Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 GDCD 12 trường THPT Ngô Quyền

892b6048b3cbed863ef96fd8af34403a
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 8 2022 lúc 21:24:19 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 12:50:30 | IP: 250.184.207.124 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 87 | Lượt Download: 0 | File size: 0.02935 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn thi: GDCD Khối: 12

MÃ ĐỀ 002 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

(Học sinh làm bài vào tờ đề)

Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp:…………..

Tổng điểm: ………….. Lời phê của GV………………………………………….

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất và điền đáp án lựa chọn vào bảng sau (7điểm)

C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 C15 C16 C17 C18 C19 C20
C21 C22 C23 C24 C25 C26 C27 C28 C29 C30 C31 C32 C33 C34 C35 C36 C37 C38 C39 C40

Câu 1. Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 2. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm

A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật.

Câu 3. Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là

A. thực hiện pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 5. Quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành là

A. công văn. B. nội quy. C. pháp luật. D. văn bản.

Câu 6. Pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành?

A. Đoàn thanh niên. B. Mặt trận tổ quốc.

C. Nhà nước. D. Chính quyền.

Câu 7. Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự là vi phạm

A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật.

Câu 8. Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?

A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản.

C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động.

Câu 10. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là

A. trách nhiệm. B. nguyên lí. C. quy định. D. nguyên tắc.

Câu 11. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo

A. tín ngưỡng cá nhân. B. quan niệm đạo đức.

C. quy định của pháp luật. D. phong tục tập quán.

Câu 12. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. thực hiện tự do ngôn luận.

Câu 13. Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xã hội rộng lớn. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 14. Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự.

Câu 15. Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là trách nhiệm

A. hành chính. B. hình sự.

C. hành chính và trách nhiệm hình sự. D. hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 16. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bình đẳng về văn hóa. B. Bình đẳng về giáo dục.

C. Bình đẳng về ngôn ngữ. D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 17. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam là

A. viện kiểm sát nhân dân các cấp. B. công an viên khu vực.

C. công an cấp xã. D. lực lượng dân phòng.

Câu 18. Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật

A. nghị quyết. B. luật hôn nhân và gia đình.

C. chỉ thị. D. nghị định.

Câu 19. A bắt trộm gà bị công an xử phạt hành chính là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 20. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?

A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.

B. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.

C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.

D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 22. Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. quyền trong kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ trong kinh doanh. D. nghĩa vụ pháp lí

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và nữ?

A. Không phân biệt điều kiện làm việc.

B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

D. Có tiêu chuẩn và độ tuổi tuyển dụng như nhau.

Câu 24. Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tài sản riêng của

A. anh A. B. vợ chồng anh A. C. gia đình anh A. D. cha mẹ anh A.

Câu 25. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi họ

A. kết hôn. B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. nghỉ việc không có lí do. D. có thai.

Câu 26. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục. B. Bình đẳng về chính trị.

C. Bình đẳng về xã hội. D. Bình đẳng về kinh tế.

Câu 27. Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

C. Khám xét nhà khi không có lệnh.

D. Tự tiện bóc mở thư tín của người khác.

Câu 28. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử.

B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước.

D. Các dân tộc rất ít người thì không được bầu cử, ứng cử.

Câu 29. Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng dong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm

A. đạo đức. B. pháp luật. C. nghĩa vụ. D. nội quy.

Câu 30. Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện

A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân.

C. bổn phận của công dân. D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 31. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

Câu 32. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 33. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.

B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.

C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 34. Ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 35. A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã

A. không tôn trọng ý kiến của các con.

B. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ.

C. phân biệt đối xử giữa các con.

D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội.

Câu 36. Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.

Câu 37. T là một học sinh hư ở lớp. Hôm nay tan học về, A và C cùng về nhà T chơi. Nhìn thấy mẹ T, C lễ phép chào còn A giả vờ như không nhìn thấy. C nói nhỏ với A: Sao cậu không chào bác ấy. A đáp: Mày nhìn thằng T đấy, nó về có cần chào mẹ nó đâu. T nghe thấy các bạn nói chuyện liền chen vào: Tụi mày không phải kính trọng bà ấy, suốt ngày bà ấy toàn quát, mắng, không cho tao đi chơi, tao ghét bà ấy, vớ vẩn hôm nào tao cho một gậy. Trong tình huống trên, ai là người vi phạm pháp luật?

A. Mẹ bạn T. B. Bạn T, A. C. Bạn T. D. Không có ai.

Câu 38. Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với anh D trưởng công an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do cố tình ngăn cản nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh M và anh D. B. Anh M và ông N.

C. Anh M, anh D và ông N. D. Anh D và ông N.

Câu 39. Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. Ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V,X đều không cho con nhận bố và cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tài sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tài sản như hai đứa T,Q. Trong trường hợp trên người con nào được hưởng thừa kế tài sản như nhau?

A. Chỉ T và Q. B. Chỉ T và X. C. T, Q, V, X. D. Chỉ T,Q,X.

Câu 40. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh H, K và B. B. Anh H, K. C. Anh H và B. D. Anh K và B.