Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 10 huyện Quang Bình năm 2016-2017

bc27f1bddcc896dc972d75d1e7dc350c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 7 2022 lúc 10:23:40 | Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 0:52:49 | IP: 2001:ee0:4bad:f730:54b7:8f4a:950b:f6f2 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 35 | Lượt Download: 0 | File size: 0.060416 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Câu 1: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của

UBND HUYỆN QUANG BÌNH

TRUNG TÂM GDNN – GDTX

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 - GDTX

(Thời gian 50 phút không kể thời gian giao đề)

Mã đề 132

Họ, tên thí sinh:.....................................................................

Lớp:………………………………………………………...

I. Trắc nghiệm (8 điểm)

.Câu 1: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Ý nào đúng nhất về tính chất bộ máy nhà nước thời Nguyễn?

A. Nhà nước quân chủ.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế, tập trung cao độ.

C. Nhà nước phong kiến phân quyền.

D. Nhà nước quân chủ lập hiến.

Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở miền Tây Nam Kì:

A. Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.

B. Nguyễn Trung Trực bị hành hình.

C. Quân giặc mạnh có vũ khí hiện đại.

D. Nguyễn Hữu Huân bị bắt.

Câu 4: Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, thái độ của nhà Nguyễn như thế nào?

A. Tổ chức nhân dân phản công lấy lại. B. Thương lượng với Pháp để xin chuộc.

C. Chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ. D. Mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp.

Câu 5: Nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước vì:

A. lực lượng của Pháp quá mạnh. B. sợ mất quyền lợi dân tộc.

C. hoang mang, dao động. D. sợ mất quyền lợi giai cấp.

Câu 6: Đến năm 1975 toàn tỉnh Hà Giang đã xóa mù chữ được cho:

A. Trên 10000 người. B. Trên 30000 người. C. Trên 40000 người. D. Trên 20000 người.

Câu 7: Ý nào sau đây đúng nhất về nguyên nhân chủ yếu khiến cho nước ta rơi vào tay Pháp?

A. Các cuộc chống trả của nhân dân ta diễn ra không đồng loạt.

B. Quân dân ta chỉ có vũ khí thô sơ.

C. Vua quan nhà Nguyễn thiếu ý chí quyết tâm và không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời.

D. Quân và dân Việt Nam không cương quyết chống Pháp xâm lược.

Câu 8: Trong những năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã:

A. nhận rõ “bạn” và “thù”.

B. thấy rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

C. nhận ra khả năng cách mạng của giai cấp công nhân.

D. xác định được con đường cứu nước đúng đắn.

Câu 9: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễn ra.

1. Hiệp ước Nhâm Tuất.

2. Pháp nổ súng tấn công Gia Định.

3. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

A. 2,1,4,3. B. 2,1,3,4. C. 2,4,3,1. D. 2,4,1,3.

Câu 10: Mối quan hệ giữa các nước phương Tây và Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện cụ thể như:

A. các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến buôn bán mở cửa hàng ở một số nơi trên đất nước ta.

B. người Pháp đến lập phố xá và buôn bán ở Kẻ Chợ (Hà Nội) và Hội An.

C. nhiều giáo sĩ Pháp, Tây Ban Nha đến Việt Nam truyền đạo và được đối xử tử tế.

D. người Anh vào Việt Nam và đã có quan hệ chính thức ở cấp nhà nước từ năm 1787.

Câu 11: Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?

A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ tổ quốc.

B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà.

C. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp, đốt cháy nhiều tàu giặc.

D. Ngay từ đầu, quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.

Câu 12: Ý đúng nhất về tính chất của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta là:

A. xã hội thuộc địa. B. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. D. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.

Câu 13: Sự kiện đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là:

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

C. Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.

D. Phong trào Ngũ Tứ.

Câu 14: Những lý do khiến cho quân đội triều Nguyễn không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định năm 1860 là:

A. lực lượng quân địch quá mạnh trong khi lực lượng quân ta quá yếu.

B. quân đội triều Nguyễn hoảng sợ trước sức mạng quân sự của thực dân Pháp.

C. quân triều Nguyễn tuy đông nhưng áp dụng chiến thuật sai lầm, thiếu quyết tâm đánh thắng giặc, không được sự ủng hộ của nhân dân.

D. quân Pháp trang bị vũ khí hiện đại, thiện chiến.

Câu 15: Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia (1918 – 1939) thất bại?

A. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.

B. Chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.

C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Phong trào mang tính tự phát, phân tán.

