Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 9 trường THCS Sơn Đông

142fd50b2a31c655ef53547289304c0d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 4 2022 lúc 18:29:26 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 21:14:56 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 83 | Lượt Download: 0 | File size: 0.200192 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GDĐT SƠN TÂY

TRƯỜNG THCS SƠN ĐÔNG

KIỂM TRA HỌC KỲ I

Tên môn: Vật lý lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút;

(30 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu sau điền vào bảng trên.

Câu 1: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây, công thức nào là sai?

A. U = I.R

B. I = U.R

C.

D.

Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 1,2 A. Hỏi nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 96V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu

A. 3,2 A

B. 0,4 A

C. 0,8 A

D. 1,6 A

Câu 3: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:

A. Chiều của lực điện từ

B. Chiều của đường sức từ

C. Chiều của dòng điện

D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm

Câu 4: Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?

A. Hình

B. B. Hình a.

C. Cả 3 hình a, b, c.

D. Hình c.

Câu 5: Cho hai điện trở R1= 4 , R2= 5 mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 220V. Tính I1

A. 55A

B. 35A

C. 6A

D. 1A

Câu 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?

A. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.

B. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.

C. Bộ phận đứng yên là roto.

D. Nam châm để tạo ra dòng điện.

Câu 7: Công thức nào sau đây trong các công thức sau đây cho phép xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch?

A. một công thức khác

B. A = U.I.t

C. A = U2 It

D. A = UI2t

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 9: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Tên các cực từ của nam châm là

A. A và B là cực Nam.

B. A là cực Bắc, B là cực Nam

C. A là cực Nam, B là cực Bắc.

D. A và B là cực Bắc.

Câu 10: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.

A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

Câu 11: Trên một biến trở con chạy có ghi ( 20 - 2, 5A). Ý nghĩa của những con số ghi trên biến trở là :

A. cường độ dòng điện chạy qua tối đa 2, 5A

B. điện trở lớn nhất là 20

C. A và B sai

D. A và B đúng.

Câu 12: Bóng đèn có điện trở 8 và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn.

A. 16W

B. 0,5W

C. 32W

D. 4W

Câu 13: Cường độ qua dây dẫn là 20A, hiệu điện thế qua hai đầu điện trở là 220V. Vây điện trở có độ lớn bao nhiêu ?

A. 11 C. 23 C. 21 D. 12

Câu 14: Một bóng đèn có ghi 220V- 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4h. Điện năng mà bóng đèn này sử dụng có thể có giá trị nào sau đây:

A. 0, 3kWh

B. 0, 3Wh

C. 0,3J

D. 0,3 kWs

Câu 15: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:

A. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

B. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

C. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

D. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Câu 16: Cho hai điện trở R1=4 , R2= 1 mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 20V.Tính cường độ dòng điện I12

A. 3A

B. 4, 89A

C. 4A

D. 3, 5A

Câu 17: Trong thí nghiệm Ơxtet phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 18: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:

A. Từ B sang A

B. Từ A sang B.

C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB.

D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB.

Câu 19: Một bóng đèn 12V- 6W được mắc vào hiệu điện thế 12V. Sau nửa giờ thắp sáng, công của dòng điện sản ra là:

A. 3J

B. 21 600J

C. 180 J

D. 10 800J

Câu 20: Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?

A. Nam châm a

B. Nam châm e

C. Nam châm c

D. Nam châm b

Câu 21: Cho điện trở của dây dẫn R = 10 , khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 25V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bao nhiêu?

A. 2,5V

B. 4A

C. 2A

D. 2,5A

Câu 22: Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu ?

A. Chuông điện

B. Rơle điện từ

C. La bàn

D. Bàn là điện

Câu 23: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện

B. Làm các la bàn

C. Bàn ủi điện

D. Rơle điện từ

Câu 24: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

A. Bị nhiễm điện

B. Bị nhiễm từ

C. Mất hết từ tính

D. Giữ được từ tính lâu dài

Câu 25: Một dây dẫy bằng nhôm có tiết diện 0,2mm2. Đặt vào hai đầu dây hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Tìm chiều dài dây. Biết điện trở suất của nhôm là 2,5.10­-8 m.

A. 3200m

B. 3200m

C. 3520m

D. 2900m

Câu 26: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.

D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 27: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

A. Chiều của dòng điện trong ống dây.

B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.

C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.

D. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 28: Hai điện trở R1=6 , R2= 8 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua R1 bằng 2 A. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Rtd= 14

B. I2= 2 A

C. U1= 16V

D. U= 28V

Câu 29: Bóng đèn ghi 12V- 100W. Tính điện trở của đèn

A. 7,23

B. 1, 44

C. 23

D. 2

Câu 30: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau ?

A. Q = I2Rt

B. Q = U.I.t

C. Q = 0, 42I2Rt

D. Q = 0, 24 I2Rt

-----------------------------------------------

44 132