp đổ bộ đánh chiếm......................................

buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.

B.TỰ LUẬN : (7điểm)

Câu 1.(2điểm) Trình bày hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Câu 2.(2điểm) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897-1914) nhằm mục đích gì?

Câu 3. (3điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

BÀI LÀM:

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................

IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm):

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
Đáp án B C D C
Câu Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
Đáp án A C B C

Câu 9: Thứ tự đúng: Đà Nẵng – Gia Định – Nam Kỳ - Bắc Kỳ - cửa biển Thuận An.

B/ Tự luận: (7điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

(2đ)

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích, hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(2đ)

* Mục đích của cuộc khai thác thuộc điah lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp:

- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, phát canh thu tô.

- Khai mỏ và mở một số cơ sở chế biến để vơ vét tài nguyên phong phú của Việt Nam để làm giàu cho nước Pháp.

- Tăng thuế cũ và đặt ra nhiều thuế mới để bóc lột nhân dân ta.

- Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân ta bằng cách bắt đi phu, xây dựng cầu đường, xây đồn bót phục vụ khai thác và vơ vét thuộc địa.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3

(3đ)

-Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại.

+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn.

+ Nguyễn Tất Thành muốn sang phương Tây tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình. Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau các từ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

-Hướng đi của Người mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó:

+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản Phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản…)

+ Người đi sang các nước phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”,

+ Tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Bãi Thơm, ngày 30 tháng 05 năm 2020

Duyệt của BGH Duyệt của tổ trưởng Người ra đề

Thiều Thanh Hải