Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 6 năm 2020-2021

5066e4292e51efa4b92cf0b17f3ab3d7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 3 2022 lúc 10:18:42 | Được cập nhật: 38 phút trước | IP: 113.189.71.228 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 66 | Lượt Download: 0 | File size: 0.106496 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày dạy:

6A,B,C :..................................................

TIẾT 35 :

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thời kì đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta dưới thời Bắc thuộc đến thế kỉ X.

2. Kỹ năng : Nhận biết,phân tích, đánh giá, kiến thức lịch sử một cách có hệ thống.

3. Thái độ  : Giáo dục ý thức tự giác ,chủ động, làm bài nghiêm túc.

4. Năng lực và phẩm chất

- Năng lực chung: Chủ động ,phân tích đánh giá, rút ra bài học lịch sử.

- Năng lực chuyên môn: Tái hiện, xác định, đánh giá đúng sự kiện lịch sử .

- Phẩm chất: Yêu lịch sử ,quê hương, đất nước, sống có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

5. Nội dung tích hợp: Giữa địa lí,giáo dục,môi trường,an ninh quốc phòng .

II - HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Hình thức ra đề : Trắc nghiệm khách quan 30% + Tự luận 70%

- Thời gian : 45 phút, viết bài tại lớp .

III. THIẾT LẬP MA TRẬN :

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TN

TL

TNKQ

TL

TN

TL

Thời kì Bắc thuộc

- Xác định đúng các sự kiện lịch sử (C1.2,3,4,5,)

-Trình bày được diến biến lịch sử ( C6)

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ x

- Trình bày được

Họ khúc đấu tranh giành quyền tự chủ.

(c7)

.

- Bài học kinh nghiệm và kế sách đánh giặc của Ngô Quyền(c8)

Tổng số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ%

5

2

20%

1

3

30%

1

1

10%

1

4

40%

8

10

100%

ĐỀ KIỂM TRA:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời từ câu1 đến câu4 ( mỗi ý đúng 0,25 điểm).

Câu 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?

A.Chính sách đồng hóa

B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp

C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta

D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt

Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:

A. Âu Lạc B. Văn Lang C.Vạn Xuân D. Đại Việt

Câu 3:. Trong thời kì Bắc thuộc, ai là người nữ anh hùng đầu tiên đứng lên khởi nghĩa dành thắng lợi?

A. Dương Đình Nghệ. B. Ngô Quyền. C. Trưng Trắc. D. Lí Bí.

Câu 4: Những việc làm của Họ Khúc nhằm mục đích gì?

A.Củng cố thế lực của họ Khúc

B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình

C. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế

D. Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”

Câu 5: Nối ( thời gian ) cột A cho phù hợp với ( sự kiện) cột B: (1 điểm/ mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)

( thời gian ) Cột A

Nối

( sự kiện) Cột B

1.Năm 40

1- .........

a. Khởi nghĩa Lý Bí

2.Năm 542

2- .........

b. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

3.Năm 722

3- .........

c. Khởi nghĩa Phùng Hưng

4.Năm 776

4- .........

d. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Câu 6: Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống(...) sao chophù hợp (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ……………………………………..bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) ……………………………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ………………………………………………, rồi từ đó đánh khắp (4) …………………………………………………

PHẦN I: TỰ LUẬN ( 7điểm)

Câu 7 : (3 điểm) Họ khúc đã giành lại độc lập cho đất nước và làm gì để củng cố quyền tự chủ ?

Câu 8 : (4 điểm) Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền độc đáo ở điểm nào?Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

V. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

C

D

1-B,2-A,3-D,4-C

(1) Bà Triệu; (2) đánh phá; (3) quận Cửu Chân; (4) Giao Châu

PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

7

(3 điểm)

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

0.25

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu.

- Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

0.25

0.25

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ,

-Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình,

-Tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

0.25

0.25

0.25

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

0.25

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

0.25

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

0.25

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

0.25

0.25

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

0.25

8

(4 điểm)

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo :

0.25

-Kế hoạch chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến.

-Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

-Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

0,5

0,5

0,5

-Kế sách độc đáo :

-Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm.

-Có quân mai phục hai bên bờ.

-Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

* Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

- Cuối năm 938 quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc lúc nước triều lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

- Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển

* Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

0,5

0,25

0,25

0.25

0,25

0,25

0,25

0,5

* Thu bài, nhận xét giờ viết bài

* Hướng dẫn HS tự học ở nhà :Xem lại bài, tự đánh giá bài viết của mình.

- Chuẩn bị bài : Đọc tìm hiểu môn lịch sử lớp 7

BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT DUYỆT ĐỀ

Ngày 02 tháng 05năm 2021

Người ra đề

Hà Thị Nụ

Trường ............................................................. KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Họ tên.............................................. ............................, Năm học :2020-2021

Lớp.................. Môn : Lịch sử 6

(Thời gian:90 phút )

TỔNG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA: ......................................

ĐỀ KIỂM TRA:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời ( mỗi ý đúng 0,25 điểm).

Câu 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?

A.Chính sách đồng hóa

B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp

C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta

D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt

Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:

A. Âu Lạc B. Văn Lang C.Vạn Xuân D. Đại Việt

Câu 3:. Trong thời kì Bắc thuộc, ai là người nữ anh hùng đầu tiên đứng lên khởi nghĩa dành thắng lợi?

A. Dương Đình Nghệ. B. Ngô Quyền. C. Trưng Trắc. D. Lí Bí.

Câu 4: Những việc làm của Họ Khúc nhằm mục đích gì?

A.Củng cố thế lực của họ Khúc

B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình

C. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế

D. Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”

Câu 5: Nối ( thời gian ) cột A cho phù hợp với ( sự kiện) cột B:

( thời gian ) Cột A

Nối

( sự kiện) Cột B

1.Năm 40

1- .........

a. Khởi nghĩa Lý Bí

2.Năm 542

2- .........

b. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

3.Năm 722

3- .........

c. Khởi nghĩa Phùng Hưng

4.Năm 776

4- .........

d. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Câu 6: Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống(...) sao chophù hợp :

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ……………………………………..bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) ……………………………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ………………………………………………, rồi từ đó đánh khắp (4) …………………………………………………

PHẦN I: TỰ LUẬN ( 7điểm)

Câu 7 : (3 điểm) Họ khúc đấu tranh giành quyền tự chủ như thế nào?

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 8 : (4 điểm) Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc rất độc đáo của Ngô Quyền ?

Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................