Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 KHTN 6 năm 2021-2022

af536b7dcccc103c6bec9643b92ff0bd
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 5 2022 lúc 22:44:52 | Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 21:33:36 | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 55 | Lượt Download: 0 | File size: 0.018705 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 MÔN KHTN LỚP 6 - NĂM HỌC 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM ( 16 x 0,25 = 4,0 điểm)

Câu 1: Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật?

A. Trùng roi. B. Thực thể khuẩn. C. Trùng kiết lị. D. Tảo lục đơn bào.

Câu 2: Các loại nấm con người có thể dùng làm thực phẩm là

A. Nấm men, nấm rơm, nấm mốc. B. Nấm hương, nấm rơm, nấm báo mưa.

C. Nấm hương, nấm rơm, nấm mộc nhĩ. D. Nấm men, nấm hương, nấm mộc nhĩ.

Câu 3:Nấm được xếp vào nhóm sinh vật nào?

A. Thực vật. B. Động vật. C. Sinh vật nhân thực. D. Sinh vật nhân sơ.

Câu 4:Loài giun đốt nào thường bám vào người và động vật để hút máu?

A. Giun đỏ. B. Rươi. C. Đỉa. D. Giun đất.

Câu 5:Trong các loại cây dưới đây, cây vừa ăn quả, vừa làm cảnh và làm thuốc?

A. Cây sen. B. Cây thông. C. Cây mít. D. Cây dừa.

Câu 6: Tác hại không phải do nấm gây ra là

A. Gây bệnh nấm da ở thực vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm đồ dùng.

C. Gây bênh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 7:Nấm được cấu tạo

A. phần sợi nấm là cơ quan sinh sản. B. phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.

C. phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng. D. phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, sinh dưỡng.

Câu 8:Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào?

A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.

C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.

Câu 9:Ma sát có hại trong trường hợp nào?

A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. B. Xe ô tô bị lầy trong cát.

C. Giày đi mãi đế bị mòn. D. Bôi dầu mỡ vào ốc vít xe máy.

Câu 10: Một học sinh lớp 6 có khối lượng 40 kg. Trọng lượng của học sinh đó là

A. 40N B. 0,4N C. 400N D. 0,04N.

Câu 11: Dạng năng lượng cần thiết để nước đá tan thành nước là

A. Hoá năng B. Quang năng. C. Nhiệt năng D. Năng lượng âm

Câu 12: Năng lượng dự trữ trong pháo hoa là

A. Hoá năng và quang năng B. Hoá năng. C. Nhiệt năng D. Năng lượng âm và nhiệt năng

Câu 13: Hoạt động của thiết bị nào phần lớn chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy bơm nước. B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc. D. Máy vi tính

Câu 14: Con người đi lại dưới nước khó hơn đi trên bờ vì

A. nước mát hơn không khí. B. khi xuống nước, chúng ta không biết bơi.

C. nước có lực cản lớn hơn không khí. D. nước có lực cản nhỏ hơn không khí.

Câu 15: Đơn vị độ dãn của lò xo là

A. mét (m) B. niutơn (N) C. gam (g) D. kg

Câu 16: Chiều dài ban đầu của sợi dây thép là 25cm. Khi bị kéo dãn dây thép dài thêm 2,5mm. Chiều dài dây thép lúc này là

A. 27,5cm B. 22,5cm C. 25,25cm D. 25,25mm

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Bài 1:

a) Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực khi kéo ghế với lực 20N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (theo tỉ lệ xích 1cm ứng với 5N).

b) Hãy phát biểu thành lời về lực trong hình vẽ sau:

Bài 2:

a) Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

b) Giải thích lợi ích của động vật khí nó có màu sắc giống với màu của môi trường.

Bài 3:

a) Hãy nêu các dạng năng lượng đã học.

b) Nguồn phát sinh của năng lượng nhiệt là gì? Cho ví dụ.

Bài 4:

Một lò xo được treo trên giá theo phương thẳng đứng, đầu dưới gắn một vật có khối lượng 200g thì lò xo dài thêm 0,2cm.

a) Nếu treo vật có khối lượng 400g vào lò xo trên thì lò xo dài thêm bao nhiêu?

b) Chiều dài của lò xo khi treo cả 2 vật là 20,6cm. Tìm chiều dài ban đầu của lò xo.