Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 7 trường PTDTBT THCS Hoàng Văn Thụ năm 2018-2019

b61120bdc1fa1fcb751321a929f27e8a
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 4 2022 lúc 21:10:51 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 8:08:27 | IP: 14.185.139.17 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 140 | Lượt Download: 0 | File size: 0.030498 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG PTDTBT THCS

HOÀNG VĂN THỤ

MÔN: Lịch sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. Ma trận đề kiểm tra

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1. Nước Đại Việt đầu thế kỉ XV. Thời Lê sơ

- Biết tên gọi của bộ luật do vua Lê Thánh Tông biên soạn.

- Biết Tôn giáo giữ vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ.

- Biết lời dặn của vua Lê Thánh Tông đối với các quan trong triều.

- Biết chính sách chia lại ruộng công làng xã gọi là phép quân điền.

- Biết nội dung văn học thời Lê sơ chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc.

- Biết sự phát triển của giáo dục và khoa cử thời Lê sơ. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

5

1,66

16,6

1

1,0

10

1

1,5

15

7

4,16

41,6

2. Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Biết mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến ở thế kỉ XVI.

- Biết ý nghĩa của vua Quang Trung sử dụng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Hiểu vai trò của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII - XVIII.

- Hiểu lý do Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong.

- Hiểu nguyên nhân nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao.

- Hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá được công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

2

0,66

6,6

3

1,0

10

1/2

2,5

25

1/2

1,0

10

6

5,16

51,6

3. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Biết năm Nguyễn Ánh lấy niện hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân Huế làm kinh đô.

- Biết nội dung phản ánh trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

2

0,66

6,6

2

0,66

6,6

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

10

4

40%

3+1/2

3,5

35%

1+1/2

2,5

25%

15

10 100%

PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: Lịch sử Lớp: 7
HOÀNG VĂN THỤ Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật có tên là

A. Hình thư. B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 2: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ?

A. Nho giáo. B. Phật giáo.

C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung

A. thể hiện tình yêu quê hương. B. có nội dung yêu nước sâu sắc.

C. đề cao giá trị con người. D. đề cao tính nhân văn.

Câu 4: Năm nào Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô?

A. Năm 1802. B. Năm 1803.

C. Năm 1804. D. Năm 1805.

Câu 5: Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước thể hiện điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết dân tộc. B. Truyền thống yêu nước.

C. Tinh thần nhân đạo của dân tộc. D. Ý thức tự tôn, tự chủ của dân tộc.

Câu 6: “... Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện...” là lời dặn các quan của vị vua nào?

A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Nhân Tông. D. Lê Hiển Tông.

Câu 7: Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là

A. phép quân điền. B. phép tịch điền.

C. phép phân điền. D. phép lộc điền.

Câu 8: Đầu thế kỉ XVI mâu thuẫn nào diễn ra gay gắt nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 9: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”

Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII - XVIII?

A. Dãy núi cao nhất Thanh Hà. B. Vùng đất quan trọng của Đàng Trong.

C. Ranh giới chia cắt đất nước. D. Nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.

Câu 10: Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong là do

A. có lời dụ dỗ, mời mọc từ chúa Nguyễn.

B. căm ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

C. có tài nhưng không được trọng dụng.

D. Thanh Hóa quê ông thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.

Câu 11: Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do

A. nó phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

B. nó được nhiều khách nước ngoài ưa thích.

C. nó là công cụ truyền giáo.

D. nó được nhân dân ưa thích.

Câu 12: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?

A. Bà Huyện Thanh Quan.

B. Đoàn Thị Điểm.

C. Lê Ngọc Hân.

D. Hồ Xuân Hương.

B. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Qua đó đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước? (3,5 điểm)

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (1,5 điểm)

Câu 3: Em hãy trình bày sự phát triển của giáo dục và khoa cử thời Lê sơ? (1,0 điểm)

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018-2019

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ

A. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C A B A D B A D C B A D

B. Tự luận (6,0 điểm)

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1

+ Nguyên nhân

- Do ý chí đấu tranh chống bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân và đặc biệt là Quang Trung.

+ Ý nghĩa

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Trịnh - Lê.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, Thanh giữ vững độc lập và lãnh thổ dân tộc.

+ Công lao của Quang Trung:

- Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh.

- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

2

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế cho nghĩa quân.

- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

3

- Dựng lại Quốc tử Giám. Đa số dân đều có thể đi học.

- Mở nhiều trường học ở các lộ. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức làm thầy giáo.

- Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn nhân tài trong nước.

- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