Câu 16: Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào

A. 7/5/1911. B. 6/5/1911. C. 5/6/1911. D. 5/5/1911.

Câu 17: Sắp xếp các sự kiện của phong trào công nhân trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất theo đúng trật tự thời gian:

1. Công nhân các mỏ than Phấn Mễ, Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên

2. Nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (Quảng Ninh) nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt

3. Công nhân mỏ than bô xít Cao Bằng bỏ trốn

A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 3,1,2.

Câu 18: Từ 1955 đến 1957, toàn tỉnh Hà Giang đã khai hoang, phục hóa được bao nhiêu mẫu Bắc Bộ?

A. 477 mẫu. B. 479 mẫu. C. 476 mẫu. D. 478 mẫu.

Câu 19: Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Có sự liên minh giữa tư sản và vô sản.

B. Giai cấp vô sản đã trưởng thành và tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng.

C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.

D. Giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.

Câu 20: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ là thuộc địa của

A. đế quốc Đức. B. thực dân Pháp. C. đế quốc Mĩ. D. thực dân Anh.

Câu 21: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là:

A. In-đô-nê-xi-a. B. Mã Lai. C. Miến Điện. D. Xiêm.

Câu 22: Khối liên minh phát xít bao gồm các nước:

A. Đức-I-ta-li-a-Nhật Bản. B. Đức-Áo-Hung.

C. Nhật Bản-Mĩ-Anh. D. Anh-Pháp-Mĩ.

Câu 23: Ảnh hưởng lớn nhất của Hiệp ước Hác măng (1883) đến phong trào kháng chiến của nhân dân ta là gì?

A. Phong trào chống Pháp tiếp tục diễn ra ở Bắc Kì với quy mô ngày càng rộng lớn.

B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ở Bắc Kì hoàn toàn chấm dứt.

C. Quân đội triều đình hoàn toàn tê liệt, không có hoạt động kháng Pháp nào.

D. Ngay lập tức, triều đình ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp.

Câu 24: Nguyên nhân khách quan nào dưới đây khiếnViệt Nam trở thành thuộc địa của Pháp?

A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn của triều đình.

B. Thực dân Pháp đẩy mạnh xâm chiếm các nước phong kiến ở Châu Á để mở rộng thuộc địa.

C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 25: Vị quan chỉ huy quân đội nhà Nguyễn chống Pháp ở hai mặt trận Đà Nẵng và Gia Định là

A. Nguyễn Tri Phương. B. Phan Thanh Giản. C. Trần Hoàng. D. Hoàng Diệu.

Câu 26: Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai năm 1882 là:

A. Để trả thù cho việc Gác-ni-ê bị giết

B. Triều đình Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh (Trung Quốc), vi phạm Hiệp ước 1874

C. Triều đình Nguyễn không trả đủ chiến phí cho Pháp

D. Vì nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Pháp

Câu 27: Yếu tố gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Cách mạng Tân Hợi (1911)

D. Chính sách khai thác bóc lột thuộc địa của thực dân

Câu 28: Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

A. Nhờ Pháp để khai hóa văn minh.

B. Muốn tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào.

C. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài.

D. Nhờ các nước phương Tây giúp đỡ.

Câu 29: Trong thời kỳ bước đầu cải tạo, phát triển kinh tế - văn hóa (1958 – 1960), nhằm đẩy nhanh công cuộc cải cách dân chủ, Hà Giang đã tiến hành vận động bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp vào thời gian nào?

A. Tháng 4 năm 1959. B. Tháng 5 năm 1959. C. Tháng 3 năm 1959. D. Tháng 6 năm 1959.

Câu 30: Bình quân lương thực trên đầu người của Hà Giang năm 1964 là?

A. 357,5 kg. B. 358,5 kg. C. 359,5 kg. D. 356,5 kg.

Câu 31: Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày

A. 4/5/1919 B. 4/5/1920 C. 5/4/1919 D. 5/4/1921

Câu 32: Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất ngày

A. 20/12/1873 B. 20/1/1874 C. 20/11/1873 D. 20/10/1873

II. Tự luận 2,0 (điểm)

Câu 1(1,0 điểm): Trên con đường ra đi tìm đường cứu nước trong những năm 1911 – 1917, Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba qua rất nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, Người đã nhận ra bài học cách mạng đầu tiên đó là bài học về “bạn và thù”. Bằng kiến thức đã học em hãy lý giải điều đó?

Câu 2 (1,0 điểm): So sánh những điểm giống và khác nhau về chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh để rút ra hạn chế trong chủ trương của hai ông?

…………………….HẾT………………….

4