Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Trần Phú

3f241ee5fcf4c200ed0c05d4b3d730c2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 9 lúc 23:22:47 | Update: 19 giờ trước (13:45:13) | IP: 42.117.77.255 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 3 | Lượt Download: 1 | File size: 0.03721 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
ĐỀ DẪN XUẤT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Nắm được kiến thức cơ bản về các tác phẩm văn học, những đơn vị kiến thức tiếng Việt, kiểu bài làm văn nghị luận đã học ở học kì II: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu.

- Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.

II: Hình thức kiểm tra

- Trắc nghiệm và tự luận.

- Cách tổ chưc : Tập trung , thời gian 90 phút

III: Thiết lập ma trận

- Liệt kê các chuẩn kiến thức

- Giới hạn nội dung kiểm tra

- Xác định khung ma trận

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận 5 0 3 0 2 0 60
2 Viết Viết bài văn nghị luận về một bài thơ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 100
Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%
  1. BẢN ĐẶC TẢ

TT Kĩ năng Nội dung/ Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu - Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được kiểu văn bản.

- Nhận biết được chi tiết, nội dung trong đoạn trích.

Thông hiểu:

- Hiểu về biện pháp tu từ và tác dụng.

- Hiểu được cách lập luận của văn bản.

Vận dụng:

- Giải thích được cảm nhận của bản thân.

- Trình bày cách rèn luyện về tính khiêm tốn của bản thân.

5 TN 3TN 2TL
2 Viết Viết bài văn nghị luận về một bài thơ

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết bài văn nghị luận về một bài thơ.

1TL* 1TL* 1TL* 1TL*
Tổng 5TN 3TN 2 TL 1 TL
Tỉ lệ % 30 30 30 10
Tỉ lệ chung 60 40

* Ghi chú: Phần viết có một câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.

C. ĐỀ KIỂM TRA

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau:

    Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

    Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích “Tinh hoa xử thế”, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB

Giáo dục, 2015)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản gì?

  1. Tự sự B. Nghị luận

C. Thuyết minh D. Hành chính

Câu 2. Đoạn trích bàn về đức tính nào của con người?

  1. Trung thực B. Khiêm tốn

  2. Rộng lượng D. Chân thành

Câu 3. Tài nghệ của con người được so sánh với hình ảnh nào?

A. Những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la

B. Những vì sao trên bầu trời

  1. Những hạt cát trên bãi biển

  2. Những bông lúa giữa cánh đồng

Câu 4. Khiêm tốn là điều không thể thiếu đối với những ai muốn gì trong cuộc sống?

A.Thành công C. Giàu có

B. Nổi tiếng D. Hiểu biết

Câu 5. Dù tài năng đến đâu thì con người cũng cần phải làm gì nữa?

A. Tự nghiên cứu B. Học thêm, học mãi mãi

C. Biết nhìn người D. Biết lắng nghe người khác

Câu 6. Câu văn: “Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh B. Nhân hoá

C. Nói giảm nói tránh D. Liệt kê

Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ được xác định trong câu: “Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.”

A. Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn B. Làm rõ vấn đề được nói đến

C. Bổ sung cho câu văn D. Làm rõ các khía cạnh khác

Câu 8. Cách lập luận trong đoạn trích được thể hiện như thế nào?

  1. Rõ ràng, cụ thể

  2. Trôi chảy, khúc chiết

  3. Đầy đủ, sâu sắc

D. Chặt chẽ, rõ ràng

Thực hiện yêu cầu/trả lời câu hỏi:

Câu 9. Em có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

Câu 10. Em hãy trình bày cách rèn tính khiêm tốn của em.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

------------------------- Hết ------------------------

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 A 0,5
5 B 0,5
6 D 0,5
7 A 0,5
8 D 0,5
9

- Đồng tình với quan điểm trên

- Vì:

+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.

1,0
10 HS trình bày cách rèn luyện tính khiêm tốn của bản thân 1,0
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”. 0,25

c. Triển khai theo các luận điểm:

Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam.

- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

- Cảm xúc chân thành ở khổ thơ cuối.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ và nêu suy nghĩ của bản thân.

2.5
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5

Duyệt của chuyên môn Giáo viên ra đề