Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sinh 9 tỉnh Quảng Nam năm 2018-2019

2ae59d26c4be831e5e918a5d21bd2769
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2021 lúc 16:27:20 | Được cập nhật: 21 giờ trước (10:09:24) | IP: 14.175.222.19 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 324 | Lượt Download: 5 | File size: 0.073216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi B (Đề thi có 02 trang) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:.........................................................................Số báo danh: ............................. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Câu 1: Thế nào là ưu thế lai? A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt). B. Các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai biểu hiện thấp hơn bố mẹ. C. Các tính trạng chất lượng ở cơ thể lai hơn hẳn bố mẹ, các tính trạng số lượng giảm. D. Các tính trạng về năng suất, chất lượng giống với bố mẹ. Câu 2: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng? A. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3). B. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6). C. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6). Câu 3: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau là mối quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 4: Phương pháp chủ yếu để tạo được ưu thế lai ở cây trồng? A. Lai khác dòng (dòng thuần chủng). B. Lai khác thứ. C. Lai khác thế hệ. D. Lai kinh tế. Câu 5: Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh C. Hội sinh. D. Hợp tác. Câu 6: Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là A. tỉ lệ giới tính. B. thành phần nhóm tuổi. C. mật độ. D. tỉ lệ tử vong. Câu 7: Ở sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. D. Nhiệt độ cơ thể tăng theo nhiệt độ môi trường. Sử dụng hình bên trả lời câu 8, 9 sau đây: Câu 8: Chuột tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? A. 1. C. 2. B. 3. D. 4. Câu 9: Thức ăn của rắn là A. ếch, kiến. B. châu chấu, diều hâu . C. diều hâu, ếch. D. chuột, ếch. Câu 10: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau? A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi. B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa. Trang 1/2 - Mã đề thi B C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa. D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi. Câu 11: Những chỉ số nào sau đây thể hiện đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã? (1) Độ đa dạng. (2) Độ tập trung. (3) Độ nhiều. (4) Độ thường gặp. A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (1), (2), và (4). Câu 12: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? A. Ếch, ốc sên, lạc đà. B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông. C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn. Câu 13: Vào chiều tối và sáng sớm, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã? A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng. D. Tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định. Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích là (1) tạo dòng thuần. (2) duy trì một số tính trạng mong muốn. (3) phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể. (4) lựa chọn tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Phương án đúng: A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1: Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (2.0 điểm) Câu 2: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào là hợp lí? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Mỗi dạng tài nguyên thiên nhiên cho ví dụ minh họa? (2.0 điểm) Câu 3: Một quần thể cây trồng ban đầu (P) có kiểu gen aa (100%). Cho tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và dị hợp của quần thể sẽ như thế nào? (1.0 điểm) ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi B